Nghĩa vụ của chồng với con riêng của vợ được pháp luật quy định như thế nào? Cha dượng có phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con riêng của vợ không? Những quyền và nghĩa vụ phải thực hiện đối với con riêng của vợ bao gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi trả lời những câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nghĩa vụ của chồng với con riêng của vợ một cách đầy đủ nhất. Mọi vướng mắc của các bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp đến với Luật sư thông qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng nhất!
>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí nghĩa vụ của chồng với con riêng của vợ. Liên hệ ngay 1900.6174 để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng nhất!
Quy định của pháp luật về nghĩa vụ của chồng với con riêng của vợ
Anh Tài ở tỉnh Bình Phước đặt câu hỏi:Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong được luật sư tư vấn hỗ trợ cho tôi như sau. Trước kia tôi có kết hôn với một người nhưng do cuộc sống hôn nhân không như mong muốn nên chúng tôi đã ly hôn, khi ly hôn chúng tôi có 1 cháu bé là con chung, nhưng do cháu còn nhỏ nên tôi để cháu bé chung sống với mẹ.
Hiện tại tôi đã kết hôn với một người khác, chúng tôi chưa có con chung với nhau nhưng vợ mới cưới của tôi đã có 1 cháu là con riêng, cháu bé hiện nay đã 05 tuổi. Do cháu bé là con riêng của vợ nên tôi thắc mắc trường hợp này nghĩa vụ của chồng với con riêng của vợ như con ruột hay không? Mong được luật sư tư vấn hỗ trợ cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!!
Trả lời:
Xin chào anh Tài, cảm ơn anh đã quan tâm tin tưởng vào trình độ chuyên môn của đội ngũ tư vấn của tổng đài pháp luật và gửi câu hỏi về cho chúng tôi tư vấn hỗ trợ giải đáp.
Sau khi tiếp nhận câu hỏi chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu câu hỏi của anh Tài dựa trên các quy định mới nhất của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời giải đáp câu hỏi thắc mắc của anh như sau:
>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí nghĩa vụ của chồng với con riêng của vợ. Liên hệ ngay 1900.6174 để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng nhất!
Nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con riêng của vợ
Hiện nay tình trạng hôn nhân không đạt, dễ dàng đổ vỡ dẫn đến nhiều cặp vợ chồng ly hôn. Kèm theo việc ly hôn đó là vấn đề con cái, các con chung sẽ sống riêng với bố hoặc mẹ. Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ nhiều người đi bước nữa và bước vào một cuộc sống hôn nhân mới. Khi này phát sinh vấn đề con chung và con riêng.
Vậy cụ thể trường hợp vợ có con riêng thì nghĩa vụ của chồng với con riêng của vợ, đội ngũ chúng tôi xin đưa ra câu trả lời giải đáp thắc mắc này của anh Tài cũng như của tất cả mọi người quan tâm đến tình huống này.
Căn cứ vào Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con như sau:
Yêu thương con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo, giáo dục cho con về mặt sức khoẻ và học tập nhằm giúp con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành một người có ích cho gia đình và xã hội.
Nuôi dưỡng, chăm sóc, trông nom bảo vệ quyền và lợi ích của con khi con chưa thành niên hoặc trong trường hợp con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Làm người giám hộ hoặc người đại diện pháp luật cho con theo quy định của Bộ luật dân sự khi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
>>> Xem thêm: Chưa ly hôn có con riêng với người khác xử phạt như thế nào?
Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính hoặc theo tình trạng hôn nhân của bố mẹ, không được phân biệt con chung hay con riêng, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động. Không được xúi giục hay ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội.
Như vậy, trên cơ sở pháp luật mà Tổng đài pháp luật nêu trên có thể thấy pháp luật quy định không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính hoặc tình trạng hôn nhân của bố mẹ. Đồng nghĩa với việc không được phân biệt giữa con chung và con riêng. Dù là con chung hay con riêng thì anh vẫn có đầy đủ nghĩa vụ của chồng với con riêng của vợ đó là chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con riêng của vợ như là con chung.
Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu nghĩa vụ của chồng với con riêng của vợ theo quy định của pháp luật? Nếu anh, chị và các bạn còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng và kịp thời nhất!
Nghĩa vụ giáo dục đối với con riêng của vợ
Không chỉ có nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng với con mà bố mẹ còn có nghĩa vụ giáo dục với con không phân biệt là con chung hay con riêng.
Căn cứ vào quy định tại Điều 72 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ giáo dục đối với con như sau:
Bố mẹ có nghĩa vụ giáo dục, chăm lo và tạo điều kiện tốt nhất cho con học tập.
Bố mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận, làm gương thật tốt cho con về mọi mặt, phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục cho con.
Bố mẹ hướng dẫn cho con chọn nghề, tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá và công tác xã hội của con.
Như vậy, ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng con, anh Tài còn có nghĩa vụ giáo dục con riêng của vợ anh bởi trong quy định của pháp luật cụ thể là Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không có quy định hay phân biệt việc con chung và con riêng nên dù là con riêng nhưng nghĩa vụ của chồng với con riêng của vợ vẫn phải có đầy đủ quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục với con.
>>> Xem thêm: Bảo lãnh con riêng của vợ sang nhật như thế nào? – Hồ sơ, thủ tục A-Z
Khi ly hôn nghĩa vụ của chồng với con riêng của vợ được quy định như thế nào?
Vậy nên tôi muốn hỏi luật sư là bây giờ chúng tôi ly hôn thì tôi có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp cho tôi.!
Trả lời:
Xin chào anh Tấn, chúng tôi xin cảm ơn anh đã quan tâm tin tưởng vào trình độ của đội ngũ tư vấn chúng tôi để gửi câu hỏi về cho chúng tôi giải đáp. Sau khi tiếp nhận câu hỏi của anh, đội ngũ tư vấn chúng tôi đã nghiên cứu tìm hiểu dựa trên các quy định mới nhất của pháp luật. Sau quá trình nghiên cứu tìm hiểu, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời giải đáp câu hỏi của anh Tấn như sau:
>>> Xem thêm: Con riêng của chồng có được hưởng thừa kế của vợ không?
Nghĩa vụ cấp dưỡng là gì? Nghĩa vụ cấp dưỡng là việc một người phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu cần thiết của người không chung sống với mình nhưng có quan quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định trong Luật hôn nhân và gia đình.
Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng: nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh giữa các mối quan hệ trong Luật hôn nhân khi đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất: người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng.
Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên, hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của pháp luật.
>>> Chuyên viên tư vẫn miễn phí quyền và nghĩa vụ của chồng với con riêng của vợ. Liên hệ ngay 1900.6174 để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng nhất!
Người có nghĩa vụ cấp dưỡng là người đã thành niên có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Ngoài ra còn có quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ chồng được pháp luật quy định tại Điều 79 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con riêng của bên kia cùng chung sống với mình,
Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụ dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng chung sống với mình.
Như vậy, dựa vào các căn cứ quy định trên của pháp luật ta có thể thấy pháp luật chỉ quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ kế đối với con riêng và ngược lại quyền và nghĩa vụ của con đối với cha dượng mẹ kế trong thời kỳ hôn nhân chung sống với nhau mà không quy định cha dượng mẹ kế có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con riêng khi chấm dứt hôn nhân.
Vậy nên trường hợp của anh Tấn nếu anh ly hôn với vợ thì anh không có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ.
Trên đây là bài viết đội ngũ tư vấn của Tổng đài pháp luật xin gửi đến người đặt câu hỏi cũng như bạn đọc nhằm giúp các bạn đọc và quần chúng nhân dân có thể nắm bắt và hiểu rõ hơn về các quyền và nghĩa vụ của chồng với con riêng của vợ. Trường hợp còn thắc mắc hay cần sự tư vấn hỗ trợ giải đáp pháp lý quý bạn đọc có thể liên hệ với số điện thoại: 1900.6174 để được đội ngũ tư vấn chúng tôi hỗ trợ 24/24. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!!
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |