Nguyên đơn dân sự là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Vậy, thế nào là nguyên đơn dân sự? Nguyên đơn dân sự có gì khác so với các chủ thể khác? Hay chủ thể này có những quyền và nghĩa vụ như thế nào khi tham gia tố tụng dân sự? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp!
>> Tư vấn quy định về Nguyên đơn dân sự là gì? Gọi ngay 1900.6174
Nguyên đơn dân sự là gì?
>> Nguyên đơn dân sự là gì? Gọi ngay 1900.6174
Khoản 1 Điều 63 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nguyên đơn dân sự như sau:
“Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Theo đó, nguyên đơn trong vụ án dân sự được hiểu là chủ thể khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện nhằm yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự khi họ có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị người khác xâm phạm.
Nguyên đơn còn có thể là cơ quan, tổ chức do Bộ luật tố tụng dân sự quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích của công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách.
Người khởi kiện sẽ không có quyền khởi kiện nếu như việc khởi kiện thuộc vào một trong những trường hợp: không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân mình hoặc không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà người đó là người đại diện hợp pháp; không thuộc những trường hợp được quy định theo pháp luật có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước thì người khởi kiện.
Trong khái niệm nguyên đơn còn có đồng nguyên đơn và nhiều nguyên đơn cần được phân biệt. Đồng nguyên đơn nghĩa là trong trường hợp vụ án, có nhiều người cùng khởi kiện đối với cùng một đối tượng là cá nhân hoặc là cùng một cơ quan, tổ chức, ví dụ như trong một vụ việc chia thừa kế, nhiều người trong cùng một hàng thừa kế cùng có yêu cầu chia di sản thừa kế, vợ chồng cùng khởi kiện yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng hay vợ chồng cùng đòi nợ người khác…
Vụ án mà có nhiều nguyên đơn, theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015, đối với những vụ án mà có nhiều người có cùng yêu cầu khởi kiện đối với cùng một đối tượng là cá nhân hoặc cùng một cơ quan, tổ chức thì Tòa án có thể nhập những yêu cầu của họ lại để giải quyết trong cùng một vụ án. Trong trường hợp này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ phải ban hành Quyết định nhập vụ án và việc để giải quyết trong cùng một vụ án nhằm bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật. Các nguyên đơn này mặc dù độc lập về quyền lợi với nhau, nhưng được đưa vào giải quyết trong cùng một vụ án vì có cùng bị đơn.
Mọi thắc mắc về vấn đề Nguyên đơn dân sự là gì? theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị tư vấn luật uy tín hoạt động trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật dân sự, tư vấn luật đất đai, tư vấn luật hôn nhân gia đình,… Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển, tổng đài đã tư vẫn và hỗ trợ pháp lý thành công cho hàng nghìn khách hàng trên toàn quốc. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ luật sư!
Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự
Anh Vũ Dũng (Biên Hòa) có câu hỏi:“Tôi và đồng nghiệp cùng công ty có tranh chấp về một vấn đề dân sự. Vì để bảo vệ quyền lợi của mình, tôi đã khởi kiện người này ra tòa, như vậy, tôi đã tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự. Vậy, xin hỏi rằng theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự là gì?”
>> Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Xin chào anh Dũng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Xuất phát từ nguyên tắc tự quyết định và tự định đoạt của đương sự trong vụ việc dân sự, nguyên đơn có quyền được thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần yêu cầu khởi kiện hoặc toàn bộ. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, từ giai đoạn đầu tiên là nộp đơn khởi kiện, Tòa án thụ lý vụ án, giai đoạn chuẩn bị xét xử sở thẩm, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, đến chuẩn bị xét xử phúc thẩm và tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, nguyên đơn có thể sử dụng quyền này bất cứ khi nào. Theo quy định tại điều 70 và điều 71 của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015, nguyên đơn có quyền và nghĩa vụ như sau:
Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có những quyền sau:
– Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ theo quy định.
– Đưa ra những chứng cứ, đồ vật, tài liệu, yêu cầu;
– Trình bày ý kiến của bản thân về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và có quyền yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành kiểm tra, đánh giá;
– Được thông báo về kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
– Được yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
– Đề nghị thay đổi những chủ thể sau: người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người định giá tài sản, người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật;
– Đề nghị về mức bồi thường thiệt hại, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bồi thường;
– Tham gia phiên tòa xét xử; trình bày ý kiến bản thân, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; xem biên bản của phiên tòa;
– Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
– Khiếu nại quyết định của Tòa án, hành vi tố tụng của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;
– Những quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ:
– Có mặt theo đúng giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Trình bày một cách trung thực những tình tiết liên quan tới việc bồi thường thiệt hại;
– Chấp hành theo bản án, quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Mọi thắc mắc về quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn là gì theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!
>> Xem thêm: Quyền sở hữu tài sản gồm những quyền nào? [Cập nhật 2022]
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi dân sự của nguyên đơn
Chị Thúy Kiều (Hà Giang) có câu hỏi:“Xin chào Luật sư! Tôi có một câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp như sau:
khi tham gia tố tụng dân sự, người khởi kiện có tư cách pháp lý là nguyên đơn dân sự và cũng cần có những điều kiện về năng lực pháp luật. Vậy, cho tôi hỏi năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi dân sự của nguyên đơn được quy định như thế nào? Tôi xin cảm ơn!”
>> Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi dân sự của nguyên đơn là gì? Liên hệ 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Kiều! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi! Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại điều 69 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015, ta có thể hiểu năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng của chủ thể có các quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự được pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong vấn đề yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và những lợi ích hợp pháp của mình. Còn năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng mà chủ thể đó tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện của mình để tham gia tố tụng dân sự.
+ Về chủ thể:
Trong trường hợp nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng. Cụ thể, những cơ quan bao gồm các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tham gia tố tụng dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc là đại diện theo ủy quyền.
Vấn đề được đặt ra đối với cơ quan có nhiều bộ phận cấu thành.
Ví dụ, theo quy định tại Luật tổ chức Tòa án năm 2014, Tòa án Nhân dân tối cao bao gồm Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, bộ máy giúp việc cho tòa án, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng – Học viện Tòa án. Theo một vài quan điểm, chỉ có Học viện Tòa án mới có quyền được tham gia tố tụng dân sự một cách độc lập. Bởi lẽ, Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân và trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Học viện Tòa án có tư cách pháp nhân, con dấu và có tài khoản riêng.
Tổ chức bao gồm các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp xã hội.
Tổ chức còn có thể bao gồm những loại hình doanh nghiệp ví dụ như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tổ chức bao gồm những tổ chức có tư cách pháp nhân và những tổ chức không có tư cách pháp nhân. Tổ chức có tư cách pháp nhân có quyền tham gia tố tụng dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc đại diện theo ủy quyền.
Việc xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự của các chủ thể khác như tổ hợp tác, Hộ gia đình, tổ chức khác mà không có tư cách pháp nhân thì có quy định riêng. Theo đó, chủ thể này khi tham gia tố tụng dân sự phải có người đại diện hợp pháp.
+ Về phạm vi, mức độ tham gia tố tụng dân sự:
Nguyên đơn là người có độ tuổi từ đủ mười tám tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ những người mất năng lực hành vi dân sự hoặc những trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trường hợp nguyên đơn là người bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ sẽ được xác định theo quyết định của Tòa án, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp cho họ sẽ được xác định theo quyết định của Tòa án.
Trường hợp nguyên đơn là người chưa đủ sáu tuổi hoặc là người mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của nguyên đơn, việc bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp cho những chủ thể này tại Tòa án là do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Trường hợp nguyên đơn là người có độ tuổi từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp cho những chủ thể này tại Tòa án là do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Trường hợp nguyên đơn là người có độ tuổi từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi mà đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc tham gia những giao dịch dân sự bằng chính tài sản riêng của mình thì được tự mình tham gia tố tụng về các việc có liên quan tới quan hệ lao động hoặc những quan hệ dân sự đó. Trong những trường hợp như vậy, Tòa án có thẩm quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những vấn đề khác, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Tòa án là do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Quy định này được xuất phát từ Bộ luật Lao động năm 2019, theo đó, người có độ tuổi từ đủ 15 tuổi có quyền được giao kết hợp đồng lao động; và theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện những giao dịch dân sự, trừ các giao dịch dân sự liên quan tới bất động sản, động sản cần phải được đăng ký và các giao dịch dân sự khác được pháp luật quy định phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
Mọi thắc mắc về Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi dân sự của nguyên đơn theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Giao kết hợp đồng là gì? – Các hình thức giao kết hợp đồng [2022]
Một số câu hỏi thường gặp về nguyên đơn dân sự là gì?
Điều kiện trở thành nguyên đơn dân sự là gì?
Anh Hoàng An (Hải Phòng) có câu hỏi:“Theo tôi được biết, một trong những bên đương sự không thể thiếu trong tố tụng dân sự là nguyên đơn dân sự. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trở thành nguyên đơn dân sự được. Vậy, điều kiện để trở thành nguyên đơn dân sự là gì? Tôi xin cảm ơn!”
>> Điều kiện trở thành nguyên đơn dân sự là gì? Gọi ngay 1900.6174
Xin chào anh An! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Để trở thành nguyên đơn dân sự thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định:
Thứ nhất, khi các chủ thể có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi chủ thể khác. Điều này cho thấy rằng việc nguyên đơn dân sự tham gia tố tụng là mang tính chủ động; khi nhận thấy rằng quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân bị xâm hại; chủ thể có thể tự mình yêu cầu cơ quan chức năng nhà nước bảo vệ quyền lợi cho mình. Nó trái ngược với tính bị động của bị đơn khi tham gia tố tụng dân sự. Việc yêu cầu được bảo vệ quyền lợi bị xâm hại xuất phát từ ý chí chủ quan của phía nguyên đơn.
Việc xác định quyền và lợi ích của chủ thể có bị xâm hại hay không phải được khẳng định trong những bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực. Khi bản án, quyết định của Tòa án chưa phát sinh hiệu lực pháp luật khẳng định vấn đề đó thì quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn mới chỉ dừng lại ở việc là giả thiết bị xâm phạm.
Thứ hai, để có thể tham gia vào quan hệ pháp luật Tố tụng dân sự thì nguyên đơn dân sự cần phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự và năng lực pháp luật tố tụng dân sự. Vì ngoài việc có những năng lực mà pháp luật quy định, nguyên đơn còn phải tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc có thể ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình tham gia tố tụng, lúc đó họ trở thành nguyên đơn.
Thứ ba, các chủ thể trở thành nguyên đơn dân sự khi yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân hoặc lợi ích công cộng, lợi ích thuộc về lĩnh vực mà mình phụ trách. Đối với những chủ thể là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc cơ quan, tổ chức tiến hành khởi kiện vụ án dân sự thông qua người đại diện hợp pháp được Tòa án thụ lý thì những cá nhân, cơ quan, tổ chức đó trở thành nguyên đơn dân sự.
Trong trường hợp cá nhân không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự mà có người đại diện hợp pháp đại diện cho người này để bảo vệ quyền lợi thì người được bảo vệ quyền lợi cũng sẽ được xác định là nguyên đơn. Việc pháp luật quy định nhiều chủ thể có thể trở thành nguyên đơn dân sự cho thấy sự quan tâm của pháp luật đến việc bảo đảm lợi ích của mọi chủ thể trong xã hội.
Thứ tư, để có thể khởi kiện và xác định tư cách là nguyên đơn trong tố tụng dân sự thì chủ thể cần phải có đơn khởi kiện, gửi đơn kiện tới Tòa án và được Tòa án thụ lý đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện cần phải có đầy đủ nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 164 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.
Trong trường hợp mà cả hai bên chủ thể của một quan hệ pháp luật nội dung trong tranh chấp dân sự mà cùng khởi kiện nhằm yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ nội dung đang tranh chấp đó thì Tòa án thụ lý đơn khởi kiện của bên nào trước thì bên đó được xác định là nguyên đơn dân sự.
Ngoài nguyên đơn dân sự là người có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền lợi của cá nhân, lợi ích công cộng…thì những chủ thể khác trong tố tụng dân sự như bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có thể trở thành nguyên đơn trong trường hợp:
+ Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuy nhiên bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì khi đó bị đơn trở thành nguyên đơn.
+ Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có yêu cầu độc lập trở thành nguyên đơn.
Mọi thắc mắc về điều kiện trở thành nguyên đơn dân sự theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Nghĩa vụ dân sự là gì? Quy định pháp luật về nghĩa vụ dân sự
Tại sao nguyên đơn có vai trò quan trọng trong vụ án dân sự so với các đương sự khác?
Anh Chí Bảo (Vũng Tàu) có câu hỏi:“Xin chào Luật sư! tôi có một thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau: trong tố tụng dân sự, ngoài đương sự là nguyên đơn ra thì còn có nhiều chủ thể khác nữa. Vậy, tại sao nguyên đơn có vai trò quan trọng trong vụ án dân sự so với các đương sự khác? Tôi xin cảm ơn!”
>> Vai trò của nguyên đơn dân sự là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Xin chào anh Bảo! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi vấn đề thắc mắc đến với chúng tôi! Đối với thắc mắc của anh, chúng tôi đã phân tích và đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự, đương sự trong vụ án dân sự được hiểu là các cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm những chủ thể: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trong tố tụng, nguyên đơn là chủ thể có vai trò quan trọng hơn so với những chủ thể khác. Trước hết, ta cần biết nguyên đơn dân sự là gì?
Khoản 1 Điều 63 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nguyên đơn dân sự như sau:
“Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Theo đó, nguyên đơn trong vụ án dân sự được hiểu là chủ thể khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện nhằm yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự khi họ có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị người khác xâm phạm.
Nguyên đơn có vai trò quan trọng hơn trong vụ án dân sự so với những đương sự khác bởi lẽ:
+ Một vụ án dân sự được phát sinh và được giải quyết tại Tòa án thì cần phải có đơn khởi kiện, mà chủ thể có quyền khởi kiện để giải quyết vụ án đó là nguyên đơn dân sự.
+ Việc khởi kiện của nguyên đơn đồng thời cũng là cơ sở để bắt đầu giải quyết một vụ việc dân sự. Từ đó, cũng làm phát sinh tư cách pháp lý của các chủ thể khác như bị đơn (chủ thể bị khởi kiện), người có quyền và lợi ích liên quan,..
Ngoài ra, khi nguyên đơn dân sự khởi kiện một vụ việc dân sự thì nó không những để đảm bảo quyền và lợi ích của nguyên đơn, của cơ quan, tổ chức mà còn có thể giải quyết được những vấn đề về quyền và lợi ích của những chủ thể khác có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Mọi thắc mắc về vai trò của nguyên đơn dân sự theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!
>> Xem thêm: Hợp đồng ủy quyền là gì? – Mẫu hợp đồng ủy quyền thông dụng
Nguyên đơn trong vụ án dân sự khác gì so với nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự?
Chị Bảo Ngọc (Kiên Giang) có câu hỏi:
“Cách đây mấy ngày, xóm tôi xảy ra một cuộc ẩu đả giữa hai người đàn ông, một trong số đó ném gạch về phía đối phương nhưng không may là viên gạch lại rơi trúng vào chiếc xe ô tô mà gia đình tôi đỗ ngoài cổng, làm cho chiếc ô tô bị méo mó ở một số chỗ. Người đàn ông có hành vi ném gạch hiện đang bị tạm giữ vì cố ý gây thương tích cho người khác. Tôi có yêu cầu người này bồi thường thiệt hại cho gia đình tôi thì nhận được giấy triệu tập lên tòa với tư cách là nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự chứ không phải nguyên đơn dân sự. Vậy, xin hỏi, nguyên đơn trong vụ án dân sự khác gì so với nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự? Tôi xin cảm ơn!”
>> Phân biệt nguyên đơn trong vụ án dân sự với nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự? Liên hệ 1900.6174
Xin chào chị Ngọc! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Trước hết, chúng ta có thể thấy, nguyên đơn trong vụ án dân sự được quy định trong Bộ Luật Tố tụng dân sự, nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự được quy định trong Bộ Luật tố tụng hình sự. Hai chủ thể này có điểm chung là đều bị gây thiệt hại tới quyền và lợi ích của bản thân. Từ quy định của pháp luật, ta có thể thấy hai chủ thể này có sự khác nhau ở những khía cạnh sau:
1. Về khái niệm
– Nguyên đơn dân sự là gì? Nguyên đơn dân sự trong tố tụng dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
– Nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Về quyền và nghĩa vụ
Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn được quy định tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
– Tôn trọng Tòa án và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của phiên tòa.
– Phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như: nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, lệ phí, án phí và những chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
– Cung cấp chính xác, đầy đủ địa chỉ nơi cư trú hay trụ sở của mình; trong quá trình mà Tòa án đang giải quyết vụ việc mà có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì nguyên đơn cần phải thông báo kịp thời cho các đương sự khác và Tòa án.
– Có quyền giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Cung cấp những tài liệu, chứng cứ, chứng minh để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
– Có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý những tài liệu, chứng cứ cung cấp các tài liệu, chứng cứ đó cho mình.
– Đề nghị Tòa án tiến hành xác minh, thu thập những tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự bản thân mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu những đương sự khác xuất trình tất cả những tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ;
– Đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ hoặc quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc cung cấp các tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập những người làm chứng, trưng cầu giám định hay quyết định việc định giá tài sản.
– Có quyền được biết, ghi chép, sao chụp những tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do tài liệu chứng cứ được Tòa án thu thập, trừ những tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Có nghĩa vụ phải gửi cho những đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự đó bản sao của đơn khởi kiện và những tài liệu, chứng cứ, trừ những tài liệu, chứng cứ mà đương sự đó đã có và những tài liệu, chứng cứ được quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Trong trường hợp vì lý do chính đáng mà nguyên đơn không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ của họ thì họ có quyền yêu cầu được Tòa án hỗ trợ.
– Có quyền đề nghị Tòa án ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ những biện pháp khẩn cấp tạm thời.
– Có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc; tham gia hòa giải do Tòa án thực hiện.
– Nhận những thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
– Tự bảo vệ quyền lợi cho mình hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
– Có quyền yêu cầu thay đổi các chủ thể: người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Tham gia các phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Phải có mặt theo đúng giấy triệu tập của Tòa án và phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.
– Đề nghị Tòa án đưa những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia vào tố tụng.
– Đề nghị Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Đưa ra câu hỏi cho người khác về các vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án các vấn đề cần hỏi người khác; được tham gia đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.
– Được tham gia tranh luận tại phiên tòa, đưa ra những lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.
– Được cấp những tài liệu như: trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án.
– Có quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Có quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã phát sinh hiệu lực pháp luật.
– Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã phát sinh hiệu lực pháp luật.
– Phải sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được có hành vi lạm dụng để gây cản trở tới hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trong trường hợp nguyên đơn không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định.
– Quyền và nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.
– Có quyền thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
– Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần yêu cầu phản tố hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự được quy định tại điều 63 của Bộ Luật tố tụng hình sự như sau:
Nguyên đơn dân sự có quyền:
– Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
– Đưa ra những chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
– Trình bày ý kiến của bản thân về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá những tài liệu chứng cứ liên quan;
– Được thông báo về kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
– Có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
– Đề nghị thay đổi những chủ thể sau: người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật, người phiên dịch;
– Được đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
– Có quyền được tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến của bản thân, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; được tranh luận tại phiên tòa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; được xem biên bản phiên tòa;
– Có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
– Tự khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Được kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án đối với phần bồi thường thiệt hại;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự có nghĩa vụ sau:
– Có nghĩa vụ phải có mặt theo đúng giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Có nghĩa vụ phải trình bày trung thực các tình tiết liên quan tới việc bồi thường thiệt hại;
– Có nghĩa vụ phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định, yêu cầu của cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
>> Xem thêm: Trách nhiệm dân sự là gì? Quy định về trách nhiệm dân sự?
Phân biệt nguyên đơn dân sự và bị hại
>> Nguyên đơn dân sự và bị hại có điểm gì khác nhau? Gọi ngay 1900.6174
1. Giống nhau:
– Về đối tượng: cả bị hại và nguyên đơn dân sự đều có đối tượng là cá nhân, cơ quan, tổ chức.
– Về quyền của hai chủ thể này, bị hại và nguyên đơn dân sự đều có các quyền sau đây:
+ Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ;
+ Đưa ra các chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến của bản thân về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan tới vụ án và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá;
+ Được thông báo về kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
+ Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật, người phiên dịch;
+ Được tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến bản thân, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và những người khác tham gia phiên tòa; tham gia tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân; xem biên bản phiên tòa;
+ Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình…
2. Khác nhau:
Tiêu chí | Bị hại | Nguyên đơn dân sự |
Căn cứ pháp lý | Điều 62, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 | Điều 63, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 |
Khái niệm | Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. | Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. |
Tính chất của thiệt hại | Bị thiệt hại trực tiếp do hành vi vi pháp pháp luật gây ra.
VD: Trường Trung học Cơ sở A bị trộm đột nhập và lấy đi 15 chiếc máy tính. Trong trường hợp đó, Trường Trung học Cơ sở A được xác định là bị hại. |
Bị thiệt hại gián tiếp do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.
VD: Vẫn là trường hợp Trường Trung học Cơ sở A bị trộm đột nhập và lấy đi 15 chiếc máy tính. Tuy nhiên, trên đường tẩu thoát thì có trèo qua nhà dân là B, dẫn đến việc nhà B bị vỡ mái ngói. Khi đó, B được xác định là nguyên đơn dân sự. |
Tham gia tố tụng | Được tham gia tố tụng ngay cả khi không có yêu cầu. | Chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự khi có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. |
Quyền | – Đề nghị về hình phạt, mức bồi thường thiệt hại và biện pháp bảo đảm bồi thường
– Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản cũng như quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, những người thân thích của mình khi bị đe dọa. – Được quyền: Kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án. |
– Chỉ có quyền đề nghị về mức bồi thường thiệt hại và biện pháp bảo đảm bồi thường.
– Không có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, những người thân thích của mình khi bị đe dọa. – Chỉ có quyền: Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án đối với phần bồi thường thiệt hại. |
Nghĩa vụ | – Có mặt theo đúng giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trong trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải là do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;
– Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. |
– Ngoài những nghĩa vụ như bên bị hại, bên nguyên đơn dân sự phải có thêm nghĩa vụ: Trình bày trung thực các tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. |
Mọi thắc mắc về nguyên đơn dân sự và bị đơn theo quy định hiện hành, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp!
Bài viết trên đây là câu trả lời cho những vấn đề xung quanh nguyên đơn dân sự là gì, có quyền và nghĩa vụ như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp phần nào những thông tin hữu ích cho các bạn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ!