Lập di chúc đất hộ gia đình trong thời gian gần đây nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Với mục đích, giúp mọi người hiểu hơn về các quy định của pháp luật về di chúc, và trả lời của các bạn độc giả liên quan đến vấn đề này. Bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ nhất về di chúc với các nội dung: Hộ gia đình là gì?; Quyền lập di chúc đất cấp cho hộ gia đình như thế nào?; Trình tự; thủ tục lập di chúc?,… Nếu các bạn có thắc mắc, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline 1900 6174 để được hỗ trợ tư vấn.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí mọi quy định liên quan đến lập di chúc đất hộ gia đình. Gọi ngay: 1900.6174
Anh Nam có câu hỏi như sau:
Chào Luật sư. Tôi đang tìm hiểu một số thông tin liên quan đến quy định lập di chúc, vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư về quy định của pháp luật về lập di chúc hộ gia đình. Cảm ơn Luật sư!
Trả lời:
Cảm ơn anh Nam đã tin tưởng và gửi câu hỏi thắc mắc đến Tổng Đài Pháp Luật. Và dưới đây sẽ là câu hỏi của luật sư cho vấn đề trên.
Hộ gia đình là gì?
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, bao gồm những mối quan hệ ruột thịt, cùng chung sống. Gia đình còn được hiểu là tế bào của xã hội, là hình thức tổ chức xã hội quan trọng của cá nhân, dựa trên mối quan hệ vợ chồng; quan hệ huyết thống giữa cha mẹ; con cái; anh chị em.
Dưới góc độ pháp lý, quy định hộ gia đình được quy định tại luật dân sự: Hộ gia đình là tập hợp những người gắn bó, có quan hệ hôn nhân, huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, phát sinh những quyền và nghĩa vụ. Hộ gia đình bao gồm nhiều thế hệ cùng sinh sống: ông bà, cha mẹ, anh chị em. Nhà nước luôn có chính sách khuyến khích gia đình phát triển mối quan hệ, giúp đỡ, giữ gìn truyền thống.
Hộ gia đình, là chủ thể của luật dân sự, các thành viên trong gia đình có tài sản chung để phát triển các hoạt động kinh tế. Tài sản chung của hộ gia đình, là tài sản chung của tất cả các thành viên, các thành viên sở hữu tài sản theo phương thức thỏa thuận.
Chủ hộ là người đại diện của hộ gia đình, có thể uỷ quyền cho các thành viên khác, đã là thành niên trong quan hệ dân sự. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự về quan hệ quyền và nghĩa vụ
Tóm lại, có thể hiểu đơn giản , hộ gia đình là tập hợp mối quan hệ cùng huyết thống của những người cùng chung sống trong một gia đình.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí hộ gia đình là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Quyền lập di chúc đất cấp cho hộ gia đình thế nào?
Điều 3 luật đất đai, quy định về việc nhà nước cấp sổ đỏ:
– Hộ gia đình chung quyền sử dụng đất, là những người có quan hệ vợ chồng, quan hệ huyết thống theo quy định của pháp luật, đang chung sống
– Hộ gia đình, có chung quyền sử dụng đất vào thời điểm được giao quyền sử dụng đất, cho đất, thuê đất
– Căn cứ để xác định thành viên của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, là hồ sơ pháp lý của việc cấp Giấy chứng nhận, cho hộ gia đình tại thời điểm được giao quyền sử dụng đất, thuê đất. Một số tài liệu khác cũng có thể dùng làm căn cứ, bao gồm: Sổ hộ khẩu; Quyết định giao đất; Quyết định công nhận quyền sử dụng đất; hợp đồng chuyển nhượng, hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về quyền lập di chúc đất cấp cho hộ gia đình? Gọi ngay: 1900.6174
Trình tự, thủ tục lập di chúc
Trước khi lập di chúc, bạn có thể lựa chọn các hình thức di chúc phù hợp với bản thân, theo quy định tại Điều 650 luật dân sự. Các hình thức phổ biến: Di chúc văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Tuy nhiên, khi lập văn bản dưới bất kỳ hình thức nào, cũng phải đảm bảo các yếu tố, nội dung theo đúng quy định của pháp luật:
– Thời gian lập di chúc: Ngày, tháng, năm
– Thông tin của người lập di chúc: Họ – tên; số căn cước công dân; địa chỉ
– Thông tin của người hưởng di sản thừa kế: Họ – tên; số căn cước công dân; địa chỉ
– Nội dung di sản: Số di sản để lại; địa chỉ của di sản
– Di chúc không được viết tắt
– Nếu di chúc gồm nhiều trang, phải đánh số thứ tự
+ Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc nếu xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình thì ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;
+ Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc.
>>>Xem thêm: Mẫu di chúc không có người làm chứng mới nhất năm 2023
Tranh chấp đất đai là trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất, nghĩa vụ của người sử dụng, giữa hai hoặc nhiều người trong mối quan hệ đất đai
Tranh chấp đất đai bao gồm các trường hợp sau:
– Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất: Tranh chấp về quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất
– Trường hợp tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh của các bên trong quá trình sử dụng đất: Tranh chấp về ranh giới đất, tranh chấp về các trường hợp đòi đất, mượn đất nhưng không trả lại
– Trường hợp tranh chấp về quyền thừa kế sử dụng đất: Thường xảy ra trong quá trình phân chia, quy định thừa kế
– Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
-Tranh chấp về tài sản gắn với đất
Có thể thấy, có 5 trường hợp về tranh chấp đất đai được quy định, mỗi trường hợp sẽ có đặc điểm, tính chất pháp lý khác nhau. Khi chia thừa kế, cần phải tuân thủ, thực hiện theo các quy định của pháp luật về việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. Sau khi đã lập di chúc hoặc người sở hữu mảnh đất đã qua đời, các di sản còn lại, người được hưởng thừa kế phải làm thủ tục kê khai, và sang tên quyền sử dụng, lúc đó mới được công nhận quyền sử dụng đất.
Việc thừa kế quyền sử dụng đất căn cứ vào điều 188 Luật đất đai, khi chuyển nhượng, tặng, cho người sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện:
– Đất không bị tranh chấp
– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Đang trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, có thể thấy theo quy định của pháp luật, đất bị tranh chấp sẽ không được sang tên chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhà nước sẽ không công nhận quyền việc thừa kế di sản đang bị tranh chấp.
>>>Xem thêm: Lập di chúc khi còn sống như thế nào cho đúng luật năm 2023
Trên đây, là toàn bộ những quy định, thông tin về di chúc, cũng như trả lời cho câu hỏi có được lập di chúc hộ gia đình? Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp phía trên, sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những quy định của pháp luật về di chúc, cũng như cách viết mẫu di chúc không cần công chứng. Mọi thắc mắc về vấn đề di chúc, hay những vấn đề pháp luật khác, hãy gọi cho Tổng Đài Pháp Luật theo số điện thoại liên lạc 1900 6174.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |