Phòng chống xâm hại trẻ em như thế nào?Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. Tuy nhiên, xu thế phát triển của xã hội ngày nay thì tình trạng bạo lực học đường, tình trạng bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang liên tục xảy ra, trở thành nỗi bức xúc của xã hội, nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh cũng như của những người quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên. Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ phía chúng tôi về các vấn đề pháp luật, vui lòng gọi số hotline sau đây của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174.
>>>Phòng chống xâm hại trẻ em như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174
Thế nào gọi là xâm hại trẻ em?
Căn cứ theo như quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Bảo vệ trẻ em 2016 quy định về xâm hại trẻ em, cụ thể như sau: Xâm hại trẻ em là một hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, và nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức như bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
Xâm hại tình dục trẻ em là một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo như quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật này.
Mặt khác, cũng theo Điều 25 của Luật Bảo vệ trẻ em 2016 quy định về quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục sau đây: rẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.
Trẻ em bị xâm hại tình dục, bao gồm (căn cứ Nghị định 56/2017/NĐ-CP): Trẻ em bị hiếp dâm; bị cưỡng dâm; bị giao cấu; bị dâm ô; bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
>>>Thế nào gọi là xâm hại trẻ em? liên hệ ngay 1900.6174
Hành vi xâm hại trẻ em bị xử lý như thế nào?
Hành vi xâm hại trẻ em sẽ bị xử phạt vi phạt hành chính và xử phạt hình sự, tuỳ thuộc theo mức độ nghiêm trọng của các hành vi và mức độ vi phạm.
Cụ thể như sau:
Xử phạt hành chính với hành vi xâm hại trẻ em
Theo như quy định tại Nghị định 130/2021/NĐ-CP về các hành vi xử phạt hành chính khi xâm phạm trẻ em từ điều 21 cho đến điều 36 với các hành vi như sau:
– Vi phạm quy định về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
– Vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em
– Vi phạm quy định về việc cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em, tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em phải tảo hôn
– Vi phạm quy định về việc cấm sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
– Vi phạm quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em
– Vi phạm quy định về quyền được giáo dục của trẻ em
– Vi phạm quy định về quyền của trẻ em được tiếp cận với các thông tin và tham gia hoạt động xã hội; quyền được bày tỏ các ý kiến; quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; quyền vui chơi, giải trí và cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với các trẻ em.
– Vi phạm quy định về việc hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bạo lực, bỏ tơi và có nguy cơ bị xâm hại khác
– Vi phạm các quy định về cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, an toàn, có hại cho trẻ em; vi phạm các quy định về cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn, thân thiện với trẻ em
– Vi phạm quy định về việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thông tin, truyền thông có những nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em
>>>Xem thêm: Đơn tố cáo cố ý gây thương tích theo quy định tại Hiến pháp 2013
– Vi phạm quy định về việc cấm công bố, tiết lộ các thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em
– Vi phạm quy định về việc cấm lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi
– Vi phạm quy định về việc cấm đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp làm phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc ngược lại
– Vi phạm các quy định về cấm lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc là trái với quy định của pháp luật
– Vi phạm các quy định về không bảo đảm an toàn dẫn đến tai nạn, thương tích cho trẻ em
– Vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
– Người vi phạm vào những hành vi vừa nêu trên có thể sẽ bị phạt tiền cho đến 50.000.000 đồng tuỳ thuộc vào mức độ và hành vi vi phạm.
Xử phạt hình sự với hành vi xâm hại trẻ em
Còn đối với việc xử phạt hình sự thì những người vi phạm có những hành vi liên quan sẽ bị quy vào những tội danh, cụ thể như sau:
– Tội giết hoặc là vứt bỏ con mới đẻ
– Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
– Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi cho đến dưới 16 tuổi
– Tội giao cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi cho đến dưới 16 tuổi
– Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi
– Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào các mục đích khiêu dâm
– Tội mua bán người dưới 16 tuổi
– Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi
– Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi
– Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi
– Với những tội danh hình sự này thì những người vi phạm có thể sẽ bị phạt tù từ 6 tháng cho đến 20, chung thân hoặc tử hình. Những tội danh xâm phạm càng nghiêm trọng thì những người vi phạm càng phải đối mặt với các mức án cao hơn.
Như vậy có thể thấy rằng những hành như xâm phạm về tinh thần, danh dự, nhân phẩm của trẻ thì có thể sẽ bị xử phạt hành chính còn những hành vi xâm phạm thân thể và xâm phạm đến quyền sống còn của trẻ thì sẽ bị xử phạt hình sự.
>>> Hành vi xâm hại trẻ em được xử lý như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174
Những thành tựu và hạn chế của Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam ta đã đạt những bước tiến đáng kể trong việc tăng cường luật pháp quốc gia để nhằm đối phó với các tình trạng bạo lực đối với người chưa thành niên. Luật Trẻ em 2016, Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã có nhiều quy định quan trọng mới nhằm mục đích bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dục cũng như các hình thức bạo lực khác một cách hiệu quả nhất…
Tuy nhiên, pháp luật của Việt Nam vẫn còn có những lỗ hổng cần được khắc phục nhằm để phù hợp với Công ước về Quyền trẻ em (CRC) cũng như Nghị định thư không bắt buộc về việc buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em (OPSC).
>>>Xem thêm: Xâm hại trẻ em dưới 16 tuổi bị xử phạt như thế nào?
Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em
Phòng chống xâm hại trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng và cần được chú ý đặc biệt. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà các bậc phụ huynh, giáo viên và những người chăm sóc trẻ cần có để giúp bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ xâm hại:
– Giúp trẻ em hiểu về sự an toàn: Giải thích cho trẻ biết về những nguy hiểm xung quanh họ, giúp trẻ nhận ra những hành động không an toàn và tìm cách giải quyết vấn đề.
– Giúp trẻ em phát triển kỹ năng tự bảo vệ: Hướng dẫn trẻ em về cách đối phó với những tình huống không an toàn, như từ chối đối tượng xấu, tìm cách tránh xa nếu có nguy cơ xảy ra.
– Giúp trẻ em tạo ra một mạng lưới an toàn: Khuyến khích trẻ em tìm kiếm sự giúp đỡ của những người tin tưởng, như các bậc phụ huynh, giáo viên, những người bạn thân thiết, chuyên gia tư vấn và các tổ chức hỗ trợ.
– Giúp trẻ em hiểu về giới hạn cá nhân: Giải thích cho trẻ biết về giới hạn của bản thân và người khác, giúp trẻ hiểu rõ về những hành động không đúng mực và tìm cách xử lý.
– Giúp trẻ em hiểu về tình dục và quan hệ giới tính: Giải thích cho trẻ biết về các thuật ngữ, giới tính và tình dục, giúp trẻ hiểu rõ hơn về những hành động không đúng mực trong quan hệ giữa hai người.
– Luôn lắng nghe và tin tưởng trẻ em: Luôn lắng nghe và tin tưởng trẻ em khi chúng muốn chia sẻ những điều không dễ dàng, giúp trẻ cảm thấy an toàn và được quan tâm.
– Kiểm tra và giám sát hoạt động trực tuyến: Giám sát các hoạt động trực tuyến của trẻ em, đảm bảo rằng chúng không tiếp xúc với những người không đáng tin cậy hoặc những nội dung không phù hợp.
– Giáo dục cho trẻ em về quyền của mình: Giúp trẻ em hiểu rõ về quyền của mình, bao gồm quyền được an toàn, quyền từ chối và quyền báo cáo những hành động không đúng mực.
– Tất cả các kỹ năng trên đều rất quan trọng để giúp bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ xâm hại. Chúng ta cần luôn chú ý đến sự phát triển của trẻ em và tạo điều kiện cho trẻ em được an toàn và phát triển tốt.
>>>Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Phòng chống xâm hại trẻ em” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn. Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể.
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |