Mức xử phạt san lấp mặt bằng được pháp luật quy định như thế nào?

Mức xử phạt san lấp mặt bằng được pháp luật quy định như thế nào? San lấp mặt bằng được hiểu là việc thực hiện san phẳng nền đất của một công trình xây dựng sao cho địa hình tự nhiên ở đó sẽ đồng nhất với nhau, không còn chỗ nào bị cao thấp, hay nhô lên nữa.

Tuy nhiên về vấn đề thi công san lấp mặt bằng theo như quy định của pháp luật bắt buộc phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu như tự ý thực hiện thì sẽ bị xử phạt tuỳ vào mức độ hành vi cũng như diện tích đất.

Vậy cụ thể mức xử phạt san lấp mặt bằng là bao nhiêu? Các hình thức xử phạt san lấp mặt bằng? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt thuộc về cơ quan nào? v.v…

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về mực phạt trong việc san lấp mặt bằng. Gọi ngay 1900.6174

Thế nào là hành vi san lấp mặt bằng?

Trước khi tìm hiểu về “Mức xử phạt san lấp mặt bằng”, chúng ta hãy tìm hiểu về khái niệm “san lấp mặt bằng“.

San lấp mặt bằng được coi là một trong các dạng của hành vi làm biến dạng địa hình. Theo như quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi làm biến dạng địa hình là các trường hợp như sau:

– Thay đổi độ dốc bề mặt đất

– Hạ thấp đi bề mặt đất do lấy đất mặt để dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với các thửa đất liền kề

– San lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc là san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề khác.

nhu-the-na-la-hanh-vi-san-lap-mat-bang

Việc hủy hoại đất là hành vi bị cấm trong quá trình sử dụng đất căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Đất đai 2013. Cụ thể là trường hợp tự san lấp đất ruộng dẫn tới các bề mặt ruộng cao hơn hoặc là thấp hơn các thửa đất liền kề được xác định là các hành vi hủy hoại đất.

>>> Xem thêm: San lấp đất nông nghiệp – giải pháp bền vững cho sợ phát triển nông thôn

Về căn cứ để lập biên bản vi phạm hành chính xử phạt san lấp mặt bằng

Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì căn cứ để lập biên bản xử phạt san lấp mặt bằng như sau:

– Khi phát hiện các vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực  quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ cần phải kịp thời lập biên bản, trừ các trường hợp xử phạt không cần lập biên bản theo như quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Căn cứ dựa vào quy định nói trên, để lập biên bản các hành vi vi phạm hành chính thì bạn cần phải xác định dựa vào các hành vi đổ đất, san lấp mặt bằng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi liệu có phải là hành vi vi phạm hành chính hay không? Hành vi này có được quy định trong các Nghị định về việc xử phạt vi phạm hành chính hay là không?.

Bởi vì có những hành vi vi phạm luật nhưng trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính thì lại không có quy định xử phạt thì cũng không có cơ sở để lập biên bản vi phạm hành chính được.

Hành vi san lấp mặt bằng, đổ đất đối chiếu theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì là hành vi chiếm đất căn cứ theo Điều 14. Tại khoản 6 Điều 14 của Nghị định 91 quy định như sau:

– Trường hợp mà lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn cho các công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ hay đất trụ sở làm việc và các cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo như quy định của pháp luật về việc quản lý, sử dụng tài sản của nhà nước thì hình thức, mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về các hoạt động đầu tư xây dựng;

– Khai thác, chế biến, sản xuất, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở hay quản lý sử dụng nhà và công sở; trong các lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật; trong một số các lĩnh vực khác về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; trong các lĩnh vực về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.

can-cu-de-lap-bien-ban-xu-ly-san-lap-mat-bang

Như vậy, theo như Nghị định 91/2019/NĐ-CP nêu trên thì hành vi chiếm đất để san lấp mặt bằng, đổ đất trong phạm vi công trình thủy lợi sẽ phải áp dụng theo pháp luật về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi.

– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ có quy định cụ thể về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống thiên tai hay khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi; đê điều, được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 65/2019/NĐ-CP thì đã bỏ đi quy định về các hành vi lấn, chiếm đất (tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định 104 có quy định hành vi lấn, chiếm đất), chỉ quy định như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Làm lều, quán, tường; xây dựng các công trình tạm trái phép trong phạm vi bảo vệ các công trình thủy lợi

– Đào, cuốc, xới, đánh vầng cỏ, gieo trồng các loại cây hoa màu trên các bờ, mái kênh, mái đập đất.”

Đối chiếu với hành vi “san lấp mặt bằng, đổ đất” với quy định tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định 104/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 65/2019/NĐ-CP thì chỉ có thể lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi đào đất trên bờ tại phạm vi bảo vệ đê điều.

>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí về biên bản vi phạm hành chính san lấp. Gọi ngay 1900.6174

Mức xử phạt san lấp mặt bằng về hành vi vi phạm hành chính là bao nhiêu?

Xử phạt san lấp mặt bằng có thể hiểu là mức xử phạt về hành vi hủy hoại đất đai. Căn cứ vào điều Điều 15 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định nếu người dân vi phạm luật đất đai sẽ bị xử phạt hành chính.  Cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 ha

– Phạt tiền từ 5 triệu đồng – 10 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 ha đến dưới 0,1 ha

– Phạt tiền từ 10 triệu đồng – 30 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha

– Phạt tiền từ 30 triệu đồng – 60 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 ha đến dưới 01 ha

– Phạt tiền từ 60 triệu đồng – 150 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 ha trở lên

muc-phat-san-lap-mat-bang-theo-phap-luat

Như vậy với mức xử phạt san lấp đất đai này thì các chủ thể nên chú ý để không vi phạm quy định nêu trên. Dù là thi công xây dựng công trình nhỏ hay lớn thì đều bắt buộc phải có giấy phép xây dựng và các giấy tờ có liên quan khác. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí cụ thể các mức phạt theo quy định. Gọi ngay 1900.6174

Ngoài mức xử phạt hành chính, còn hình thức xử phạt san lấp mặt bằng nào khác không?

Khi san lấp mặt bằng trái phép, bạn có thể bị xử phạt san lấp mặt bằng với số tiền quy định như trên. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bạn cũng có thể xủ phạt và bị buộc các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi san lấp của mình gây ra.

Cụ thể, bạn sẽ phải dọn dẹp sạch sẽ, thu gọn rác, chất liệu, đồ dùng phế thải, các phương tiên, tư liệu hàng hóa hay các máy móc thiết bị cùng các vật dung liên quan khác. Và bạn cần phải khôi phục lại tình ban đầu của mặt bằng.

Do vậy, để tránh tình trạng bị phạt tiền và xử phạt bằng các hình thức khác, trước khi san lấp mặt bằng, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng và xin cấp giấy phép san lấp mặt bằng tại các cơ quan có thẩm quyền.

>>> Mức xử phạt san lấp mặt bằng trái phép? Gọi ngay 1900.6174

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt san lấp mặt bằng

Theo như quy định tại Điều 33 của Nghị định 104/2017/NĐ-CP thì Xử phạt san lấp mặt bằng : Người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành về công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập các biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực phòng, chống thiên tai; hay khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.

Như vậy, đối với công chức cấp xã được giao cho nhiệm vụ quản lý công trình thủy lợi mà đang thi hành công vụ thì có thẩm quyền lập các biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi “san lấp mặt bằng hay đổ đất”.

Sau khi tiến hành việc lập biên bản vi phạm hành chính thì cần trình lên Chủ tịch UBND cấp xã để ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 100.000 – 300.000 đồng, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất.

muc-xu-phat-san-lap-mat-bang

Trường hợp mà các cá nhân, tổ chức có hành vi san ủi mặt bằng làm biến dạng đi địa hình thì sẽ lập biên bản và xử lý về hành vi hủy hoại đất theo như quy định tại Điều 15 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí cơ quan và biên bản có thẩm quyển xử phạt. Gọi ngay 1900.6174

Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng


Sau đây là 02 mẫu đơn xin san lấp mặt bằng hộ gia đình, cá nhân mà bạn có thể tham khảo:

Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng số 1

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…., ngày…….tháng…….năm 20….

ĐƠN XIN CẢI TẠO SAN LẤP MẶT BẰNG
(V/v: Xin được cho phép cải tạo san lấp mặt bằng tại….. với diện tích…..m2/ ha)

Kính gửi: – Bộ Tài nguyên và Môi trường

– Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam

– Ủy ban nhân dân tỉnh ….

– Căn cứ Luật Khoáng sản năm 2010

– Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh …

(Tên tổ chức, cá nhân)…

Trụ sở tại:………………………………….

Điện thoại:……………………. Fax:………………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể số…/…. ngày …/…/….. (nếu có).

Đang thực hiện việc cải tạo mặt bằng ………….. tại khu vực… xã….. huyện….., tỉnh … theo Quyết định phê duyệt số …../….. ngày …../…../…. của….. (hoặc tại thửa số… tờ bản đồ số… đã được ……. cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ngày…/…/…..)

Giấy phép xây dựng số …../….. ngày …../…../….. do….. (tên cơ quan) cấp.

Đề nghị được cấp phép khai thác đất san lấp với những thông số sau:

Diện tích khu vực cải tạo: …..….. (ha, m2), được giới hạn bởi các điểm góc: ….. có tọa độ xác định trên bản đồ khu vực kèm theo.

Trữ lượng đất san lấp khai thác:…….. m3.

Độ sâu của mặt bằng xin san lấp, cải tạo: từ….. mét đến….. mét, trung bình…. mét.

Lý do, mục đích xin san lấp mặt bằng:…

Thời gian thực hiện: …………. tháng, từ tháng …… năm ……. đến tháng …….. năm…….

Mục đích sử dụng:…

(Tên tổ chức, cá nhân)……. cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

Tổ chức, cá nhân  

(Ký tên, đóng dấu)

 

>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí về các mẫu đơn xin phép liên quan khác. Gọi ngay 1900.6174

Mẫu đơn xin phép san lấp mặt bằng số 2

 

(TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN) 

Số: …….. ……… 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày … tháng … năm …

ĐƠN XIN ĐÀO AO, HỒ (SAN HẠ CẢI TẠO MẶT BẰNG)
KẾT HỢP TẬN DỤNG VẬT LIỆU SAN LẤP

Kính gửi: – Sở Tài nguyên và Môi trường

– UBND huyện ….

(Tên tổ chức, cá nhân) ……………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………., Fax: …………………………………..

Diện tích khu vực xin đào ao, hồ (san hạ cải tạo mặt bằng): ………………..(ha, m2) thuộc thửa đất số …… tờ bản đồ số …… thuộc xã ……, huyện ……, tỉnh…………….

Độ sâu xin đào ao, hồ (độ cao mặt bằng xin san hạ, cải tạo): …… mét;

Lý do, mục đích xin đào ao hồ (san hạ mặt bằng):………………………………………..

Khối lượng vật liệu san lấp xin tận dụng từ việc đào ao, hồ (san hạ cải tạo mặt bằng) sau khi trừ bờ bảo vệ: ……… m3;

Thời gian thực hiện: …………. tháng, từ tháng …. năm …. đến tháng ….. năm…….

(Tên tổ chức, cá nhân)………………. cam kết tuân thủ đúng nội dung Giấy phép được cấp, tuân thủ “Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh……………” và các quy định khác của pháp luật có liên quan, nếu vi phạm sẽ chịu sự xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành và bị thu hồi quyền sử dụng đất.

Xác nhận của UBND xã 

Ký tên, đóng dấu

Tổ chức, cá nhân làm đơn

Ký và ghi rõ họ tên

 

>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí về các mẫu đơn xin phép liên quan khác đến đất đai. Gọi ngay 1900.6174

Kết luận của Luật sư tư vấn đất đai về việc xử phạt san lấp mặt bằng

Kết luận, việc xử phạt san lấp mặt bằng là một biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật về quản lý đất đai và bảo vệ môi trường. Luật sư khuyến nghị các cá nhân, tổ chức cần tuân thủ các quy định pháp lý liên quan, tránh vi phạm các quy chuẩn về sử dụng đất, nhằm tránh bị xử lý vi phạm.

Việc tư vấn đúng đắn và tuân thủ các quy định sẽ giúp tránh các hậu quả pháp lý không mong muốn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, luật sư sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cụ thể để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định pháp luật.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Xử phạt san lấp mặt bằng đã được Tổng Đài Pháp Luật tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể phân tích căn cứ để lập biên bản vi phạm hành chính, hướng dẫn cách soạn thảo mẫu đơn xin phép san lấp mặt bằng, v.v…

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.