Lỗi quá tải xử lý như thế nào? Cập nhật mức phạt mới nhất?

Lỗi quá tải xử phạt như thế nào? Ngày nay, việc xe chở quá tải trọng càng trở nên phổ biến hơn bởi không phải người điều khiển xe nào cũng nắm rõ được các quy định trong vấn đề này. Đối với hành vi vi phạm này, cũng có thể tồn tại vài lý do như là người lái xe được yêu cầu chở thêm để kiếm chút tiền hoặc do người điều khiển không hiểu biết cụ thể về các quy định của pháp luật. Vậy theo quy định của pháp luật, mức phạt xe quá tải trọng được quy định ra sao, cách tính xe quá trọng tải và lập biên bản hành chính cũng như thẩm quyền xử phạt như thế nào ? Tổng Đài Pháp Luật mời quý bạn theo dõi bài viết dưới đây để cùng cập nhật những thông tin về pháp luật bổ ích và mới mẻ ! Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp về những vấn đề trên, vui lòng gọi tới hotline 1900 6174 để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ !

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

Chị Giang ở Hà Nội đặt câu hỏi:

Tôi sống và làm việc cũng như lập gia đình ở Hà Nội đã được 10 năm. Gần đây, bác tôi có lên trên này ở cùng gia đình và kiếm việc để làm thêm thu nhập. Bác phụ trách công việc chở hàng để giao cho các doanh nghiệp sản xuất nhưng trong một lần khi đang di chuyển hàng, bác bị cảnh sát giao thông bắt và kiểm tra sau đó bị phạt vì lỗi chở quá trọng tải.

Bác tôi sai đó nộp phạt nhưng bác chưa hiểu rõ các quy định về pháp luật trong vấn đề này và tôi cũng vậy, tôi muốn nhờ sự giúp đỡ của Luật sư xem chở quá trọng tải sẽ có những hình thức xử phạt như thế nào và làm sao để biết chở quá trọng tải hay không cũng như ai có quyền lập biên bản xử phạt ? Mong được Luật sư hỗ trợ và giúp đỡ, tôi xin chân thành cảm ơn và sẽ hậu tạ !

Trả lời:Dựa trên các quy định của pháp luật, các nghị định của Chính Phủ hiện hành,… chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho chị Giang như sau:

Mức phạt lỗi quá tải

 

Tải trọng được hiểu là khả năng chịu nặng tối đa cho phép về mặt kỹ thuật của phương tiện vận chuyển. Trọng tải sẽ được ghi chép trong tài liệu kỹ thuật của xe.

Khi xử phạt lỗi quá tải sẽ dựa trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường của xe. Người hoặc cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa vào Giấy chứng nhận đó để ra các quyết định xử phạt.

Mức phạt xe quá tải hiện nay được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ – CP và mức phạt với lái xe quy định tại điều 24, với chủ xe là điều 30. Các mức phạt cụ thể được tổng hợp như sau:

Mức quá tải Mức phạt đối với lái xe Mức phạt đối với chủ xe
Từ 10 đến 30% 800.000 đến 1 triệu đồng Từ 2 đến 4 triệu đồng 
Từ 30 đến 50% 3 đến 5 triệu đồng Từ 6 đến 8 triệu đồng
Từ 50 đến 100% 5 đến 7 triệu đồng 14 đến 16 triệu đồng
Từ 100% đến 150% 7 đến 8 triệu đồng 16 đến 18 triệu đồng
Trên 150% 10 đến 12 triệu đồng

(sửa đổi tại khoản 13 điều 2 Nghị định 123/20121/NĐ – CP)

18 đến 20 triệu đồng

 

Có một số lưu ý là:

– Bên cạnh việc phạt tiền thì lái xe còn có thể bị tịch thu Giấy phép lái xe từ 1 đến 5 tháng, xử lý phần hàng quá tải theo hướng dẫn từ lực lượng chức năng nơi phát hiện vi phạm.

– Những mức phạt được quy định trên chỉ là khi đối với chủ xe là cá nhân, còn với tổ chức thì sẽ gấp đôi.

– Nếu chủ xe cũng là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì xử phạt theo mức với chủ xe.

– Xe chở quá tải dưới 10% không bị xử phạt tuy nhiên nếu tình trạng chở quá tải trọng cứ diễn ra thì có thể dẫn đến các hệ lụy như xe bị xuống cấp, hư hỏng hoặc mất an toàn giao thông.

Như vậy, mức phạt xe quá tải trọng đối với chủ xe là cá nhân sẽ tuân theo nghị định 100/2019/NĐ – CP và đối với tổ chức thì phạt gấp đôi.

>>Xem thêm: Đường bộ bao gồm những gì? Nguyên tắc khi tham gia giao thông?

Quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ

 

Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá so với tải trọng khai thác của đường bộ. Việc xếp hàng hóa trên các phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông đường bộ phải theo quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, rộng, chiều dài hàng hóa được phép của xe quy định pháp luật giao thông đường bộ đồng thời không vượt quá khối lượng hàng được phép chở tại Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

thanh-xu-phat-lan-chiem-long-le-duong
loi-qua-tai-xu-pham-nhu-the-nao-2

Hàng hóa xếp trên xe sẽ phải gọn gàng, buộc chắc chắn và không cản trở khi điều khiển xe, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Khi xe chở hàng vượt quá khối lượng khi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc theo thiết kế của xe thì không được phép lưu hành trên đường bộ.

Các mức xử phạt đối với một hành vi vi phạm – nhất là với lĩnh vực đặc thù như giao thông đường bộ sẽ được thay đổi và theo tính liên tục được cập nhật. Vì vậy, người dân phải chú ý và nắm bắt kịp thời để tránh bị xử phạt.

>> Hướng dẫn miễn phÍ quy định về lỗi quá tải, gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp thắc mắc

Cách tính xe quá trọng tải

 

Trọng tải chính là khối lượng hàng hóa mà xe chuyên chở nên khi quá tải nhiều nó sẽ gây ra mối nguy hại khó lường.

Vì thế, Khoản 9 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT – BGTVT quy định về cách tính % quá tải của xe như sau:

% quá tải = Khối lượng quá tải : khối lượng chuyên chở x 100%

Ghi chú: khối lượng quá tải = khối lượng toàn bộ xe khi kiểm tra thực tế – khối lượng xe – khối lượng hàng hóa được phép chở.

Như vậy, khi kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sẽ thấy được trọng tải của xe được phép chuyên chở và để biết xe có chở quá tải trọng không thì tính theo công thức quy định tại khoản 9 điều 3 Thông tư 31/2019/TT – BGTVT.

>> Luật sư tư vấn miễn phÍ quy định về cách xe quá tải trọng, gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp thắc mắc

Lập biên bản vi phạm hành chính

 

Nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ cần phải kịp thời lập biên bản

– ngoại trừ các trường hợp tại Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Trong trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ các
phương tiện kỹ thuật, thiết bị nghiệp vụ thì lập biên bản hành chính ngay khi xác định được cá nhân hoặc tổ chức đó vi phạm.

– Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng năm, địa điểm, họ tên và chức vụ của người lập biên bản, họ tên cũng như địa chỉ, nghiệp hiện tại của người vi phạm hoặc tổ chức vi phạm, ngày giờ, tháng năm xảy ra vi phạm, hành vi vi phạm, biện pháp ngăn chặn hành vi và bảo đảm việc xử lý, tình trạng tang vật và phương tiện bị tạm giữ, lời khai của người vi phạm hoặc người đại diện cho tổ chức vi phạm, người bị thiệt hại hoặc tổ chức bị thiệt hại thì cần ghi rõ họ tên hoặc địa chỉ và lời khai, quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm và cuối cùng là cơ quan có trách nhiệm giải trình.

loi-qua-tai-xu-pham-nhu-the-nao-3

– Nếu người vi phạm hoặc tổ chức vi phạm cố tình trốn tránh, không có mặt tại nơi vi phạm hoặc vì lý do nào đó mà không ký biên bản thì biên bản phải có chữ ký từ đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của 2 người chứng kiến. Bên cạnh đó biên bản vi phạm sẽ được lập thành ít nhất 2 bản, có chữ ký của người vi phạm, người lập biên bản, nếu người vi phạm không ký được thì phải điểm chỉ, nếu có người chứng kiến người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải cùng ký biên bản.

– Khi người vi phạm, người lập biên bản hoặc đại diện tổ chức vi phạm, bên bị thiệt hại từ chối ký thì phải ghi rõ lý do. Biên bản xử phạt sau khi lập cần giao 1 bản cho bên vi phạm, nếu biên bản không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền người lập biên bản thì chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành xử phạt.

>>Xem thêm: Trật tự an toàn giao thông là gì? Vi phạm trật tự bị xử phạt như thế nào?

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

 

Theo quy định tại Điều 4 Luật xử lý vi phạm hành chính đã nêu rằng: Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền và mức phạt theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản trong từng lĩnh vực hành chính Nhà nước.

Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 81/2013/NĐ – CP(sửa đổi bởi Nghị định 97/2017/NĐ – CP thì những người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm:

Người có thẩm quyền xử phạt công chức, viên chức và người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thi hành nhiệm vụ theo các văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, người chỉ huy tàu bay hoặc thuyền trưởng và những người được chỉ huy tàu bay, trưởng tàu được giao nhiệm vụ lập biên bản,…

Theo đó, những có có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm 2 nhóm:

– Đầu tiên là những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (các chức danh có thẩm quyền xử phạt được quy định từ điều 38 đến 51 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

– Thứ hai là những người không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng được nhà nước trao quyền gồm có:

– Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ.

– Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu hoặc những người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người điều khiển tàu được giao nhiệm vụ lập biên bản.

loi-qua-tai-xu-pham-nhu-the-nao-4

Đoạn 2 Khoản 1 Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ – CP cũng quy định: các chức danh có thẩm quyền lập biên bản cụ thể được quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý Nhà nước. Tức là, Chính phủ quy định từng chức danh có thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính trong các nghị định tại từng lĩnh vực quản lý nhà nước, mặc dù vậy, các chức danh này sẽ phải đáp ứng đủ yêu cầu tại Khoản 1 Điều 6 của nghị định này:phải là công chức, viên chức và người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thi hành nhiệm vụ.

Quy định rõ ràng nhằm hạn chế việc lạm dụng tùy tiện của các lực lượng khi tham gia vào việc xử phạt, đảm bảo trật tự và quản lý nhà nước. Mặc dù vậy, không giống như các chức danh có thẩm quyền xử phạt – từ điều 38 đến 51, Luật xử lý vi phạm hành chính không quy định liệt kê cụ thể các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vì trong thực tiễn, lực lượng này chiếm tỉ lệ khá nhiều trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước khác nhau.

Hiện nay, một số nghị định của chính phủ chưa có quy định liệt kê cụ thể các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý dẫn đến những khó khăn trong việc xác định thẩm quyền xử phạt. Chẳng hạn như Điều 101 Nghị định 174/2013/NĐ – CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin,… hoặc điều 94 Nghị định 176/2013/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế,…

Như vậy, thẩm quyền lập biên bản hành chính nói chung hiện nay có 2 nhóm đối tượng, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều thiếu xót tại một số nghị định, vì vậy, Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung kịp thời về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính cụ thể tại các nghị định đó để tránh gây khó khăn hoặc cản trở trong quá trình xử phạt vi phạm.

>> Luật sư tư vấn miễn phÍ thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định hiện nay, gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp thắc mắc

Về thẩm quyền xử phạt xe quá tải

 

Điều 74,75,76,77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã nêu về thẩm quyền xử phạt xe quá tải như sau: để tăng cường kiểm soát xe quá tải, phân định thẩm quyền xử phạt cho cảng vụ hàng hải, cảng vụ hàng không, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra các chuyên ngành như đường sắt, đường thủy nội địa,.. trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ sẽ có thẩm quyền xử phạt với hành vi “xếp hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép của xe” và bổ sung thêm các quy định về thẩm quyền xử phạt của từng chức danh thuộc lực lượng này.

Bên cạnh đó, trạm kiểm tra tại trọng xe sẽ là nơi cơ quan quản lý thực hiện việc thu thập, phân tích và đánh giá tác động của tải trọng xe, giới hạn xe với an toàn đường bộ, xử lý vi phạm với xe quá khổ giới hạn hoặc quá tải trọng đường bộ cho phép, được xây dựng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Việc chở xe quá tải diễn ra thường xuyên trong thời đại hiện nay, điều này khiến giao thông trở nên thiếu an toàn không chỉ với những người điều khiển xe đó mà còn đối với những người dân tham gia giao thông trên đường. Vì vậy, Nhà nước và các đơn vị có thẩm quyền xử phạt hoặc lập biên bản hành vi chở quá tải trọng hãy kiểm tra và giám sát liên tục, tránh để lọt các trường hợp xe quá tải có thể gây nguy hiểm. Ngoài ra, người dân – nhất là những người hay điều khiển xe chở hàng cần lưu ý về các quy định và mức xử phạt nếu vi phạm trong lỗi này.

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

Trên đây là những thông tin chia sẻ từ Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi cụ thể về những thông tin liên quan đến “ Lỗi quá tải” như: mức xử phạt, cách để biết xe quá tải, ai có thẩm quyền xử phạt và lập biên bản với hành vi chở xe lỗi quá tải,…. Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp thêm về lỗi quá tải, xin hãy gọi cho chúng tôi qua số 1900 6174 để được hỗ trợ kịp lúc !

 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174