Mua đất không có đường đi là một vấn đề phổ biến thường xảy ra trong đời sống. Khi mua đất không có đường đi, việc này có thể gây khó khăn và hạn chế trong việc sử dụng và phát triển đất. Điều đó dễ xảy ra tranh chấp do không nắm rõ quy định của pháp luật.
Vậy, có nên mua đất không đường đi? Giải quyết tranh chấp khi mua đất không có đường đi như thế nào? Ngay trong bài viết này, các bạn sẽ nhận được lời giải đáp chính xác, chi tiết về những vấn đề trên từ đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của Tổng Đài Pháp Luật.
Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời nhất!
>>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn về mua đất không có đường đi
Như thế nào là đất không có đường đi?
Đất không có đường đi được hiểu là phần đất bị bao quanh bởi các tòa nhà hoặc bất động sản khác, lối đi thường rất hẹp, không đủ để di chuyển hoặc thậm chí là không có lối đi.
Trên thực tế, việc mua đất không có đường đi đã khiến cho chủ đất vướng vào những vụ việc tranh cãi liên quan đến quyền sử dụng lối đi riêng và các lợi ích khác liên quan.
Vậy, pháp luật quy định như thế nào về đất không có đường đi? Câu trả lời trực tiếp sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết.
>>> Tư vấn miễn phí về giải quyết tranh chấp mua đất không có đường đi nhanh chóng nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Quy định pháp luật về đất không có đường đi
Trên thực tế, thì có rất nhiều trường hợp phổ biến xảy ra khi nhiều người tham gia vào quá trình chuyển nhượng, bán hoặc mua đất không có đường đi. Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 254 Bộ Luật Dân sự quy định về lối đi như sau:
– Chủ sở hữu có bất động sản bị bao bọc bởi các bất động sản liền kề thì chủ sở hữu đó có quyền yêu cầu chủ sở hữu đất xung quanh chừa cho mình một lối đi hợp lý. Trường hợp này, chủ sở hữu bất động sản bị bao bọc phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liên quan, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Lưu ý: Việc mở lối trên bất động kề phải được coi là thuận tiện và hợp lý nhất về đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản và gây ra ít thiệt nhất cho bất động sản mở lối đi
– Việc thỏa thuận chia lối đi như thế nào về mặt vị trí, giới hạn, chiều dài, chiều cao của lối đi thì do các bên thỏa thuận. Nếu các bên có xảy ra tranh chấp thì có quyền yêu cầu Toàn án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
– Nếu bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sử dụng, sở hữu khác nhau thì khi phân chia, phải dành một lối hợp lý và cần thiết cho người sử dụng, sở hữu phía trong. Đối với trường hợp này thì sẽ không có đền bù.
Như vậy, khi mua đất không có đường đi, người mua có quyền đề nghị những chủ đất bao bọc xung quanh phần đất đó tạo lối đi bằng cách: Mở đường hoặc chấp nhận bán lại, chuyển nhượng một phần đất bất động sản vây bọc để tạo lối đi.
Lúc đó, bạn cần phải thỏa thuận, thương lượng về giá mua, giá chuyển nhượng, bán lại hợp lí cho các chủ đất khu vực xung quanh.
>>> Xem thêm: Ranh giới đất đai được xác định như thế nào? Tư vấn nhanh chóng nhất
Có nên mua đất không có đường đi?
Để trả lời cho câu hỏi “Có nên mua đất không có đường đi“, chúng ta hãy cùng đi phân tích các khía cạnh xoay quanh vấn đề mua đất không có đường đi này như sau:
Khi mua đất không có đường đi, có thể sẽ khiến cho bạn gặp bất tiện trong cuộc sống hàng ngày như việc đi lại, di chuyển khó khăn. Về lối đi hẹp thì dù là một chiếc xe nhỏ cũng có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn, gây mất thời gian của bạn. Việc này có thể gây tranh cãi, thậm chí đã có những trường hợp phải mua thêm đất ở những nhà khu vực lân cận, nhằm mở lối đi để di chuyển.
Tuy nhiên, những mảnh đất không có đường đi này thông thường sẽ có chi phí rẻ hơn mặt bằng chung giá đất tại khu vực đó. Nhưng bạn cần lưu ý rằng, việc mua đất không có đường đi sẽ phát sinh thêm các chi phí như chi phí mua thêm đất khu vực xung quanh để mở lối đi, chi phí làm đường bao gồm nguyên vật liệu, nhân công…
Do đó, câu trả lời Tổng đài pháp luật đưa ra về câu hỏi “Có nên mua đất không có đường đi không” là: Bạn không nên mua. Vì mua đất không có đường đi thường sẽ xảy ra các vấn đề phát sinh khá phức tạp về mặt pháp luật, thời gian, cũng như là chi phí.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào?
Cách giải quyết khi mua đất không có đường đi ?
Nhiều người quan tâm đến việc có nên mua đất không có đường đi không? Còn nếu như trường người mua đất sau khi hoàn thành các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mới biết đất không có đường đi. Vậy thì trường hợp này giải quyết như thế nào?
Thứ nhất: Thỏa thuận
Khi mua đất không có lối đi, việc bạn cần làm là giải quyết vấn đề lối đi cho thửa đất. Điều quan trọng đầu tiên là tiến hành thỏa thuận với chủ đất bao bọc xung quanh để được nhượng lại một phần đất làm lối đi.
Trong quá trình thỏa thuận, các yếu tố quan trọng như chi phí xây dựng, tiền đền bù và diện tích đất làm đường đi sẽ được xem xét và đưa vào bàn thảo. Mục tiêu là đạt được một thoả thuận hợp lý và công bằng giữa hai bên để đảm bảo việc tạo lối đi cho thửa đất.
Thứ hai: Đăng ký biến động đất đai
Mục đích của việc đăng ký biến động đất đai là để xác nhận, điều chỉnh hoặc chấm dứt quyền sử dụng đối với một phần đất cụ thể.
Cụ thể quy trình diễn ra như sau:
Bước 1: Các bên liên quan tiến hành thỏa thuận về mở lối đi và chí phí đền bù, sang nhượng nếu có.
Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Để thực hiện thủ tục này, người có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (mẫu 09/ĐK)
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các bên liên quan
– Văn bản thỏa thuận của các bên liên quan trong việc mở lối đi chung
– Bản vẽ thể hiện kích thước, vị trí của bất động sản
Địa điểm nộp: Văn phòng đăng ký đất đai
Bước 3: Các cán bộ tại văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiền hành một loạt các hoàn động xác minh, kiểm tra, cập nhật hồ sơ địa chính và tiến hành hoàn tất thủ tục.
Thứ ba: Giải quyết tranh chấp (nếu có xảy ra tranh chấp)
Trường hợp không đạt được sự thống nhất của các chủ đất bao bọc để mở lối đi chung, thì cách giải quyết duy nhất là yêu cầu Tòa án hoặc Cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết.
Cách 1: Tiến hành hòa giải Ủy ban nhân dân
Hòa giải là phương pháp giúp giải quyết vấn đề một cách hòa bình, hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí và thời gian. Qua quá trình hòa giải, các bên có thể đạt được kết quả tốt đẹp, đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các bên liên quan.
Cách 2: Khởi kiện lên Tòa án
Trong trường hợp các bên hòa giải không thành. Các bên có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Yêu cầu này nhằm mục đích yêu cầu tòa án can thiệp và xác định lại vấn đề liên quan đến lối đi chung.
>>> Xem thêm: Xác định nguồn gốc đất đai như thế nào? Thủ tục xác định nguồn gốc?
Trên đây là toàn bộ bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các nội dung liên quan đến việc “mua đất không có đường đi” Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích, giúp các bạn có thể biết và hiểu rõ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trách các trường hợp rủi ro về vấn đề pháp lý. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời nhất!
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.