San lấp đất nông nghiệp được hiểu là việc san phẳng nền đất nông nghiệp đó, nghĩa là từ một mảnh đất có địa hình tự nhiên cao thấp không đồng nhất, sau một quá trình đào đất ở chỗ cao nhất trong vùng đất đó sẽ vận chuyển đến vùng đất thấp và đắp chỗ đó lại thì bề mặt mảnh đất lúc này sẽ trở nên bằng phẳng. Vậy cụ thể tự ý san lấp đất thì có bị phạt không? Phương án san lấp đất năm 2023 như thế nào? v.v…
Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ đi sâu vào việc phân tích san lấp mặt bằng cũng như nghiên cứu về những nội dung khác có liên quan đến hành vi nói trên. Đừng quên gửi các ý kiến đóng góp về cho chúng tôi thông qua số hotline sau đây của Tổng đài pháp luật 1900.6174
>> Để giải đấp thắc mắc liên quan liên hệ: 1900.6174 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.
San lấp đất nông nghiệp là gì?
San lấp đất nông nghiệp được coi là một trong các dạng của hành vi làm biến dạng địa hình. Theo như quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi làm biến dạng địa hình là các trường hợp như sau:
Thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp đi bề mặt đất do lấy đất mặt để dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với các thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc là san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề khác. Đây cũng đồng thời được xem là một trong những hành vi hủy hoại đất trái với quy định của pháp luật.
Việc hủy hoại đất là hành vi bị cấm trong quá trình sử dụng đất căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Đất đai 2013. Cụ thể là trường hợp tự san lấp đất ruộng dẫn tới các bề mặt ruộng cao hơn hoặc là thấp hơn các thửa đất liền kề được xác định là các hành vi hủy hoại đất.
>>>Nếu bạn cần biết thêm thông tin và hướng dẫn, đừng ngần ngại gọi vào số tông đài: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.
Tự ý san lấp đất nông nghiệp có bị phạt không?
Hành vi san lấp mặt bằng, mua bán hay là xây dựng các công trình trên đất nông nghiệp được cho là các hành vi sử dụng đất không đúng với mục đích và bị nghiêm cấm theo như quy định của Luật Đất đai. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang loại đất phi nông nghiệp phải được sự cho phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 57 của Luật Đất đai năm 2013.
Người dân không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp bằng cách tự ý san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình trên đất nông nghiệp hay bất cứ hành vi nào khác mà làm chuyển mục đích sử dụng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Như vậy, có thể thấy tự ý san lấp đất nông nghiệp là hành vi bị cấm trong khi sử dụng đất, do đó nếu như vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Hợp đồng san lấp mặt bằng – Giải pháp xây dựng hiệu quả bạn nên biết
Đất trồng cây lâu năm có được san lấp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật Đất đai 2013 quy định về các nguyên tắc sử dụng đất, cụ thể như sau:
– Đúng với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng với mục đích sử dụng đất.
– Tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không được làm tổn hại đến quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
– Người sử dụng đất được phép thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo như quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mặt khác, mục đích sử dụng đất đã được ghi rõ tại trang 2 của giấy chứng nhận theo như quy định tại điểm a khoản 6 Điều 6 của Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.
Như vậy, có thể hiểu rằng người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích như đã ghi trong giấy chứng nhận, trường hợp muốn san lấp mặt bằng đất nông nghiệp để thực hiện việc xây dựng nhà ở hay các mục đích khác thì đều phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được xây dựng nhà ở khi đã có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Do đó mà việc tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất sẽ bị xử phạt theo quy định.
>>>Gọi ngay số hotline: 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí và nhanh chóng từ các chuyên gia
Phương án san lấp đất nông nghiệp năm 2023 như thế nào?
Đất nông nghiệp được hiểu là một loại đất được Nhà nước giao cho người dân để nhằm phục vụ cho các nhu cầu sản xuất nông nghiệp, cụ thể như là chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng,…
San lấp đất được hiểu là hành vi dùng các công cụ như máy xúc, xẻng, quốc để tác động lên đất nông nghiệp nhằm mục đích là san phẳng nền đất một công trình xây dựng hay mặt bằng quy hoạch.
San phẳng được hiểu là việc sử dụng các công cụ như trên để tác động và mô đất cao trong nội tại của vùng đất, từ đó vận chuyển đến các vùng bằng phẳng khác, thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp đó để nhằm mục đích làm phẳng lại bề mặt địa hình của vùng đất.
Hành vi san lấp trái phép đất nông nghiệp được xem là hành vi làm thay đổi các kết cấu của đất cũng như giá trị, công dụng của đất khi chưa được sự đồng ý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây là một hành vi trái phép và pháp luật nghiêm cấm, cụ thể có thể căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Luật Đất đai năm 2013 quy định những hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm:
– Chiếm đất, lấn đất, hủy hoại đất đai.
– Không sử dụng đất hoặc sử dụng đất nhưng không đúng với mục đích sử dụng.
– Vi phạm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
– Không thực hiện đúng theo như quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
– Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với các cá nhân, hộ gia đình theo như quy định của Luật Đất đai.
– Sử dụng đất, thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất mà không tiến hành đăng ký với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Lợi dụng quyền hạn, chức vụ của mình để làm trái với các quy định về quản lý đất đai.
– Gây khó khăn, cản trở đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo như quy định của pháp luật,…
Như vậy, theo như các quy định vừa mới nêu trên thì hành vi hủy hoại, lấn chiếm đất đai là một trường hợp bị nghiêm cấm thực hiện theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, do vậy mà các trường hợp tự ý san lấp đất dẫn đến bề mặt đất cao hơn hoặc thấp hơn so với các thửa đất liền kề chính là hành vi hủy hoại đất.
Hành vi sẽ làm suy giảm đi chất lượng đất, gây ra việc ô nhiễm đất, làm biến dạng địa hình, làm mất hoặc là làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích ban đầu.
>>> Xem thêm: Hợp đồng mượn nhà – Điều khoản và điều khoản quan trọng bạn cần biết
Mức xử phạt vi phạm hành chính khi san lấp đất nông nghiệp?
Tùy thuộc vào phần diện tích đất bị hủy hoại là bao nhiêu thì sẽ căn cứ vào đó để xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi hủy hoại đất theo như quy định tại Điều 15 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:
Đối với các trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm đi chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 ha;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 ha đến dưới 0,1 ha;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 ha đến dưới 01 ha;
– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng – 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 ha trở lên.
>>>Hãy nhấc máy và gọi số hotline: 1900.6174 để đặt câu hỏi và nhận tư vấn miễn phí từ chuyên viên.
Thẩm quyền cho phép san lấp đất để chuyển đổi mục đích sử dụng đất về ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 của Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cũng như cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cụ thể như sau”
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với các tổ chức;
– Giao đất đối với các cơ sở tôn giáo;
– Giao đất đối với những người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo như quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;
– Cho thuê đất đối với người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điểm đ và e khoản 1 Điều 56 của Luật này;
– Cho thuê đất đối với các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp như sau:
– Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng loại đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại và dịch vụ với diện tích là từ 0,5 ha trở lên thì phải có văn bản chấp thuận từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
– Giao đất đối với các cộng đồng dân cư.
– Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào các mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
– Các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của Điều này không được ủy quyền.
Như vậy theo như quy định nêu trên thì các cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đó là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
>>>Đừng bỏ lỡ cơ hội nhận tư vấn miễn phí từ các chuyên viên. Gọi ngay số 1900.6174 để biết thêm chi tiết.
Thủ tục xin san lấp đất nông nghiệp năm 2023
Thủ tục san lấp đất năm 2023 được pháp luật hiện hành quy định cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký san lấp đất sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
– Đơn đề nghị cho phép san lấp đất;
– Phương án san lấp đất, trong đó cần trình bày cụ thể về loại đất đắp, độ cao, các cam kết khác như là về giao thông, môi trường, thoát nước,….;
– Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn nơi có đất xác nhận hiện trạng của đất và đề xuất lên Ủy ban nhân dân quận chấp thuận giải quyết bằng văn bản;
– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và bản photo Bản đồ đính kèm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ);
– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (bản sao);
– Văn bản ủy quyền cho các cá nhân, các tổ chức thực hiện thủ tục san lấp đất này (nếu có).
Bước 2:
Nộp hồ sơ tại các Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất thông qua bộ phận một cửa.
Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trường hợp hồ sơ đã hợp lệ và đầy đủ, bộ phận một cửa tiếp nhận và phát lại giấy hẹn cho người nộp; Trường hồ sơ chưa hợp lệ, thiếu một số các giấy tờ khác thì Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất có trách nhiệm ra thông báo để hướng dẫn người nộp bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Phòng Quản lý đô thị và Ủy ban nhân dân phường có liên quan cần phối hợp cùng Phòng Tài nguyên và Môi trường để xác minh và đề xuất.
Bước 4: Nhận kết quả.
>>>Liên hệ số tổng đài 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí.
Trên đây là toàn bộ thông tin về “San lấp đất nông nghiệp” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định pháp luật về phương án san lấp đất năm 2023, thủ tục xin san lấp đất, v.v…
Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc.
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |