Mức phạt nồng độ cồn bao nhiêu ? Nguyên nhân gây tai nạn giao thông là gì?

Mức phạt nồng độ cồn là gì? Tình trạng uống rượu bia khi tham gia giao thông vẫn xảy ra khá phổ biến và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Do đó, để hạn chế tình trạng trên cơ quan CSGT tăng cường kiểm tra, đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông. Ngay sau đây Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp thông tin chi tiết và giải đáp mọi vướng mắc mà quý bạn đọc đang gặp phải. Nếu quý bạn cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay số hotline 19006171 để nhận được lời tư vấn chính xác nhất!

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

Chào Luật sư
Tôi tên Hải, 25 tuổi, đang sinh sống tại Phú Yên. Vừa qua tôi có bị CSGT kiểm tra nồng độ cồn, do vừa đi đám cưới về nên nồng độ cồn của tôi là 0.5mg/1l khí thở. CSGT đã tiến hành lập biên bản và hẹn ngày đóng phạt. Xin hỏi với mức nồng độ cồn trên thì tôi sẽ bị phạt tiền bao nhiêu?

Câu trả lời của luật sư:Chào bạn! cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.Chúng tôi xin trả lời các vấn đề cụ thể như sau:

>>Xem thêm: Lỗi vi phạm nồng độ cồn xử lý như thế nào?

Nồng độ cồn là gì?

 

Chỉ số đo hàm lượng cồn có trong thức uống có cồn ( bia, rượu) là độ cồn. Được tính theo số mililit etanol nguyên chất trong 100ml dung dịch ở 20°C.

muc-phat-nong-do-con-2

Phần trăm rượu, bia trong dòng máu và hơi thở của một người là nồng độ cồn. Sau khi sử dụng bia rượu , dạ dày và ruột non sẽ hấp thụ ethanol vào máu và đi khắp cơ thể, trong đó có cả phổi.

Như vậy, đây cơ sở để bên cảnh sát giao thông tiến hành đo nồng độ cồn.

>> Hướng dẫn miễn phí tham gia giao thông đúng quy định, gọi ngay 1900.6174

Mức phạt nồng độ cồn mới nhất 2023

 

>>Xem thêm: Nồng độ cồn 0.4 phạt bao nhiêu theo quy định mới 2022?

Mức phạt nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:

Đối với với xe máy:

– Chưa vượt quá 50mg/100ml máu, chưa vượt quá 0,25 mg/1l khí thở thì bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6) và hình phạt bổ sung với trường hợp này làtiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng (Điểm c Khoản 8 Điều 5) tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)

– Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu, vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở thì bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6) và phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)

– Vượt quá 80mg/100ml máu, vượt quá 0,4mg/1l khí thở thì bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6) và phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 22- 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

muc-phat-nong-do-con-3

Đối với ô tô:

– Chưa vượt quá 50mg/100ml máu, chưa vượt quá 0,25mg/1l khí thở thì bị Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 5) và hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 10-12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)

– Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu, vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở thì bị phạt tiền từ 16 triệu đồng- 18 triệu đồng (Điểm c Khoản 8 Điều 5) và phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 16-18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6).

– Vượt quá 80mg/100ml máu, vượt quá 0,4mg/1l khí thở thì bị Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5) và phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

Đối với xe đạp:

– Chưa vượt quá 50mg/100ml máu, chưa vượt quá 0,25mg/1l khí thở thì bị Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8)

– Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu, vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở thì bị Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Vượt quá 80mg/100ml máu, vượt quá 0,4mg/1l khí thở thì bị Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8)

Đối với xe máy kéo và xe máy chuyên dụng:

– Chưa vượt quá 50mg/100mlt máu, chưa vượt quá 0,25mg/1l khí thở thì bị Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7) và phạt bổ sung là Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7)

– Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu, vượt quá 0,25mg đến 0,4 mg/1l khí thở thì bị Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7) và hình phạt bổ sung là Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7)

– Vượt quá 80mg/100ml máu, vượt quá 0,4mg/1l khí thở thì bị Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7) và hình phạt bổ sung là Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22-24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7)

Như vậy, trên đây là mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn, có thể thấy được mỗi phương tiện khác nhau thì mức phạt sẽ khác nhau.

>> Luật sư tư vấn miễn phí mức phạt nồng độ cồn mới nhất, gọi ngay 1900.6174

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị xử phạt khi tham gia giao thông?

 

Theo quy định tại Nghị Định 123/2021/NĐ-CP để xác định vi phạm lỗi nồng độ cồn sẽ được thực hiện theo hai cách cụ thể: xác định nồng độ cồn trong máu và xác định nồng độ cồn trong khí thở.

Theo quy định của pháp luật hiện nay điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu, chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt đối với mọi phương tiện điều khiển.

Như vậy căn cứ vào nồng trong máu và nồng độ cồn trong khí thở để xử phạt. Theo đó nồng độ cồn

>> Hướng dẫn miễn phí nồng độ cồn bao nhiêu thì tham gia xử phạt, gọi ngay 1900.6174

Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia

 

Theo hướng dẫn tại Khoản 1 Phần I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 4946/QĐ-BYT ngày 26/11/2020 thì đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia và đồ uống có cồn khác với nồng độ khác nhau về lượng cồn nguyên chất là đơn vị cồn. Một đơn vị cồn sẽ tương đương 10g cồn (ethanol) nguyên chất chứa trong dung dịch uống.

muc-phat-nong-do-con-4

Đơn vị cồn trong rượu, bia được tính như sau:

– Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)

Ví dụ: Một chai bia 330ml và nồng độ cồn 5% sẽ có số gam cồn là:

330 x 0,05 x 0,79 = 13g; tương đương 1,3 đơn vị cồn.

Như vậy, một đơn vị cồn tương đương với:

– 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330 ml (5%);

– Một chai hoặc một lon nước trái cây/cider/strongbow có cồn loại 330ml (4,5%);

– Một cốc bia hơi 330 ml (4%);

– Một ly rượu vang 100 ml (13,5%);

– Hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40 ml (30%).

>>Xem thêm: Mức phạt nồng độ cồn bao nhiêu theo quy định mới nhất 2022?

Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

 

Tạm giữ phương tiện là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Tại Khoản 6 quy định: Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự:

– Giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

– Tại Khoản 10 quy định: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 82 Nghị định 100 quy định: Khi điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong hơi thở thì người vi phạm có thể bị giữ xe đến 07 ngày.

Như vậy, theo phân tích ở trên có thể thấy vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe. Nếu đáp ứng được các điều kiện tại khoản 10 nói trên thì có thể được tự giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

Cám ơn bạn đã tìm hiểu về vấn đề mức phạt nồng độ cồn. Mọi thắc mắc tôi khuyến nghị liên hệ với số hotline 19006171 để được hỗ trợ chi tiết và chính xác nhất. Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết các thắc mắc, đồng thời cung cấp thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề của bạn!

 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174