Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh: 3 điều quan trọng cần biết

Theo số liệu từ Cục Bản quyền tác giả năm 2024, tỷ lệ các tranh chấp liên quan đến tác phẩm phái sinh chiếm khoảng 23% tổng số vụ việc xâm phạm quyền tác giả được tiếp nhận, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là dấu hiệu cho thấy nhiều cá nhân, tổ chức chưa hiểu rõ về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh, dẫn đến vi phạm không cố ý hoặc rơi vào tranh chấp phức tạp.

Việc nắm chắc nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh, cũng như các quy định pháp lý điều chỉnh quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh, là cơ sở quan trọng để các chủ thể sáng tạo bảo vệ quyền lợi của mình và tránh rủi ro pháp lý.

Bài viết dưới đây do Luật sư tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ – Tổng đài Pháp Luật thực hiện sẽ giúp bạn hiểu rõ các nguyên tắc áp dụng trong thực tiễn.

>>> Thanh toán ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp từ đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giúp bạn vượt qua mọi thách thức pháp luật!

Đặt lịch tư vấn

TÁC PHẨM PHÁI SINH LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN ĐỂ TÁC PHẨM PHÁI SINH ĐƯỢC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

  1. Tác phẩm phái sinh là gì?

Theo khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ 2022), tác phẩm phái sinh được quy định là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác.

Căn cứ theo quy định nêu trên, các tác phẩm phái sinh từ một tác phẩm gốc bao gồm:

– Tác phẩm dịch ra ngôn ngữ khác của tác phẩm gốc: là tác phẩm được dịch sang ngôn ngữ khác một cách sát nghĩa, không diễn đạt sai nội dung dựa trên nội dung của tác phẩm gốc.

– Tác phẩm phóng tác: là tác phẩm phỏng theo tác phẩm gốc, nhưng có sự sáng tạo về nội dung, tư tưởng… Tác phẩm phóng tác thường mang sắc thái mới, khác biệt so với tác phẩm gốc.

– Tác phẩm biên soạn: là việc tổng hợp thông tin, thu thập và chọn lọc các tài liệu tham khảo để viết lại thành một tác phẩm mới có sự trích dẫn những nguồn thông tin đã tham khảo. 

– Bản chú giải: là tác phẩm thể hiện quan điểm, lời bình của người soạn bản chú giải đó, giải thích ý nghĩa để làm rõ hơn nội dung trong tác phẩm gốc.

– Tác phẩm tuyển chọn: được hiểu là một tập hợp các tác phẩm được lựa chọn bởi người biên soạn.

– Tác phẩm cải biên: là tác phẩm được sáng tạo ra trên cơ sở tác phẩm gốc bằng cách thay đổi hình thức diễn đạt. 

– Tác phẩm chuyển thể: có thể hiểu là tác phẩm dựa trên tác phẩm gốc nhưng không làm thay đổi nội dung của tác phẩm gốc. Hiện nay, hình thức chuyển thể phổ biến là việc chuyển thể một tác phẩm văn học, câu chuyện… thành tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình…

  1. Tác phẩm phái sinh có được bảo hộ quyền tác giả không?

Tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả khi đáp ứng 04 điều kiện sau:

2.1 Không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm gốc

Theo khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009), tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Các tác phẩm dùng để làm tác phẩm phái sinh bao gồm:

– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

– Tác phẩm báo chí; 

– Tác phẩm âm nhạc; 

– Tác phẩm sân khấu;

– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

– Tác phẩm nhiếp ảnh;

– Tác phẩm kiến trúc;

– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2.2 Phải do tác giả làm tác phẩm phái sinh trực tiếp sáng tạo

Khoản 3 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009) quy định tác phẩm phái sinh được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

2.3 Được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc

Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009) quy định tác phẩm phái sinh phải được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc. Trong trường hợp không có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Trừ khi tác phẩm phái sinh thuộc các trường hợp không sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ , trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao tại Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ.

2.4 Phải có dấu ấn riêng của tác giả tác phẩm phái sinh

Tác phẩm phái sinh là những tác phẩm được sáng tạo dựa trên tác phẩm gốc. Nên để tác phẩm phái sinh được bảo hộ thì phải có tính sách tạo, mới mẻ và mang dấu ấn của tác giả sáng tạo ra tác phẩm phái sinh đó.

quyen-tac-gia-doi-voi-tac-pham-phai-sinh

THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHÁI SINH LÀ BAO LÂU?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20, quyền làm tác phẩm phái sinh thuộc quyền tài sản. Do đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh có hai loại thời hạn bao gồm:

  • Tác phẩm phái sinh là tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
  • Tác phẩm phái sinh không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

Do đó, tùy vào loại hình của tác phẩm phái sinh mà thời hạn bảo hộ có thể khác nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ.

>>> Chỉ một cuộc hẹn với luật sư, mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết triệt để, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn!

Đặt lịch tư vấn

quyen-tac-gia-doi-voi-tac-pham-phai-sinh

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHÁI SINH?

  1. Hồ sơ

Theo quy định tại Điều 50 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ, hồ sơ để đăng ký bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
  • Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
  1. Thủ tục

Ngày 27/12/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 3684/QĐ-BVHTTDL về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa năm 2022 thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm phái sinh được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ:

  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng..
  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài không có trụ sở, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan trực tiếp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hoặc thông qua ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam.

Bước 2: Trả kết quả:

Theo quy định tại Điều 52 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ: 

  • Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ. 
  • Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

quyen-tac-gia-doi-voi-tac-pham-phai-sinh

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHÁI SINH

  1. Tác phẩm phái sinh là gì?

Trả lời:

Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo dựa trên một tác phẩm có trước, thông qua các hình thức như: dịch thuật, phóng tác, cải biên, chuyển thể, chú giải, tuyển chọn…

  1. Tác phẩm phái sinh có được bảo hộ quyền tác giả không?

Trả lời:

Có, nếu không gây phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả tác phẩm gốc, và bản thân tác phẩm phái sinh phải có tính sáng tạo, thể hiện dưới hình thức vật chất cụ thể.

  1. Có cần xin phép tác giả tác phẩm gốc để làm tác phẩm phái sinh không?

Trả lời:

Có. Việc sáng tạo và sử dụng tác phẩm phái sinh vì mục đích khai thác thương mại phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu quyền tác phẩm gốc (trừ trường hợp tác phẩm gốc đã hết thời hạn bảo hộ).

  1. Tác phẩm phái sinh có được đăng ký bản quyền riêng không?

Trả lời:

Có, nhưng khi đăng ký, cần nộp kèm văn bản đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm gốc. Nếu không có văn bản này, Cục Bản quyền tác giả sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận bản quyền.

  1. Làm parody, mashup, cải biên… có bị coi là vi phạm quyền tác giả không?

Trả lời:

Nếu các hành vi này sử dụng trái phép tác phẩm gốc mà không xin phép chủ sở hữu, thì có thể bị coi là xâm phạm quyền tác giả theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ và có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

Tác phẩm phái sinh có giá trị sáng tạo riêng, nhưng để được bảo hộ và tránh tranh chấp, bạn cần nắm rõ:

  • Các nguyên tắc pháp lý về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
  • Quy trình đăng ký, xin phép và bảo vệ bản quyền theo luật
  • Hạn chế vi phạm tác phẩm gốc dẫn đến rủi ro pháp lý

Tổng đài Pháp luật sẵn sàng hỗ trợ tư vấn bản quyền, bảo vệ quyền tác giả, đăng ký tác phẩm phái sinh – Đặt lịch tư vấn ngay hôm nay để được chuyên gia hỗ trợ đầy đủ theo từng trường hợp cụ thể.

KẾT LUẬN TỪ LUẬT SƯ

Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh là lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi hiểu đúng và áp dụng chặt chẽ từng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Mỗi chủ thể sáng tạo cần ý thức rõ ràng rằng, việc “cải biên” hay “chuyển thể” không đồng nghĩa với sở hữu hợp pháp nếu không được sự cho phép chính thức từ tác giả gốc.

Tổng đài Pháp Luật khuyến nghị các tổ chức và cá nhân có ý định khai thác, chuyển thể tác phẩm cần chủ động xin phép, lập hợp đồng bản quyền rõ ràng và đăng ký bản quyền tác phẩm phái sinh để được pháp luật bảo hộ tối đa.

>>> Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!

Đặt lịch tư vấn

Chat Zalo
Đặt Lịch

    PHIẾU ĐẶT LỊCH

    Bạn vui lòng lựa chọn Hình thức tư vấn, lĩnh vực  mức ưu tiên tư vấn phù hợp với nhu cầu của mình. Xin lưu ý Chi phí tư vấn sẽ thay đổi tùy theo lựa chọn của bạn. Hệ thống sẽ lựa chọn luật sư chuyên môn phù hợp với yêu cầu của bạn.








    Bạn vui lòng quét mã để thanh toán phí tư vấn, sau đó xác nhận bằng cách tích Tôi đã thanh toán thành công và nhấn Đặt lịch tư vấn. Lưu ý: Lịch tư vấn chỉ được xác nhận khi thanh toán thành công. Trong vòng 05 phút, chúng tôi sẽ liên hệ để xác nhận và kết nối bạn với đội ngũ luật sư tư vấn. Ngoài ra, tất cả buổi tư vấn đều được giám sát chuyên môn, đảm bảo đúng định hướng và áp dụng thực tế hiệu quả. Bạn có thể ghi âm, ghi hình để theo dõi và triển khai công việc.

    Chấp nhận các ngân hàng và ví điện tử

    Napas247 | Momo | ZaloPay | Viettel Money | VNPay

    Đọc thêm lợi ích của Luật sư tư vấn

    • Giúp bạn hiểu rõ và tuân thủ luật: Luật sư giúp bạn nắm vững các quy định, tránh vi phạm không đáng có và các vấn đề rủi ro pháp lý có nguy cơ gặp phải.

    • Tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí: Luật sư sẽ giúp xử lý nhanh chóng các vấn đề pháp lý, giảm thiểu chi phí so với tự tìm hiểu hoặc xử lý sai sót trong các vụ việc, vụ án.

    • Tư vấn chiến lược và giải pháp đúng: Luật sư sẽ đưa ra các giải pháp, phương án pháp lý phù hợp để giải quyết vụ việc, vụ án với đúng mục tiêu và mong muốn của bạn.

    • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn: Luật sư có thể đại diện bạn và hỗ trợ bạn trong các giao dịch, tranh chấp, đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ tối đa. Việc thuê luật sư và chi phí thuê luật sư bạn có thể trao đổi trực tiếp với luật sư trong quá trình tư vấn.

    Bạn cần thanh toán trước khi gửi phiếu đặt lịch