Nhập cảnh trái phép là gì? Khung hình phạt như thế nào?

Nhập cảnh trái phép từ lâu đã trở thành một vấn nạn được quan tâm hàng đầu. Vì nó ảnh hưởng đến an ninh trật tự của quốc giá. Đặc biệt khi các loại bệnh dịch nguy hiểm xuất hiện, không kiểm soát được. Vậy người nhập cảnh với người tổ chức nhập cảnh trái phép sẽ phải chịu hình phạt như thế nào? Tất cả thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay 1900.6174 để được luật sư giải đáp kịp thời!

>> Tư vấn quy định về Nhập cảnh trái phép là gì? Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-nhap-canh-trai-phep

 

Nhập cảnh trái phép là gì?

 

>> Nhập cảnh trái phép? Gọi ngay 1900.6174

 

Nhập cảnh trái phép được xem là hành vi của cá nhân hoặc pháp nhân từ ngoài biên giới Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam, là hành vi trái với những quy định về nhập cảnh của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhập cảnh trái phép được coi là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh.

Trên đây là là những giải pháp mà chúng tôi – Tổng Đài Pháp Luật nêu ra nhằm trả lời những thắc mắc xoay quanh câu hỏi. Mọi thắc mắc xin liên hệ 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trên đa dạng lĩnh vực như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn pháp luật hành chính,… Trải qua nhiều năm kinh nghiệm hoạt động và nỗ lực, tổng đài đã nhận được rất nhiều sự đánh giá cao từ khách hàng và đối tác trên toàn quốc. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay 1900.6174  để được luật sư tư vấn miễn phí!

nguoi-nhap-canh-trai-phep-co-the-bi-vi-pham-hanh-chinh-nhu-the-nao

 

Người nhập cảnh trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

 

Ông Phạm Vĩnh Viết (thành phố Hồ Chí Minh) có câu hỏi như sau:“Xin chào các anh/chị luật sư. Tên tôi là Phạm Vĩnh Viết hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ sự tư vấn của các luật sư như sau:

Họ hàng của con dâu tôi quốc tịch nước ngoài làm ăn buôn bán ở nước ngoài nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam và bị cơ quan hải quan bắt và kết luận phạm tội nhập cảnh trái phép vào lãnh thổ Việt Nam. Tôi muốn hỏi vậy liệu phương thức xử phạt hình chính cho hành vi nhập cảnh trái phép là gì? Tôi mong nhận được phản hồi sớm từ phía anh chị. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Mức xử phạt hành chính đối với hành vi Nhập cảnh trái phép? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của ông Viết! Cảm ơn đã tin tưởng vào đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi! Sau khi nghiên cứu và phân tích vấn đề mà ông đang gặp phải, chúng tôi xin được đưa ra giải pháp như sau:

Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong hành vi như: qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất, nhập cảnh.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong hành vi sau: Người nước ngoài nhập cảnh mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;

Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

Từ đó, người qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục nhập cảnh theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Đồng thời, có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm nêu trên; các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi nhập cảnh vào Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Với những giải đáp nêu trên chúng tôi mong rằng ông Viết có thể hiểu thêm được về nhập cảnh trái phép và các hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
Trên đây là là những giải pháp mà chúng tôi – Tổng Đài Pháp Luật nêu ra nhằm trả lời những thắc mắc xoay quanh câu hỏi “Người nhập cảnh trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?”. Mọi thắc mắc xin liên hệ 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam khi có dịch bệnh thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?

 

Bà Cảnh (tỉnh Quảng Trị) có câu hỏi:“Xin chào các anh/chị luật sư. Tên tôi là Nguyễn Thị Cảnh hiện đang sinh sống tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ sự tư vấn của các luật sư như sau: Trong thời kỳ dịch Covid diễn ra ở nước ta báo đài đưa tin rất nhiều về những người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào lãnh thổ Việt Nam. Vậy tôi muốn hỏi Người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam khi có dịch bệnh thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì? Tôi mong nhận được phản hồi sớm từ phía anh chị. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Nhập cảnh trái phép vào Việt Nam khi có bệnh dịch phạm tội gì? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của bà Cảnh! Cảm ơn bà đã tin tưởng vào đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi mà ông đưa ra về vấn đề thắc mắc trong tình hình nhập cảnh trái phép vào Việt Nam khi có dịch bệnh thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nào. Sau khi nghiên cứu và phân tích vấn đề mà bà đang gặp phải, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép như sau:

Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Việc áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” tại Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2.2 Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 như sau:

“2.2. Việc áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” trong “Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép” (Điều 347 Bộ luật hình sự 2015) Do Điều luật quy định 03 hành vi phạm tội độc lập (xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép, ở lại Việt Nam trái phép), nên tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này” được hiểu là đã bị xử phạt hành chính về hành vi tương ứng.”

Theo đó, người nào nhập cảnh trái phép vào Việt Nam đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Cùng với câu trả lời của chúng tôi mong rằng bà Cảnh có thể có những kiến thức bổ ích về nội dung mà bà thắc mắc đến chúng tôi. Trên đây là là những giải pháp mà chúng tôi – Tổng Đài Pháp Luật nêu ra nhằm trả lời những thắc mắc xoay quanh câu hỏi “Người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam khi có dịch bệnh thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?”. Trong trường hợp, bà cần sự tư vấn thắc mắc để chúng tôi xin liên hệ 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Người tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội gì?

 

Ông Hoan (tỉnh Tiền Giang) có câu hỏi như sau:“Xin chào các anh/chị luật sư. Tên tôi là Phùng Ngọc Hoan hiện đang sinh sống tại tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ sự tư vấn của các luật sư như sau: Hiện nay có rất nhiều người tổ chức cho người khác nhập cảnh vào lãnh thổ các nước không riêng ở Việt Nam. Vậy tôi muốn hỏi rằng những cá nhân và tổ chức này có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội gì? Tôi mong nhận được phản hồi sớm từ phía anh chị. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Người tổ chức nhập cảnh trái phép vào Việt Nam phạm tội gì? Liên hệ ngay 1900.6174 

 

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của ông Hoan! Cảm ơn ông đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Chúng tôi đã nhận được câu hỏi và tìm giải pháp cho về vấn đề mà ông đưa ra thắc mắc về việc người tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội gì?” Sau khi nghiên cứu và phân tích vấn đề mà ông đang gặp phải, chúng tôi xin được đưa ra giải pháp như sau:

Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép theo quy định tại Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Đối với việc tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.

Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với các hành vi: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với từ 05 người đến 10 người; Có tính chất chuyên nghiệp; Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm.

Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với hành vi sau đây: có 11 người tham gia trở lên; Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; Làm chết người.

Còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể thấy rằng mức hình phạt đối với người nào mà hành vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép thì bị phạt từ 01 năm đến 05 năm.

Tùy vào mức độ vi phạm, khung hình phạt được áp dụng tương ứng như các quy định trên.

Với những giải đáp nêu trên chúng tôi mong rằng ông Hoan cùng tất cả những người quan tâm có thể hiểu chi tiết nhất về vấn đề này. Trên đây là là những giải pháp mà chúng tôi – Tổng Đài Pháp Luật nêu ra nhằm trả lời những thắc mắc xoay quanh câu hỏi “Người tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội gì?”. Để được tư vấn kịp thời xin liên hệ 1900.6174.

kho-khan-trong-viec-kiem-soat-nhap-canh-trai-phep

 

Khó khăn trong việc kiểm soát xuất nhập cảnh trái phép

 

Bà Thảo (tỉnh Hoà Bình) có câu hỏi:“Xin chào các anh/chị luật sư. Tên tôi là Trần Thị Thanh Thảo hiện đang sinh sống tại tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ sự tư vấn của các luật sư như sau: Trong thời kỳ dịch Covid-19 hoành hành ở nước ta mặc dù an ninh khu vực và biên giới được siết chặt nhưng vẫn có không ít các trường hợp nhập cảnh trái phép vào lãnh thổ quốc gia. Và không biết rằng những hành vi ấy làm khó cho việc kiểm soát xuất nhập cảnh trái phép như thế nào? Tôi mong nhận được phản hồi sớm từ phía anh chị. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Việc kiểm soát xuất nhập cảnh trái phép có những khó khăn gì? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của bà Thảo! Cảm ơn bà đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Nhận được câu hỏi của bà có lẽ cũng là một trong những quan tâm của mỗi người dân về vấn đề biên giới quốc gia mà mỗi người dân lo lắng trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn với đất nước. Từ những tình hình thực tế Việt Nam vừa qua chúng tôi xin được thông tin đến bà:

Nhập cảnh trái phép là việc xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam là vấn đề nhức nhối thường xuyên được đề cập liên quan đến dịch Covid-19 trong hơn một năm qua. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề mới nổi lên mà đã tồn tại và có những diễn biến phức tạp trong nhiều năm. Pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định cụ thể về lái xe xuất nhập cảnh trái phép nhưng việc kiểm soát, quản lý vẫn còn nhiều vướng mắc, nỗi khó khăn. Xuất nhập cảnh trái phép là vi phạm pháp luật nghiêm trọng và gây khó khăn trong công tác quản lý dân cư, đăng ký nhà ở cũng như giữ gìn an ninh trật tự.

Đặc biệt, xuất, nhập cảnh trái phép hiện là nguy cơ khó lường trước đối với công tác phòng chống dịch COVID-19. Các đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép tập trung vào các vụ án. Người Việt Nam lao động trái phép ở nước ngoài; vi phạm pháp luật hoặc bị chính quyền nước sở tại cuốn trôi vì sợ bị truy tố vì vi phạm Đạo luật Xuất nhập cảnh.

Một bộ phận người dân gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, thu nhập từ công việc nội trợ còn thấp… nên phải tìm mọi cách để xuất nhập cảnh qua các con đường tiểu ngạch, giấy phép chủ yếu thông qua tiếp xúc với cư dân của cả 2 nước làm

Bất hợp pháp Hoạt động xuất nhập cảnh có nguồn gốc từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hiểu biết của người dân về các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập cảnh còn hạn chế.

Nhiều công ty vì lợi nhuận trong và ngoài nước đã câu kết với nhau hình thành nhiều đường dây đưa người xuất nhập cảnh trái phép nhằm trục lợi bất chính, dẫn đến vi phạm pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. COVID-19 Lưu ý công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là nội dung quan trọng trong phòng chống, kiểm soát xuất, nhập cảnh trái phép, lực lượng Công an phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân khu vực biên giới, không để các đối tượng xúi giục. tham gia hướng dẫn người nhập cảnh trái phép; khám phá phương thức, thủ đoạn và hậu quả của việc nhập cảnh trái phép. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân tố giác tội phạm, nhất là đối tượng lừa người xuất, nhập cảnh trái phép. Trong thời điểm dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp.

Với những giải đáp trên đây của chúng tôi, mong rằng bà Thảo có thể hiểu thêm được về vấn đề mà bà đang quan tâm. Qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bà ở trên bài viết về thực trạng của Việt Nam trong thời kỳ dịch bệnh vừa qua mong bà có thể yên tâm về đường lối lãnh đạo của Nhà nước sẽ có những giải pháp tốt nhất để không ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Mọi thắc mắc xin liên hệ 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tổng Đài Pháp Luật đã tư vấn và phân tích về vấn đề Nhập cảnh trái phép. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp, gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ!