Quan hệ pháp luật hành chính là gì? Ví dụ minh họa?

Quan hệ pháp luật hành chính là gì? Luật hành chính là một ngành luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực đời sống xã hội cũng như nhiều quan hệ pháp luật. Nhưng những đặc điểm, phân loại, cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính là vẫn là những thắc mắc của nhiều người hiện nay.

 

Do đó, trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng với bạn đọc làm rõ một số vấn đề pháp lý liên quan quan hệ pháp luật hành chính. Trong trường hợp cần được Luật sư tư vấn khẩn cấp, vui lòng gọi đến số máy 1900.6174 để nhận ngay lời giải đáp chi tiết nhất!

 

 

Quan hệ pháp luật hành chính là gì?

 

Quan hệ pháp luật hành chính là gì? Trong đời sống xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người rất đa dạng. Lúc này, nhằm quản lý xã hội, Nhà nước ban hành pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Từ đó, quan hệ pháp luật được hiểu là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau, trong đó những quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa trên quy định pháp luật và các bên tham gia vào quan hệ pháp luật có quyền và nghĩa vụ pháp lý phát sinh được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

quan-he-phap-luat-hanh-chinh-la-gi-khai-niem

Quan hệ pháp luật hành chính được coi là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật. Đây là quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước và được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật hành chính.

Quan hệ này là quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.

>>> Xem thêm: Quan hệ pháp luật là gì? Quan hệ pháp luật được phân loại ra sao?

Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính là gì?

 

Ngoài những đặc điểm chung như các quan hệ pháp luật khác, các quan hệ pháp luật hành chính còn có các đặc điểm riêng khác. Cụ thể như sau:

– Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn liền với hoạt động chấp hành và điều hành.

– Thứ hai, các quyền và nghĩa vụ hành chính của các chủ thể tham gia quan hệ đó chính là nội dung của quan hệ pháp luật hành chính.

– Thứ ba, quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên nào, dù là chủ thể quản lý hay đối tượng của quản lý hành chính Nhà nước mà không phụ thuộc vào bên kia.

– Thứ tư, ít nhất một bên trong quan hệ pháp luật hành chính phải là chủ thể mang quyền lực Nhà nước. Đây gọi là chủ thể bắt buộc, nếu thiếu sẽ không thể tạo thành quan hệ pháp luật hành chính. Chủ thể bắt buộc thường là cơ quan hành chính Nhà nước, trong một số trường hợp, chủ thể có thể là tổ chức xã hội hoặc cá nhân được Nhà nước trao quyền.

– Thứ năm, quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ phục tùng, khi quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia, không giống với quan hệ dân sự khi các bên vừa có cả quyền và nghĩa vụ với nhau.

– Thứ sáu, đa số các tranh chấp trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính và thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước.

Ở nước ta hiện nay có hai phương thức chính để giải quyết tranh chấp hành chính. Một là, do cơ quan hành chính Nhà nước giải quyết. Hai là, giải quyết tại Tòa án. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số các vụ việc đều do cơ quan hành chính Nhà nước giải quyết.

– Thứ bảy, bên vi phạm trong quan hệ pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Điều này là do việc vi phạm trong quan hệ pháp luật hành chính đã xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính Nhà nước.

Trên đây là những đặc điểm riêng biệt của quan hệ pháp luật hành chính, giúp chúng ta hiểu rõ về quan hệ pháp luật này.

>>> Xem thêm: Quan hệ pháp luật hình sự là gì? Những quy định mới nhất

Thành phần của quan hệ pháp luật hành chính

 

Để cấu thành nên một quan hệ pháp luật hành, cần có ba yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung. Sau đây bài viết sẽ đi vào phân tích những yếu tố này cụ thể là gì và có điểm nào đặc thù trong quan hệ pháp luật hành chính.

 

Chủ thể

 

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cá nhân hoặc tổ chức có đầy đủ năng lực pháp luật hành chính mà tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.

quan-he-phap-luat-hanh-chinh-la-gi-chu-the

Chủ thể cá nhân có thể được hiểu là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch… Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính, cá nhân phải có năng lực chủ thể như sau:

– Năng lực pháp luật: Phát sinh từ khi cá nhân sinh ra và mất đi khi cá nhân đó chế đi.

– Năng lực hành vi: Phát sinh khi cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định và không mắc các bệnh tâm thần, thể chất làm mất đi khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Trong quan hệ pháp luật hành chính, không có độ tuổi chung cho mọi quan hệ pháp luật mà tùy vào từng loại quan hệ, pháp luật xác định độ tuổi được xem là có năng lực hành vi.

Chủ thể là tổ chức bao gồm cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế,… Đối với chủ thể là tổ chức thì năng lực pháp luật và năng luật hành vi cùng xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập và mất đi khi tổ chức đó không còn tồn tại.

 

Khách thể

 

Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính, mục tiêu mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính hướng đến, là những trật tự quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

 

Nội dung

 

Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia dựa theo quy định pháp luật hành chính. Thông thường, quyền của chủ thể này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại.

Điểm khác biệt ở nội dung của quan hệ pháp luật hành chính đó là nhóm chủ thể bắt buộc có quyền yêu cầu các chủ thể khác phải tuân theo. Còn các chủ thể khác chỉ được quyền yêu cầu, kiến nghị,…

quan-he-phap-luat-hanh-chinh-la-gi-noi-dung

Với các chủ thể bắt buộc, quyền cũng đồng thời là nghĩa vụ phải thực hiện khi thực hiện thẩm quyền của mình. Còn các chủ thể khác trong quan hệ pháp luật hành chính có quyền và nghĩa vụ độc lập.

Có thể thấy, chủ thể, khách thể, nội dung là các yếu tố cần thiết và quan trọng để cấu thành quan hệ pháp luật hành chính.

>>> Giải đáp chi tiết điều kiện về năng lực của chủ thể quan hệ pháp luật nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174

Phân loại quan hệ pháp luật hành chính

 

Quan hệ pháp luật hành chính chủ yếu được phân loại như sau:

Phân loại dựa theo tính chất quan hệ giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính:

– Quan hệ pháp luật hành chính nội bộ (Các quan hệ dọc): là quan hệ phát sinh giữa các chủ thể có mối quan hệ về mặt tổ chức, các quan hệ phát sinh trong việc kiện toàn tổ chức của cơ quan.

Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính này thường đề cập đến việc phân cấp quản lý, điều hành, chỉ đạo với các cơ quan trực thuộc, kiện toàn tổ chức, v.v.

– Quan hệ pháp luật hành chính liên hệ (Các quan hệ ngang): là quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể không có quan hệ với nhau về tổ chức mà trong quan hệ đó ý chí của các bên được thể hiện qua thỏa thuận.

Phân loại dựa vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể:

– Quan hệ nội dung: là các quan hệ trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đó.

– Quan hệ thủ tục: là quan hệ phát sinh nhằm tiến hành những thủ tục do pháp luật quy định nhằm giúp cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ nội dung.

Trên đây là phân loại các quan hệ pháp luật hành chính để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về quan hệ pháp luật hành chính và các loại quan hệ pháp luật hành chính.

>>> Giải đáp chính xác nhất về quan hệ pháp luật hành chính là gì, liên hệ ngay 1900.6174

Cơ sở phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính

 

Quan hệ pháp luật hành chính không tự nhiên sinh ra, thay đổi hay chấm dứt. Để làm một quan hệ pháp luật hành chính phát sinh, thay đổi hay chấm dứt cần có 3 điều kiện:

– Quy phạm pháp luật hành chính: Để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính thì trước hết phải có quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hành chính Nhà nước.

– Năng lực chủ thể: Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải là cá nhân có năng lực hành vi hành chính hoặc tổ chức có năng lực pháp luật hành chính theo quy định của luật hành chính.

– Sự kiện pháp lý hành chính: là những sự kiện thực tế gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính,

Sự biến: Là những sự kiện khách quan, xảy ra ngoài ý chí của con người mà việc xuất hiện, thay đổi, chấm dứt của chúng gắn liền với việc làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.

Hành vi: Là sự kiện pháp lý chịu sự chi phối của ý chí con người, mà việc thực hiện hoặc không thực hiện chúng gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.

Có thể thấy, các quy phạm pháp luật hành chính và năng lực chủ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan là điều kiện cần để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính thì sự kiện pháp lý là điều kiện đủ, điều kiện cụ thể và trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ này.

>>> Tư vấn cụ thể nhất về cơ sở phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính, liên hệ ngay 1900.6174

Ví dụ về quan hệ pháp luật hành chính

 

Sau đây là một số ví dụ về quan hệ pháp luật hành chính nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quan hệ pháp luật này:
Ví dụ về quan hệ pháp luật hành chính nội bộ: Quan hệ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Vụ Giáo dục Đại học trong việc Bộ giáo dục điều hành, chỉ đạo cơ quan trực thuộc.

Ví dụ về quan hệ pháp luật hành chính liên hệ: Quan hệ giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế trong việc kiểm tra sức khỏe công dân tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Ví dụ về quan hệ nội dung: Quan hệ giữa UBND huyện và công dân khi công dân yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ví dụ về quan hệ thủ tục: Quan hệ giữa UBND huyện và công dân khi công dân yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải gửi đơn cho UBND huyện.

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về quan hệ pháp luật hành chính là gì nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174

 

Trên đây là tư vấn của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật cho câu hỏi quan hệ pháp luật hành chính là gì. Qua bài viết trên đây, chúng tôi mong đem đến cho các bạn đọc những thông tin hữu ích. Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý phát sinh trên thực tế.

Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào, hãy liên hệ đến chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ.

 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174