Lỗi giao thông thường gặp hiện nay? Nhu cầu đi lại là nhu cầu thiết yếu của mỗi người, do đó tần suất tham gia giao thông cũng tăng cao. Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì xảy ra lỗi vi phạm là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế mức tối đa lỗi vi phạm giao thông thì trước hết cần phải nắm rõ các lỗi và mức xử phạt của từng lỗi cụ thể.
Như vậy, lỗi giao thông thường gặp bao gồm những lỗi nào. Ngay sau đây Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp thông tin chi tiết, giải đáp mọi vướng mắc của quý bạn. Trong trường hợp quý bạn cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay số hotline 1900.6174 để nhận được lời tư vấn chính xác nhất!
Tham gia giao thông là gì?
Việc người điều khiển phương tiện giao thông, các phương tiện tham gia giao thông được cho phép lưu thông trên các làn đường, tuyến đường theo quy định của pháp luật và đảm bảo trật tự an toàn giao thông được gọi là tham gia giao thông.
Như vậy, có thể thấy được việc tham gia giao thông là một nhu cầu thiết yếu của mỗi người.
Mức phạt các lỗi giao thông thường gặp
Tùy vào từng lỗi vi phạm mà mức phạt sẽ được quy định khác nhau. Cụ thể từng lỗi và mức phạt được pháp luật quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
– Chuyển làn không có tín hiệu báo trước (không xi nhan)
- Đối với xe máy: Một trăm ngàn đồng đến hai trăm ngàn đồng (Điểm i Khoản 1 Điều 6)
- Đối với xe ô tô: Bốn trăm ngàn đồng đến sáu trăm ngàn đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 5); ba triệu đồng đến năm triệu đồng trong trường hợp vi phạm trên đường cao tốc (Điểm g Khoản 5 Điều 5). Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01- 03 tháng nếu vi phạm trên cao tốc (Điểm b Khoản 11 Điều 5)
– Chuyển hướng mà không sử dụng tín hiệu báo hướng rẽ
- Đối với xe máy: Bốn trăm ngàn đồng đến sáu trăm ngàn đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 6)
- Đối với xe ô tô: tám trăm ngàn đồng đến một triệu đồng (Điểm c Khoản 3 Điều 5)
– Sử dụng điện thoại di động trong khi đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường
Đối với lỗi này thì mức phạt sẽ là một triệu đồng đến hai triệu đồng (Điểm a Khoản 4 Điều 5), hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01- 03 tháng; từ 02- 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông
– Người điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ trường hợp là thiết bị trợ thính)
Đối với trường hợp này mức phạt sẽ là sáu trăm ngàn đồng đến một triệu đồng (Điểm h Khoản 4 Điều 6) và hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01-03 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 6)
– Vượt đèn đỏ/đèn vàng (Khi có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ)
- Đối với xe máy: sáu trăm ngàn đồng đến một triệu đồng (Điểm e, khoản 4, Điều 6) và hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 6)
- Đối với xe ô tô: ba triệu đồng đến năm triệu đồng (Điểm a Khoản 5 Điều 5) và hình phạt bổ sung là Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 -03 tháng; 02-04 tháng nếu gây tai nạn giao thông. (CCPL:Điểm b, c Khoản 11 Điều 5)
– Đi không đúng phần đường hay làn đường quy định (Đi sai làn)
- Đối với xe máy: bốn triệu đồng đến năm triệu đồng nếu gây tai nạn giao thông. (Điểm b Khoản 7 Điều 6). Hình phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng. (Điểm c Khoản 11 Điều 5)
- Đối với xe ô tô: mười triệu đồng đến mười hai triệu đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a Khoản 7 Điều 5). Hình phạt bổ sung là Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02-04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5)
– Đi sai chỉ dẫn của vạch kẻ đường
- Đối với xe máy: Một trăm ngàn đồng đến hai trăm ngàn đồng (Điểm a Khoản 1 Điều 6)
- Đối với xe ô tô: Hai trăm ngàn đồng đến bốn trăm ngàn đồng (Điểm a Khoản 1 Điều 5)
– Đi ngược chiều đường một chiều, đi ngược chiều đường có biển “Cấm đi ngược chiều”
- Đối với xe máy: một triệu đồng đến hai triệu đồng (Khoản 5 Điều 6). Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 6). Trong trường hợp gây tai nạn giao thông thì sẽ bị xử phạt bốn triệu đồng đến năm triệu đồng (Điểm b Khoản 7 Điều 6) và bị Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02-04 tháng. (Điểm c Khoản 10 Điều 6)
- Đối với xe ô tô: 3.000.000- 5.000.000 đồng (Điểm c Khoản 5 Điều 5) và bị Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02- 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5). Trong trường hợp gây tai nạn giao thông thì sẽ bị xử phạt 10.000.000 -12.000.000 đồng, khi gây tai nạn giao thông. (Điểm a Khoản 7 Điều 5) và hình phạt bổ sung là Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 -04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5)
– Đi vào đường có đặt biển báo cấm phương tiện đang điều khiển
- Đối với xe máy: 400.000 -600.000 đồng (Điểm i Khoản 3 Điều 6) và hình phạt bổ sung là Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 -03 tháng.
- Đối với xe ô tô: 1.000.000 – 2.000.000 đồng (Điểm b Khoản 4 Điều 5) và hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (01-03 tháng), CCPL: Điểm b Khoản 11 Điều 5)
– Điều khiển xe ô tô không có gương chiếu hậu: 300.000 – 400.000 đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 16)
– Điều khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng: 100.000- 200.000 đồng (Điểm a Khoản 1 Điều 17)
– Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quai đúng quy cách: 200.000-300.000 đồng (Điểm i Khoản 2 Điều 6).
Đối với lỗi này không áp dụng đối với ô tô
– Không có giấy phép lái xe (Khi đã đủ tuổi được điều khiển phương tiện)
- Đối với xe máy: 800.000-1.200.000 đồng khi điều xe máy hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3, CCPL: Điểm a Khoản 5 Điều 21 ;3.000.000-4.000.000 đồng khi điều khiển xe máy hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, CCPL: Điểm b Khoản 7 Điều 21
- Đối với xe ô tô: 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, CCPL:Điểm b Khoản 8 Điều 21
– Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe
- Đối với xe máy: 300.000-400.000 đồng, CCPL:Điểm a Khoản 2 Điều 17
- Đối với xe ô tô: 2.000.000 -3.000.000 đồng CCPL:Điểm a Khoản 4 Điều 16
– Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực
- Đối với xe máy:100.000-200.000 đồng, CCPL:Điểm a Khoản 2 Điều 21
- Đối với xe ô tô: 400.000-600.000 đồng, CCPL:Điểm b Khoản 4 Điều 21
– Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi điều khiển xe
+ Đối với xe máy:
- 2.000.000-3.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c Khoản 6 Điều 6). Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10-12 tháng (Điểm e Khoản 11 Điều 5)
- 4.000.000 -5.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c Khoản 7 Điều 6).Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 -18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)
- 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Điểm e Khoản 8 Điều 6). Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.(Điểm h Khoản 11 Điều 5)
+ Đối với xe ô tô:
- 6.000.000-8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c Khoản 6 Điều 5). Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10-12 tháng (Điểm e Khoản 11 Điều 5)
- 16.000.000-18.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. CCPL:Điểm c Khoản 8 Điều 5. Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (16-18 tháng). CCPL: Điểm g Khoản 11 Điều 5
- 30.000.000-40.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Điểm a Khoản 10 Điều 5). Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 -24 tháng. CCPL: Điểm h Khoản 11 Điều 5)
– Điều khiển xe chạy quá tốc độ
+ Đối với xe máy:
- Không bị phạt nếu chạy quá tốc độ cho phép dưới 05 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6)
- 200.000 – 300.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h. (Điểm c Khoản 2 Điều 6)
- 600.000-1.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6). Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (01- 03 tháng) CCPL:Điểm b Khoản 11 Điều 5
- 4.000.000-5.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h, CCPL:Điểm a Khoản 7 Điều 6. Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (02 – 04 tháng), CCPL:Điểm c Khoản 10 Điều 6.
+ Đối với xe ô tô:
- Không bị phạt nếu chạy quá tốc độ cho phép dưới 05 km/h CCPL:Điểm a Khoản 3 Điều 5
- 800.000- 1.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h- dưới 10 km/h. (Điểm a Khoản 3 Điều 5)
- 3.000.000 -5.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5). Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (01- 03 tháng). CCPL:Điểm b Khoản 11 Điều 5
- 6.000.000- 8.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5). Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (02- 04 tháng). CCPL:Điểm c Khoản 11 Điều 5
- 10.000.000-12.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h. (Điểm c Khoản 7 Điều 5). Hình phạt bổ sung:Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (02- 04 tháng) CCPL: Điểm c Khoản 11 Điều 5
Trên đây là các các mức phạt lỗi giao thông thường gặp. Tùy vào từng lỗi thì sẽ có mức phạt khác nhau.
Lỗi vi phạm giao thông thường gặp
Các lỗi giao thông thường gặp của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, cụ thể như sau:
- Chuyển làn không có tín hiệu báo trước (Không Xi nhan)
- Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ
- Điều khiển xe rẽ trái/phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái/phải đối với loại phương tiện đang điều khiển
- Sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường
- Người đang điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính)
- Vượt đèn đỏ, đèn vàng
- Đi không đúng phần đường hay làn đường quy định (Đi sai làn)
- Đi không đúng theo chỉ dẫn vạch kẻ đường
- Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”
- Đi vào đường có biển báo cấm đối với phương tiện đang điều khiển
- Điều khiển xe ô tô không có gương chiếu hậu
- Điều khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên trái hay có nhưng không có tác dụng
- Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách
- Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách
- Không có giấy phép lái xe đối với người đã đủ tuổi được điều khiển phương tiện
- Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe
- Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực
- Có nồng độ cồn trong máu hay hơi thở khi điều khiển xe
- Chạy xe quá tốc độ
Trên đây là các lỗi thường gặp khi tham gia giao thông.
Đối tượng nào được tham gia giao thông theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao thông bao gồm những đối tượng sau:
– Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ: người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
– Người điều khiển, dẫn dắt súc vật tham gia giao thông.
– Người đi bộ trên đường.
Căn cứ khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì các phương tiện sau được phép tham gia giao thông:
– Phương tiện giao thông đường bộ sẽ bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Cụ thể như sau:
+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới): xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) hoặc các loại xe tương tự.
+ Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ ( xe thô sơ): xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn (dùng cho người khuyết tật), xe súc vật kéo hoặc các loại xe tương tự.
– Xe máy chuyên dùng: xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông.
Như vậy, đối tượng được tham gia giao thông theo quy định pháp luật cụ thể như trên. Trước khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện xe cơ giới phải tiến hành đăng ký xe và buộc phải có các giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật
Cám ơn bạn đã tìm hiểu về vấn đề về lỗi giao thông thường gặp. Mọi thắc mắc tôi khuyến nghị liên hệ với số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ chi tiết nhất. Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết các thắc mắc, đồng thời cung cấp thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề của bạn!
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |