Lập di chúc có điều kiện là gì? Hiện nay, nhu cầu lập di chúc ngày càng tăng do đời sống nhân dân ngày càng phát triển dẫn đến tài sản có giá trị cũng ngày càng nhiều. Do đó, việc lập di chúc cần phải có những điều kiện nhất định để phần nào tránh được những rủi ro, tranh chấp không đáng có và thể hiện được ý chí của người lập di chúc.
Vậy, việc lập di chúc cần đảm bảo những điều kiện gì? Thủ tục lập di chúc như thế nào? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về những quy định của “Lập di chúc có điều kiện”, bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc có cái nhìn cụ thể về những điều kiện cần để lập di chúc cũng như thủ tục lập di chúc theo đúng quy định của pháp luật. Hãy liên hệ Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 nếu cần tư vấn khẩn cấp.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về lập di chúc có điều kiện là gì? Gọi ngay 1900.6174
Chủ thể lập di chúc
Chủ thể lập di chúc là người có tài sản, lập di chúc để chuyển quyền tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác sau khi chết. Căn cứ theo Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015, chủ thể lập di chúc bao gồm:
- Chủ thể lập di chúc là người thành niên:
- Theo Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015, người thành niên phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và phải đáp ứng 2 điều kiện của pháp luật về năng lực chủ thể như:
- Người thành niên lập di chúc trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
- Chủ thể lập di chúc là người chưa thành niên:
- Người chưa thành niên trong độ tuổi từ 15 – 18 tuổi được lập di chúc và phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Cha mẹ không có quyền can thiệp vào nội dung di chúc nếu nội dung đó đúng với quy định của pháp luật.
- Các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của người chưa thành niên phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về chủ thể lập di chúc là gì? Gọi ngay 1900.6174
Nội dung của di chúc
Theo Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015, nội dung di chúc gồm các nội dung chủ yếu như sau:
- Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản.
Nội dung của di chúc có thể có các nội dung khác tùy thuộc vào ý chí của người lập di chúc.
Bên cạnh đó, nội dung của di chúc còn được thực hiện theo các quy định như:
- Nội dung của di chúc không được viết bằng ký hiệu, viết tắt
- Trường hợp di chúc có nhiều trang thì phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc theo từng trang.
- Nếu di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Như vậy, nội dung của di chúc phải chứa đựng những nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và theo đúng quy định của pháp luật.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về nội dung của di chúc. Gọi ngay 1900.6174
Hình thức của di chúc
Hình thức di chúc là sự thể hiện nguyện vọng, ý chí của người để lại tài sản qua một kết cấu nhất định. Theo Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc được lập qua 2 hình thức là lập thành văn bản hoặc di chúc miệng.
- Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản là di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết (viết tay, đánh máy, in) và phải đáp ứng các yêu cầu chung về nội dung và hình thức. Di chúc bằng văn bản được quy định theo Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm các loại sau:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng được xem là hợp pháp khi người lập di chúc tự viết tay và ký vào bản di chúc đó. Trường hợp di chúc không phải là chữ viết tay mà là văn bản đánh máy hoặc chữ ký do người khác ký hộ thì di chúc đó không hợp pháp.
Cơ sở pháp lý: Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng được xem là hợp pháp khi:
- Người lập di chúc có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, có ít nhất là hai người làm chứng.
- Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng.
- Người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Cơ sở pháp lý: Điều 634, Điều 632 Bộ luật dân sự 2015.
- Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực
Người lập di chúc có thể tới một trong các địa điểm sau để công chứng, chứng thực di chúc như:
- UBND cấp xã.
- Văn phòng công chứng.
- Có thể đề nghị công chứng viên đến nơi ở của mình để lập di chúc.
Cơ sở pháp lý: Điều 635 Bộ luật Dân sự 2015
Bên cạnh đó, theo Điều 638 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật cũng có quy định về một số di chúc bằng văn bản không được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền vẫn có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực như:
- Di chúc của quân nhân tại ngũ được thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên xác nhận.
- Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay: người chỉ huy tàu biển, máy bay xác nhận.
- Di chúc của người bệnh đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh: người phụ trách bệnh viện, cơ sở xác nhận.
- Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo: người phụ trách đơn vị xác nhận.
- Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài: cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó xác nhận.
- Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh: người phụ trách cơ sở xác nhận.
- Di chúc miệng
Theo Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định lập di chúc miệng trong tình huống tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản.
Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hình thức di chúc có thể được lập thành văn bản hoặc di chúc miệng. Thông thường hiện nay, cá nhân thường lập di chúc bằng văn bản bởi đảm bảo giá trị pháp lý cao cùng độ chính xác, khách quan cao hơn.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về hình thức của di chúc? Gọi ngay 1900.6174
Thủ tục lập di chúc
Di chúc được lập thành văn bản dưới dạng văn bản không có người làm chứng, văn bản có người làm chứng; văn bản có công chứng, có chứng thực. Di chúc được lập bằng các hình thức khác nhau thì sẽ có thủ tục lập khác nhau. Thường những di chúc được lập thành văn bản dưới dạng văn bản không có người làm chứng, văn bản có người làm chứng thì sẽ tương tự như theo Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015. Đối với di chúc được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực thì sẽ thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Người lập di chúc chuẩn bị những giấy tờ cần thiết
Hồ sơ cần chuẩn bị như:
- Phiếu yêu cầu công chứng (nếu có) (theo mẫu)
- Di chúc dự thảo
- Giấy tờ chứng minh nhân thân: CMND/CCCD, hộ chiếu,…
- Giấy tờ về tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người lập di chúc có thể tới các cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực như Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng; Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện công chứng, chứng thực di chúc
Bước 4: Người lập di chúc nộp lệ phí, phí công chứng và thù lao công chứng
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về thủ tục lập di chúc. Gọi ngay 1900.6174
Di chúc có cần phải công chứng, chứng thực hay không?
Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc hợp pháp khi người lập di chúc sáng suốt, minh mẫn, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Bên cạnh đó, nội dung di chúc không vi phạm điều luật cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội và hình thức di chúc không trái quy định pháp luật.
Ngược lại nếu người lập di chúc không đảm bảo những điều kiện này và muốn đảm bảo giá trị pháp lý thì di chúc phải có người làm chứng sau đó tiến hành thủ tục công chứng di chúc. Người lập di chúc có thể đến văn phòng công chứng gần nhất hoặc yêu cầu công chứng viên đến lập di chúc và công chứng di chúc tại nhà.
Tuy nhiên, có những trường hợp sau đây bắt buộc phải chứng thực khi lập di chúc, bao gồm:
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015
- Người để lại di chúc miệng thể hiện ý nguyện cuối cùng của mình, trong thời hạn 5 ngày phải được công chứng, chứng thực
Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
- Di chúc là văn bản được lập bằng tiếng nước ngoài.
Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng có quy định về một số di chúc bằng văn bản không được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền vẫn có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực như:
- Di chúc của quân nhân tại ngũ được thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên xác nhận.
- Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay: người chỉ huy tàu biển, máy bay xác nhận.
- Di chúc của người bệnh đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh: người phụ trách bệnh viện, cơ sở xác nhận.
- Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo: người phụ trách đơn vị xác nhận.
- Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài: cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó xác nhận.
- Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh: người phụ trách cơ sở xác nhận.
Cơ sở pháp lý: Điều 638 Bộ luật Dân sự 2015
Như vậy, nếu cá nhân lập di chúc đảm bảo đủ các điều kiện theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc đó không cần phải thực hiện việc công chứng, chứng thực tại các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị pháp lý sau này, tránh những tranh chấp không đáng có thì việc công chứng, chứng thực di chúc hiện nay là cần thiết và là bằng chứng thiết thực nhất khi có những rủi ro xảy ra.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về lập di chúc có cần công chứng không? Gọi ngay 1900.6174
Trên đây nội dung tư vấn của Luật sư Tổng đài pháp luật về “Lập di chúc có điều kiện”. Rất mong bài viết trên của chúng tôi sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin vô cùng hữu ích để có thể biết được những quy định về những điều kiện cần để lập di chúc cũng như thủ tục lập di chúc theo đúng quy định của pháp luật. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng hỗ trợ tư vấn kịp thời.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |