Mẫu biên bản kiểm kê tài sản mới nhất 2023

Mẫu biên bản kiểm kê tài sản là gì? Trong xã hội hiện nay, việc thống kê và kiểm soát tài sản trong các công ty và doanh nghiệp càng trở nên phổ biến và cần thiết hơn.Công việc này sẽ giúp đạt được sự cân bằng về tài sản, lợi ích đối với doanh nghiệp, công ty đó. Kéo theo đó là sự xuất hiện của biên bản kiểm kê tài sản, vậy theo quy định của pháp luật, biên bản kiểm kê tài sản là gì?

Tổng Đài Pháp Luật xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng cập nhật những kiến thức pháp luật hữu ích nhất! Nếu cần được luật sư hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ hotline 1900.6174 để nhận được lời giải đáp chi tiết nhất.

>>>Mẫu biên bản kiểm kê tài sản mới nhất hiện nay, liên hệ ngay 1900.6174

 

 Anh Hùng ở Hải Phòng đặt câu hỏi:

” Hiện nay tôi đang điều hành một công ty mua bán vật liệu đã được 10 năm, công ty đang vận hành rất ổn định và không có vấn đề gì. Dạo gần đây, do một chút sự cố, công ty xảy ra biến động và đơn vị kế toán phải chia, tách lại nhưng tôi lại chưa nắm rõ các quy định về biên bản kiểm kê tài sản nên không biết trong trường hợp này có cần lập biên bản kiểm kê tài sản không, mong được sự giúp đỡ từ Luật sư và các chuyên gia trong lĩnh vực, tôi xin cảm ơn và sẽ hậu tạ!”

Luật sư Trả lời:

Dựa trên các quy định về Luật kế toán 2015, các thông tư, nghị định của chính phủ hiện hành, Tổng Đài Pháp Luật xin đưa ra câu trả lời cho anh Hùng như sau:

 

Biên bản kiểm kê tài sản là gì?

 

Biên bản kiểm kê tài sản đóng vai trò rất quan trọng và có thể giúp doanh nghiệp không bị thất thoát về tài sản. Biên bản này nhằm ghi chép và thể hiện các nội dung về kết quả qua việc kiểm kê tài sản từ doanh nghiệp, xác nhận tài sản cố định và nguồn vốn hiện tại có trùng khớp về số liệu không, tránh bị gian lận về tài sản trong công ty, doanh nghiệp.

mau-bien-ban-kiem-ke-tai-san-la-go

>>> Xem thêm: Biên bản giao nhận tài sản cố định là gì? Mục đích của biên bản?

 

Trường hợp nào cần dùng đến biên bản kiểm kê tài sản?

 

 Theo quy định của Khoản 2 Điều 40 Luật kế toán 2015, có vài trường hợp sẽ cần phải lập biên bản kiểm kê tài sản:

-Cuối mỗi kỳ kế toán hàng năm hàng năm cần phải kiểm kê, tổng kết lại về tài sản.

-Đơn vị kế toán có sự biến đổi về loại hình hoặc hình thức sở hữu.

-Có phát sinh thiệt hại bất thường xảy ra như thiên tai, bão lũ,…

-Đơn vị kế toán có sự chia, tách, hợp nhất, chấm dứt hoặc bán, cho thuê.

-Đánh giá lại về tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước.

-> Nhìn chung, khi đến cuối mỗi kỳ kế toán hoặc có sự biến đổi trong đơn vị kế toán của công ty, doanh nghiệp thì sẽ phải lập biên bản kiểm kê tài sản.

>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí những trường hợp cần dùng đến biên bản kiểm kê tài sản, liên hệ ngay 1900.6174

 

Nội dung biên bản kiểm kê tài sản gồm những gì?

 

Mỗi loại biên bản kiểm kê tài sản sẽ có những hình thức và cách viết khác nhau, tuy nhiên, sẽ có những điểm cơ bản chung như sau:

-Tên tiêu đề:cần viết hoa-Biên Bản Kiểm Kê Tài Sản

-Thời gian thực hiện kiểm kê là lúc nào:Ghi rõ cụ thể

-Thành phần những người tham gia kiểm kê:ghi rõ tên và đơn vị đại diện

-Ghi rõ kết quả kiểm kê tài sản.

-Đánh rõ số thứ tự từng loại tài sản ghi trong bảng:

+Tên, số lượng, giá trị của từng loại tài sản

+Các tên, số lượng, giá trị đã được ghi trong biên bản kiểm kê tài sản.

-Ký và ghi họ tên của những người tham gia kiểm kê như:kiểm soát viên, người đứng đầu đơn vị, người lập biên bản,…Ngoài ra, thủ trưởng- người đứng đầu đơn vị còn phải ghi phản hồi về số liệu chênh lệch.

>>>Biên bản kiểm kê tài sản có những nội dung gì? liên hệ ngay 1900.6174

 

Mẫu biên bản kiểm kê tài sản chuẩn của Bộ Tài chính

 

Dựa theo quy định của Bộ tài chính, sẽ có vài mẫu biên bản kiểm kê tài sản cơ bản và đặc trưng cho các loại tài sản.

 

Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định theo Thông tư 200

 

Đơn vị…….                                                       Mẫu số 05 – TSCĐ

Bộ phận……                                                      (Ban hành theo Thông tư số                            

  200/2014/TT- BTC)

BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Thời gian kiểm kê……….., ghi rõ ngày, tháng, năm.

Ban kiểm kê gồm những ai:

-Ông/Bà ……………….Chức vụ……….Đại diện………Trưởng ban

-Ông/Bà………………..Chức vụ………..Đại diện………..Ủy viên

Kiểm kê có kết quả như sau:

Số TT Tên TSCĐ Mã số Nơi sử dụng Theo sổ kế toán Theo kiểm kê Chênh lệch
Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại
A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Cộng x x x x x

-Ngoài ra nếu có lưu ý gì có thể viết và đánh dấu thêm ở cuối bảng.

Ngày………tháng……..năm

Giám đốc                                                 Kế toán trưởng             Trưởng ban 

(ghi ý kiến giải quyết sự chênh lệch)       (Ký, ghi họ tên)            kiểm kê(Ký, họ Tên)

>>>Mẫu biên bản kiểm kê tài sản chuẩn của Bộ Tài chính mới nhất, liên hệ ngay 1900.6174

 

Mục đích của mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định

 

Mục đích của mẫu biên bản này là nhằm ghi nhận lại về giá trị và số lượng của tài sản cố định mà công ty hiện có, sau đó so sánh với sổ kế toán và quản lý về tài sản cố định, đó cũng là căn cứ để tìm ra ai chịu trách nhiệm về sự chênh lệch.

 

Trách nhiệm và cách ghi biên bản kiểm kê tài sản cố định

 

– Góc bên trái biên bản ghi tên đơn vị, bộ phận dùng biên bản.

– Biên bản cần ghi rõ thời điểm kiểm kê.

– Kiểm kê theo từng đối tượng ghi tài sản cố định.

– Khu cột “Theo sổ kế toán” căn cứ sổ kế toán tài sản, cố định phải ghi cả 3 chi tiêu.

– Khu cột “Theo kiểm kê” căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để ghi theo từng đối tượng tài sản cố định và cột “Chênh lệch” sẽ ghi đủ 3 chỉ tiêu.

– Ban kiểm kê cần xác nhận và ghi rõ nguyên nhân thừa hoặc thiếu tài sản cố định.

– Biên bản cần có chữ ý của Trưởng ban kiểm kê, chữ ký của Kế toán trưởng và Giám đốc Doanh nghiệp.

Như vậy, việc lập biên bản kiểm kê tài sản cố định cần phải theo quy định và thứ tự.

>>>Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định có mục đích gì? liên hệ ngay 1900.6174

 

Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định theo Thông tư 133

 

Theo thông tư 133, mẫu đơn quy định như sau:

Đơn vị: ..………

Bộ phận:…….. 

Mẫu số 05 – TSCĐ
                (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Thời gian kiểm kê……….., ghi rõ ngày, tháng, năm.

Ban kiểm kê gồm những ai:

-Ông/Bà ……………….Chức vụ……….Đại diện………Trưởng ban

-Ông/Bà………………..Chức vụ………..Đại diện………..Ủy viên

Kiểm kê có kết quả như sau:

Số TT Tên TSCĐ Mã số Nơi sử dụng Theo sổ kế toán Theo kiểm kê Chênh lệch
Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại
A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Cộng x x x x x

-Ngoài ra nếu có lưu ý gì có thể viết và đánh dấu thêm ở cuối bảng.

Ngày………tháng……..năm

Giám đốc                                                 Kế toán trưởng             Trưởng ban 

(ghi ý kiến giải quyết sự chênh lệch)       (Ký, ghi họ tên)            kiểm kê(Ký, họ 

                                                                                                                      Tên)

-Đối với mẫu số 06:

Đơn vị: …………………

Bộ phận: ………………

Mẫu số 06 – TSCĐ
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

Số:………….

>>>Xem thêm: Biên bản bàn giao tài sản mới nhất hiện nay

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ

Tháng….. năm…..

Số TT Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng Nơi sử dụng

Toàn DN

TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 631 – Giá thành SX) TK 642 Chi phí quản lý kinh doanh TK 241 XDCB dở dang TK 242 Chi phí trả trước TK 335 Chi phí phải trả
Hoạt động …… Hoạt động …… Hoạt động …… Hoạt động ……
Nguyên giá TSCĐ Số khấu hao
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
1 I. Số khấu hao trích tháng trước 
2 II. Số KH TSCĐ tăng trong tháng

3 III. Số KH TSCĐ giảm trong tháng 

4 IV. Số KH trích tháng này (I + II – III)
Cộng x

 


Người lập bảng
(Ký, họ tên)
Ngày…. tháng …. năm….
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

>>>Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định theo Thông tư 133, liên hệ ngay 1900.6174

Mục đích của biên bản kiểm kê tài sản cố định

Biên bản kiểm kê tài sản cố định giúp xác nhận lại tài sản cố định hiện có, thừa hay thiếu so với sổ kế toán, từ việc so sánh để tăng cường quản lý tài sản cố định, làm cơ sở quy trách nhiệm.

Trách nhiệm và cách ghi biên bản kiểm kê tài sản cố định theo Thông tư 133

-Góc bên trái ghi rõ tên đơn vị sử dụng, khi tiến hành phải lập ban kiểm kê.

-Ghi rõ thời điểm kiểm kê.

-Tiến hành kiểm kê theo từng đối tượng ghi tài sản cố định.

-Dựa theo sổ kế toán, ghi rõ 3 chỉ tiêu đối với cột “Theo sổ kế toán” và “Theo kiểm kê”, còn dòng “Chênh lệch” ghi số chênh lệch thừa hay thiếu qua 3 tiêu chí…

-Trong văn bản cần có ý kiến phản hồi từ Ban kiểm kê, lí do thừa hoặc thiếu.

-Cuối biên bản cần chữ ký của Trưởng ban kiểm kê, thủ trưởng đơn vị, cơ quan đó, Kế toán trưởng,….

>>>Trách nhiệm và cách ghi biên bản kiểm kê tài sản cố định theo Thông tư 133 là gì? liên hệ ngay 1900.6174

 

Mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt theo Thông tư 133

 

Theo trích dẫn của Thông tư 133, Mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt sẽ có hình thức như sau:

Đơn vị: ………………………..

Bộ phận: ……………………..

Mẫu số 08a – TT

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

 

BẢNG KIỂM KÊ QUỸ
(Dùng cho VNĐ)

Ghi rõ ngày tháng năm làm biên bản

Tổng Đài Pháp Luật gồm:

– Ông/Bà: …………………………………………… đại diện kế toán, đại diện thủ quỹ

Cùng tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt kết quả như sau:

STT Diễn giải Số lượng (tờ) Số tiền
A B 1 2
I Số dư theo sổ quỹ: x ……………….
II Số kiểm kê thực tế: x ……………….
1 Trong đó: – Loại ………………. ……………….
2 – Loại ………………. ……………….
3 – Loại ………………. ……………….
4 – Loại ………………. ……………….
5 – …. ………………. ……………….
III Chênh lệch (III = I – II); x ……………….

 

– Lý do thừa hoặc thiếu tài sản: …………………………………………………….

– Kết luận sau khi kiểm kê quỹ:  

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Người chịu trách nhiệm kiểm kê quỹ
(Ký, họ tên)

>>>Tìm hiểu Mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt theo Thông tư 133, liên hệ ngay 1900.6174

 

Quy trình kiểm kê tài sản của doanh nghiệp như thế nào?

 

Quy trình kiểm kê tài sản của doanh nghiệp bao gồm 7 bước cơ bản như sau:

-Bước 1:Công bố quyết định kiểm kê tài sản

-Bước 2:Thành lập Hội đồng kiểm kê.

-Bước 3:Hội đồng kiểm kê này sẽ làm công việc vào cuối năm hoặc khi doanh nghiệp cần.

-Bước 4:Tập hợp và xử lý số liệu sau đó lập biên bản kiểm kê trong đó phải đầy đủ các bước theo quy trình.

-Bước 5:Hội đồng phải đưa ra đánh giá, nhận xét:Thông kế các tài sản cần thanh lý đi kèm lí do.

-Bước 6:Đưa giải pháp xử lý vấn đề phát sinh

-Bước 7:Báo cáo kết quả kiểm kê tài sản cho doanh nghiệp và gửi lên các đơn vị liên quan.

->Cần phải tuân thủ các bước kiểm kê tài sản đúng theo quy định để tránh các sai sót không cần thiết.

 Theo xu hướng hiện nay, để tránh thất thoát, các doanh nghiệp thường xuyên kiểm kê tài sản theo định kỳ. Việc làm này cũng là để cân bằng quỹ tài sản trong công ty sao cho phù hợp với các định hướng phát triển hiện tại và tương lai. Người dân và các chủ doanh nghiệp, công ty cần lưu ý về các biên bản kiểm kê tài sản, cập nhật thường xuyên và liên tục về các loại biên bản liên quan này để tránh nhầm lẫn liên quan đến pháp luật.

mau-bien-ban-kiem-ke-tai-san-h

>>>Quy trình kiểm kê tài sản của doanh nghiệp như thế nào? liên hệ ngay 1900.6174

 Trên đây là toàn bộ thông tin về mẫu biên bản kiểm kê tài sảnTổng Đài Pháp Luật cung cấp đến các bạn. Trong quá trình tìm hiểu nếu có bất kỳ thắc mắc nào. vui lòng liên hệ ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

  19006174