Đất đang tranh chấp có bán được không? Hiện nay, các vụ kiện tranh chấp xảy ra rất nhiều, đặc biệt là tranh chấp đất đai. Đã có rất nhiều người dân mua phải đất có tranh chấp. Do đó, họ gặp khó khăn trong việc muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Phần lớn nguyên nhân là do người dân không có kiến thức pháp lý về đất đai, cũng như việc chuyển nhượng quyền sử dụng. Vì vậy, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề “Đất đang tranh chấp có bán được không“, cùng với đó là những thông tin hữu ích xoay quanh.
Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ phía chúng tôi về các vấn đề pháp luật, vui lòng gọi số hotline sau đây của Tổng Đài pháp luật 1900.6174
>>> Đất đang tranh chấp có bán được không? Gọi ngay 1900.6174
Như thế nào được coi là đất đang tranh chấp?
Căn cứ theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai được hiểu là sự tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai giữa hai hay giữa nhiều người trong quan hệ đất đai. Hay nói một cách dễ hiểu, tranh chấp đất đai là việc tranh chấp về ai có quyền sử dụng đất.
Tranh chấp đất đai gồm có 03 dạng:
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Đây là việc tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa các bên. Vụ kiện tranh chấp về quyền sử dụng đất sẽ gồm: Tranh chấp về ranh giới đất, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế hay tranh chấp đòi lại đất.
Thường xảy ra trong các trường hợp như: Đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới…
– Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: Dạng tranh chấp này diễn ra khá phổ biến trong các giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất, như: Trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất; tranh chấp liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư…
– Tranh chấp mục đích sử dụng đất: Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi người sử dụng đất sử dụng sai mục đích đất. Đất đai sẽ được phân bổ ro ràng cho các chủ thể sử dụng, việc quy hoạch sử dụng đất cũng được xác định bởi Nhà nước. Vậy nên dạng tranh chấp này sẽ có cơ sở giải quyết dễ dàng hơn 2 dạng trên.
>>> Tư vấn về “Đất đang tranh chấp có bán được không”? Liên hệ ngay 1900.6174
Đất đang tranh chấp có bán được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Đất Đai 2013, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ được tiến hành khi đáp ứng được điều kiện:
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngoại trừ một số trường hợp nhất định theo pháp luật quy định;
– Đất chuyển nhượng không có tranh chấp
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
– Đất còn trong thời hạn sử dụng đất
Theo những điều kiện được liệt kê trên, có thể thấy rằng: Nếu đất đang tranh chấp thì sẽ không được tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tức là đất đang trong tranh chấp sẽ không được bán.
Do vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Đất đang tranh chấp có bán được không?” là KHÔNG.
>>> Xem thêm: Đất đang tranh chấp có được sử dụng không? Cách xác định đất có tranh chấp
Phải làm gì khi mua phải đất đang tranh chấp?
Việc người dân mua phải thửa đất đang bị tranh chấp diễn ra khá phổ biến. Phần lớn vì họ không hề biết tình trạng của đất đó như thế nào. Khi gặp phải vấn đề này, có rất nhiều người dân hoang mang và lo lắng vì không biết phải giải quyết như thế nào. Tổng Đài pháp luật sẽ chia sẻ đến cho bạn quy trình để xử lý tình huống này như sau:
Bước 1: Người mua phải đất tranh chấp cần xác định được thửa đất này đang có tranh chấp với ai và tranh chấp về vấn đề gì.
Bước 2: Người mua tổ chức thương lượng, đàm phán giữa bên mua, bên chuyển nhượng và bên xảy ra tranh chấp. Bạn nên thực hiện việc hòa giải trước để có thể tiết kiệm chi phí, thời gian đồng thời giữ hòa khí cho các bên.
Bước 3: Nếu trong trường hợp không thể tự hòa giải, bạn cần nộp đơn đề nghị hòa giải tại UBND xã – nơi có đất đang tranh chấp để đề nghị tổ chức hòa giải giữa các bên, theo quy định tại khoản 2, Điều 202, Luật Đất đai 2013.
Bước 4: Trong trường hợp tranh chấp đất đai hòa giải không thành tại UBND xã, thì nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền, theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013. Bên cạnh đó, người mua phải đất tranh chấp có quyền nộp Đơn khởi kiện, cùng tài liệu, giấy tờ kèm theo tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đất.
>>> Luật sư tư vấn miễn phí về đất tranh chấp có bán được không? Gọi ngay 1900.6174
Cách tránh rủi ro khi mua bán đất
Việc mua bán đất là việc rất dễ có rủi ro cũng như tốn rất nhiều tiền. Vậy nên bạn cần cẩn thận trong từng hành động mua bán của mình. Tổng Đài pháp luật sẽ cho bạn vài lời khuyên để có thể giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua bán đất:
– Làm rõ thông tin về bên bán đất: Bạn cần đảm bảo xác minh rõ các thông tin, cụ thể như bên bán có quyền chuyển nhượng, bán mảnh đất đó hay không? Đất bán đó là tài sản chung hay riêng? Đất đó có đang bị tranh chấp hay gặp phải vấn đề pháp lý gì hay không?
– Làm rõ thông tin về việc đất đó đã được cấp sổ đỏ hay chưa
– Làm rõ thông tin về việc đất đó có thuộc quy hoạch không
– Khi đặt cọc thì lưu ý cũng cần lập hợp đồng đặt cọc
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đầy đủ chữ ký của bên bán, chứng thực của cơ quan nhà nước và phải công chứng
>>> Luật sư tư vấn “Đất đang tranh chấp có bán được không? Gọi ngay 1900.6174
Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề “Đất đang tranh chấp có bán được không?” Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất.
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.