Phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Hệ thống giao thông đường bộ được xây dựng nhằm giúp các phương tiện thuận tiện trong việc tham gia giao thông. Và hiện nay, khi lưu thông trên đường, ta có thể thấy có rất nhiều các phương tiện khác nhau cùng lưu thông trên đoạn đường đó. Bài viết Phương tiện tham gia giao thông đường bộ sẽ giúp bạn có thêm các thông tin cần thiết về vấn đề này của Tổng Đài Pháp Luật với hotline 1900.6174
>> Liên hệ 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ là gì?
>> Hướng dẫn miễn phí phương tiện tham gia giao thông đường bộ nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Phương tiện tham gia giao thông được người dân sử dụng phổ biến hiện nay. Khi lưu thông trên đường, có thể thấy có rất nhiều phương tiện cùng tham gia trong quá trình lưu thông.
Vậy thì, phương tiện tham gia giao thông đường bộ là gì?
Trước hết, khái niệm đường bộ được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật giao thông đường bộ, bao gồm: đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Phương tiện giao thông là các phương tiện được người điều khiển sử dụng để di chuyển, đi lại, tham gia vào quá trình lưu thông trên đường bộ.
Và các loại phương tiện này là những phương tiện được sử dụng hợp pháp, đáp ứng đủ các quy định của pháp luật để được sử dụng, đưa vào tham gia giao thông.
Vậy thì, phương tiện tham gia giao thông đường bộ được giải thích tại quy định khoản 21 Điều 3 Luật giao thông đường bộ: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.”.
Như vậy, phương tiện tham gia giao thông đường bộ sẽ bao gồm các loại phương tiện được trình bày ở trên và được người tham gia giao thông sử dụng vào quá trình tham gia giao thông của mình.
>> Xem thêm: Đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt theo quy định Luật giao thông đường bộ 2008
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm
>> Hướng dẫn chi tiết phương tiện tham gia giao thông đường bộ miễn phí, liên hệ 1900.6174
Nếu như, đã biết được phương tiện tham gia giao thông là gì, thì chủ phương tiện cũng cần biết được rằng, phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm những phương tiện nào.
Bởi, không phải tất cả các loại phương tiện được biết đến đều có thể được sử dụng làm phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Do đó, cần phải hiểu rõ phương tiện đó sẽ bao gồm những loại nào.
Như nội dung đã trình bày, phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
Trong đó, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sẽ gồm: xe ô tô, xe 2 bánh, xe 3 bánh,…; phương tiện giao thông thô sơ đường bộ sẽ gồm: xe đạp, xe xích lô, xe lăn,…
Cụ thể về quy định của các loại phương tiện này được quy định, giải thích tại khoản 18, 19 Điều 3 Luật giao thông đường bộ.
Về xe máy chuyên dùng, quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật giao thông đường bộ, gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Có sự phân loại về phương tiện bởi tuỳ vào những loại phương tiện khác nhau mà pháp luật có sự quy định về quản lý, về sử dụng, về giấy phép,…
Do đó, chủ phương tiện có thể dựa vào các nội dung trên để xác định phương tiện của mình thuộc loại nào.
Như vậy, phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm có rất nhiều loại, và trong mỗi loại thì được liệt kê rất nhiều các phương tiện khác nhau.
>> Xem thêm: Đường bộ bao gồm những gì? Nguyên tắc khi tham gia giao thông?
Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông đường bộ
>> Tư vấn chi tiết phương tiện tham gia giao thông đường bộ miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Để phương tiện giao thông đường bộ được phép đưa vào lưu thông thì phương tiện giao thông đó sẽ phải đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của luật mà không phải bất kỳ phương tiện nào cũng được phép tham gia giao thông.
Vậy, điều kiện đó là gì?
Đối với phương tiện giao thông là xe cơ giới
– Với phương tiện giao thông là xe ô tô sẽ phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường với các yêu cầu được liệt kê chi tiết tại khoản 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ.
– Với phương tiện giao thông là xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các điều kiện cần phải đáp ứng cũng gần như là tương đồng với phương tiện giao thông là xe ô tô.
Chỉ có một số tính năng phương tiện giao thông xe mô tô, xe gắn máy không có thì mới không phải đáp ứng.
Đồng thời, các phương tiện phải được đăng ký và gắn biển số do cơ quan có thẩm quyền cấp thì mới được phép đưa phương tiện vào tham gia giao thông.
Trường hợp phương tiện chưa được đăng ký hoặc chưa gắn biển số nhưng chủ phương tiện lại đem vào sử dụng thì khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện sẽ bị xử phạt.
Đối với phương tiện tham gia giao thông là xe thô sơ
Theo đó, khi tham gia giao thông bằng phương tiện là xe thô sơ, chủ phương tiện phải đảm bảo rằng phương tiện đủ điều kiện an toàn giao thông đường bộ.
Và xe thô sơ về điều kiện, phạm vi hoạt động sẽ do UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tại mỗi địa phương.
Tức là, ở mỗi địa phương, điều kiện và phạm vi hoạt động của xe thô sơ sẽ là khác nhau.
Do đó, chủ phương tiện cần xác định đúng và nắm rõ đúng quy định của UBND nơi mình sử dụng phương tiện là xe thô sơ quy định như thế nào về vấn đề này.
