Ô tô vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

Ô tô vượt đèn đỏ là những lỗi thường gặp khi tham gia giao thông. Tình trạng vi phạm này xảy ra ở khắp nơi và Nhà nước cũng đưa ra những biện pháp đủ tính răn đe và nghiêm khắc nhằm hạn chế tình trạng này. Vậy theo quy định của pháp luật, ô tô vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt ra sao, ô tô vượt đèn đỏ rẽ phải có bị coi là lỗi không và các trường hợp vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt? Tổng Đài Pháp Luật xin mời quý bạn theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật những thông tin về pháp luật bổ ích và mới mẻ ! Nếu có bất cứ thắc mắc nào về những câu hỏi trên, vui lòng gọi tới hotline 1900 6174 để được Luật sư tư vấn và giải đáp !

Anh Minh ở Hà Nội đặt câu hỏi:

“Xin chào Luật Sư!

Tôi và gia đình đã sống và làm việc ở Hà Nội được 10 năm. Vài ngày trước, nhân dịp nghỉ hè thì nhà tôi đã đi du lịch xa và để kịp nhận phòng khách sạn thì tôi đã vượt đèn đỏ khi điều khiển ô tô trên tuyến đường và bị công an bắt và phạt tiền. Tuy nhiên, tôi thấy số tiền tôi bị phạt khá nhiều so với mức quy định và họ cũng đưa ra một vài lỗi nữa mà tôi chưa nắm rõ các quy định liên quan tới vấn đề ô tô vượt đỏ. Tôi có câu hỏi cần luật sư giải đáp đó là ô tô vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt ra sao, các trường hợp vượt đèn đỏ không bị xử phạt? Mong Luật sư giải đáp giúp, tôi xin cảm ơn và sẽ hậu tạ sau !”

 

Dựa trên quy định Luật giao thông đường bộ 2008, nghị định và các văn bản pháp luật hiện hành khác, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho anh Minh như sau:

 

>>> Ô tô vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu? Gọi ngay 1900 6174

Thế nào là vượt đèn đỏ?

 

Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008 – sửa đổi 2018 quy định khi đi trên đường, các loại xe cần chấp hành tín hiệu của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, vạch kẻ đường hoặc cọc tiêu, rào chắn.

Đèn tín hiệu gồm 3 loại:xanh, đỏ và vàng trong đó:

o-to-vuot-den-do

+ Đèn xanh: thông báo các loại xe được phép đi.

+ Đèn đỏ:cấm các phương tiện đi.

+ Đèn vàng: phải dừng lại trước vạch trừ khi đã quá vạch dừng thì được đi tiếp. Khi đèn vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ, quan sát và nhường đường cho người đi bộ.

Nhìn chung, vượt đèn đỏ là việc người điều khiển phương tiện giao thông tiếp tục di chuyển khi tín hiệu đèn đã chuyển màu đỏ (theo luật là phải dừng lại). Khi tham gia giao thông, gặp tín hiệu đèn đỏ là phải dừng lại trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn chỉ “vạch dừng xe” thì dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

 

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về đóng phạt lỗi ô tô vượt đèn đỏ. Gọi ngay 1900 6174

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm giao thông

 

Căn cứ theo điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi như sau:

+ Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm l khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7 ; điểm a khoản 8 điều này.

+ Chuyển hướng không nhường quyền đi trước, người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ

+ Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ

+ Khi dừng xe, đỗ ce không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết

+ Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 điều này và trường hợp đỗ xe tại vi trí quy định được phép đỗ xe.

+ Không gắn biển bảo hiệu ở phía trước xe khéo, phía sau xe được kéo, điều khiển xe ro moóc không có biển báo hiệu theo quy định

+ Cấm bấm còi trong đô thị và khu vực đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm như sau:

+ Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm tại điểm g khoản 5 điều này

+ Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy vượt quá tốc độ quy định

+ Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định

+ Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m, điểm n khoản 3 điều này

+ Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 điều này

+ Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định

+ Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn

+ Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm d khoản 7 điều này.

+ Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư

+ Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, ngầm, gầm cầu vượt trừ trường hợp tổ chức giao thông tại những khu vực này bố trí quay đầu xe

o-to-vuot-den-do

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi như sau:

+ Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

+ Không chấp hành hiệu lệnh hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

+ Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định

+ Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;

+ Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

+ Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định, trừ hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều quy định tại điểm g khoản 3 Điều này; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

+  Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h …

 

>>> Tìm hiểu rõ hơn về luật giao thông. Gọi ngay 1900 6174

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ với ô tô

 

Điểm a khoản 5 Nghị định số 100/2019/NĐ – CP quy định mức phạt ô tô vượt đèn đỏ đối với người điều khiển phương tiện mắc lỗi vượt đèn đỏ cũng như không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì có thể bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng. Bên cạnh đó, còn có thể chịu thêm hình phạt bổ sung.

Điểm b , c khoản 11 Điều 5 Nghị định này quy định xe ô tô vi phạm lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tới 3 tháng.

Nếu không tuân thủ tín hiệu đèn và gây tai nạn, sẽ bị tước Giấy phép từ 2 đến 4 tháng.

Ngoài ra, Khoản 1 và 2 Điều 6 Thông tư số 153/2011/TT – BTC quy định về các thủ tục thu và nộp tiền phạt: cá nhân và tổ chức có quyền khiếu nại hoặc tố cáo cơ quan xử lý vi phạm. Người bị xử lý cũng có quyền tố cáo các hành vi vi phạm trong xử lý hành chính. Nếu khiếu nại được thông qua, tiền phạt được trả lại trong vòng 15 ngày.

 

>>> Liên hệ 1900 6174 để được tư vấn bởi luật sư giàu kinh nghiệm

Lỗi ô tô vượt đèn đỏ có cần hình ảnh không?

 

Theo Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an về nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT đã quy định rõ, chỉ một số lỗi vi phạm giao thông bắt buộc phải ghi lại hình ảnh người điều khiển xe vi phạm giao thông mới có thể lập biên bản và đưa ra quyết định xử phạt. Cụ thể như lỗi chạy quá tốc độ hoặc một số lỗi xử lý nguội qua hình ảnh camera,…

o-to-vuot-den-do

Trong khi đó, với lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, CSGT là người làm nhiệm vụ bằng mắt thường phát hiện hành vi vi phạm, tiến hành dừng phương tiện thông báo vi phạm, lập biên bản xử lý và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản xử phạt. Như vậy, lỗi vi phạm vượt đèn đỏ không cần phải chứng minh bằng hình ảnh.

 

>>> Xem thêm: Phí giao thông đường bộ và các trường hợp nào được miễn phí sử dụng đường bộ?

Lỗi ô tô vượt đèn đỏ rẽ phải có bị phạt không?

 

Ngày nay, ở nhiều nơi xuất hiện biển báo “Đèn đỏ được rẽ phải” nên nhiều người dân lầm tưởng là nơi nào cũng có thể rẽ. Thực tế, điều này là không đúng, tự ý rẽ phải ở nơi không có biển báo là vi phạm luật.

Khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ sửa đổi năm 2018 quy định: tín hiệu đèn giao thông màu xanh là cho phép đi, đỏ sẽ là cấm, vàng là dừng lại trước vạch dừng. Nếu có biển phụ là được rẽ phải thì người điều khiển phương tiện được rẽ. Trường hợp không có biển báo thì người điều khiển phương tiện phải tuân thủ tín hiệu đèn.

Khi vi phạm và tự ý rẽ phải thì sẽ bị phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với ô tô và 300 đến 400 nghìn đồng với xe máy. Ngoài ra, còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo Nghị định 100/2019/NĐ – CP.

Có một vài trường hợp người điều khiển phương tiện được phép rẽ phải đó là:

+ Có hiệu lệnh rẽ từ cảnh sát.

+ Đèn xanh ưu tiên cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo.

+ Có biển cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo.

+ Đi trên kẻ mắt võng bắt buộc rẽ, không được phép đi thẳng hoặc dừng.

 

>>> Gặp khó khăn về vấn đóng phạt lỗi ô tô vượt đèn đỏ. Gọi ngay 1900 6174

Trường hợp được phép vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt

 

Thông thường, vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tuy nhiên một số trường hợp được phép vượt đèn đỏ mà không bị coi là vi phạm:

Khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông( cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ điều khiển giao thông).

Các xe ưu tiên:

+ Xe chữa cháy làm nhiệm vụ.

+ Xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ hoặc có đoàn xe dẫn.

+ Xe cứu thương đang đi cấp cứu gấp.

+ Xe hộ đê, khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc xe làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

Tình trạng ô tô vượt đèn đỏ hiện nay diễn ra rất nhiều tại các địa điểm phần vì lầm tưởng về biển báo hoặc do có công việc đột xuất cần đi nhanh chóng. Tuy nhiên, việc cứ tiếp diễn tình trạng này có thể gây nguy hiểm thậm chí tai nạn. Người dân cũng cần nắm rõ các quy định và mức xử phạt khi điều khiển ô tô mà vượt đèn đỏ để bảo vệ quyền và lợi ích cho bản thân.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về “ô tô vượt đèn đỏ” cụ thể về các quy định liên quan như: mức phạt đối với lỗi ô tô vượt đèn đỏ, ô tô vượt đèn đỏ rẽ phải có bị phạt theo quy định không hoặc các trường hợp ô tô được phép vượt đèn đỏ,… Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về ô tô vượt đèn đỏ, xin vui lòng gọi tới số 1900 6174 để được chúng tôi tư vấn kịp thời !

Liên hệ với chúng tôi

 

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

 

  19006174