Đối với phương tiện tham gia giao thông là xe máy chuyên dùng
Xe máy chuyên dùng để được đưa vào tham gia giao thông sẽ phải đáp ứng các điều kiện được liệt kê tại khoản 1 Điều 57 Luật giao thông đường bộ về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Đồng thời, để phương tiện được phép lưu thông trên đường bộ thì phương tiện đó sẽ phải được tiến hành đăng ký và gắn biển số do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Ngoài ra, phạm vi hoạt động của xe máy chuyên dùng cũng có giới hạn, tức là chỉ được phép hoạt động trong phạm vi được quy định.
Như vậy, các phương tiện giao thông sẽ phải đáp ứng các quy định của pháp luật theo từng loại phương tiện khác nhau.
Chủ phương tiện sẽ cần phải xác định phương tiện mình đang sử dụng thuộc loại nào và đã đáp ứng đủ hết các quy định về điều kiện được đưa ra với phương tiện của mình chưa.
Trường hợp đã đáp ứng thì được phép đưa vào lưu thông trên đường bộ. Nếu chưa đáp ứng đủ điều kiện thì vẫn chưa được quyền đưa vào lưu thông.
>> Xem thêm: Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/24 qua điện thoại [MIỄN PHÍ]
Người tham gia giao thông đường bộ gồm những đối tượng nào?
Hiện nay, có rất nhiều người sử dụng các loại phương tiện khác nhau để di chuyển.
Nhưng liệu, tất cả các trường hợp đó có phải đều được xem là người tham gia giao thông đường bộ không?
Đồng thời, với những chủ thể không sử dụng loại phương tiện giao thông nào để đi lại mà di chuyển bằng hình thức đi bộ thì có được coi là người tham gia giao thông không?
Vậy cụ thể, người tham gia giao thông đường bộ gồm những đối tượng nào?
Khái niệm người tham gia giao thông được giải thích tại khoản 22 Điều 3 Luật an toàn giao thông.
Cụ thể theo đó, Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
Trong đó, phương tiện tham gia giao thông đường bộ đã được liệt kê, quy định rõ ràng tại quy định khoản 17, 18, 19, 20, 21 Luật giao thông đường bộ.
Như vậy, đối tượng tham gia giao thông có phạm vi rất rộng, sẽ không chỉ bao gồm những người điều khiển, sử dụng phương tiện giao thông đường bộ mà còn bao gồm người đi bộ, người điều khiển, sử dụng súc vật.
>> Tư vấn miễn phí phương tiện tham gia giao thông đường bộ chính xác, liên hệ 1900.6174
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm những đối tượng nào?
Người tham gia giao thông hiện nay sử dụng các phương tiện khác nhau để di chuyển.
Vậy thì, với những chủ thể tham gia giao thông đường bộ được trình bày trong phần “Người tham gia giao thông đường bộ gồm những đối tượng nào?” thì liệu những chủ thể trên cũng có được coi là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông?
Cụ thể, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bao gồm những đối tượng nào?
Khái niệm người điều khiển phương tiện được giải thích tại khoản 23 Điều 3 Luật giao thông đường bộ: “Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.”.
Khi tham gia giao thông đường bộ, người tham gia giao thông cần phải tuân thủ các quy tắc về hướng đi và đường đi.
Cụ thể, người điều khiển phương tiện giao thông sẽ phải đi theo bên phải theo chiều đi của mình, đồng thời, đi đúng làn đường và phần đường được quy định.
Trường hợp điều khiển phương tiện ở nơi có nhiều làn đường cho xe chạy cùng chiều thì làn đường nào được sử dụng cho phương tiện nào được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường và có biển báo chỉ dẫn rõ ràng.
Người điều khiển phương tiện sẽ phải cho phương tiện của mình đi trong làn đường đó.
Khi muốn chuyển làn thì chỉ được chuyển ở nơi cho phép chuyển làn hoặc nếu ở nơi được cho phép thì phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn thì mới được phép chuyển làn.
Khi tham gia giao thông ở trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, theo quy định thì xe thô sơ sẽ phải đi trên làn đường bên phải phía trong cùng, làn đường bên trái sẽ dành cho xe cơ giới và xe máy chuyên dùng.
Với những phương tiện tham gia giao thông di chuyển với tốc độ thấp hơn thì phải đi về phía bên phải.
Như vậy, chủ thể được coi là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là những chủ thể sử dụng, điều khiển các phương tiện là xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng để sử dụng vào trong quá trình tham gia giao thông.
Với những chủ thể điều khiển, sử dụng súc vật làm phương tiện đi lại thì không được coi là người điều khiển phương tiện giao thông mà chỉ coi là người tham gia giao thông.
>> Liên hệ Luật sư tư vấn về chủ đề phương tiện tham gia giao thông đường bộ nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là toàn bộ các thông tin cần thiết mà Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã tìm hiểu mà muốn cung cấp thêm thông tin cho các bạn về vấn đề Phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Với những nội dung theo quy định của pháp luật đã được trình bày trong bài viết này, hi vọng rằng các bạn đã có thể hiểu rõ hơn và có những thông tin cần thiết về vấn đề này. Nếu còn thắc mắc hay cần hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, các bạn vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng nhất.
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |