Tháo dỡ công trình xây dựng trái phép là một vấn đề được người dân khá quan tâm. Để tìm hiểu rõ hơn về quy định đối với vấn đề tháo dỡ công trình trái phép, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật .
Trường hợp bạn cần liên hệ gấp hãy gọi ngay cho đội ngũ luật sư của chúng tôi theo hotline 1900.6174.
>>> Luật sư tư vấn miễn phí về tháo dỡ công trình trái phép, gọi ngay 1900.6174
Công trình xây dựng trái phép là gì?
Theo quy định tại Điều 30 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), có thể hiểu: Công trình xây dựng trái phép là công trình không có giấy phép xây dựng hoặc xây dựng trái với quy định của giấy phép xây dựng.
>>> Tháo dỡ công trình xây dựng trái phép? Gọi đến số máy 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Tháo dỡ công trình xây dựng trái phép là như thế nào?
Buộc tháo dỡ những công trình xây dựng trái phép là biện pháp cưỡng chế hành chính với mục đích nhằm khắc phục hậu quả. Biện pháp này được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt hành chính khi xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Khi xây dựng công trình trái phép thì cá nhân, tổ chức phải tháo dỡ, nếu không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành. Chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế sẽ do cá nhân, tổ chức vi phạm chịu.
Đối tượng của biện pháp này gồm chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu công trình, cá nhân, tổ chức có công trình xây dựng:
– Xây dựng trên đất lấn chiếm
– Công trình sai diện tích xây dựng theo thiết kế được duyệt, ghi trong giấy phép xây dựng, về chỉ giới xây dựng, chiều cao tầng, số tầng, tuyến phố cấp phép; xếp hạng công trình vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn giao thông, lưới điện, hệ thống cấp thoát nước, cấp năng lượng, đê điều, khu vực bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, di tích lịch sử.
>>> Luật sư tư vấn miễn phí về buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, gọi ngay 1900.6174
Những trường hợp nào bị cưỡng chế, buộc phải tháo dỡ công trình trái phép?
Theo quy định, các trường hợp buộc phải tháo dỡ công trình trái phép bao gồm:
– Công trình xây dựng thi công sai so với nội dung giấy phép được được cấp về cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình hay giấy phép xây dựng có thời hạn
– Công trình xây dựng thi công sai so với nội dung giấy phép được được cấp về cấp phép xây dựng mới
– Công trình xây dựng cố tình thi công khi không có giấy phép xây dựng (mặc dù công trình đó phải có giấy phép thì mới được thực hiện)
– Công trình xây dựng cố tình thi công sai với thiết kể được phê duyệt, thẩm định (đối với trường hợp được miễn giấy phép theo quy định)
– Công trình xây dựng thi công sai quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị đã được duyệt
– Công trình xây dựng thi công cố tình lấn chiếm, cơi nới diện tích, không gian của các cá nhân, tổ chức, không gian sử dụng chung hay các công trình công cộng khác.
– Cố tình thực hiện hành vi sai phạm mặc dù đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) và các cán bộ có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính tại khoản 4, khoản 6, 7, 8, 9, 10 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
– Tái phạm hành vi vi phạm mặc dù đã bị xử phạt hành chính trước đó theo quy định tại khoản 4, khoản 6, 7, 8, 9, 10 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP..
>>> Quy định về tháo dỡ công trình trái phép, gọi ngay 1900.6174
Những trường hợp nào xây dựng trái phép nhưng không bị tháo dỡ?
Theo quy định, những trường hợp xây dựng không phép hoặc trái phép được cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng (khi chủ đầu tư đã hoàn thành việc nộp phạt) thì sẽ không bị tháo dỡ, bao gồm:
– Không áp dụng đối với trường hợp sử dụng đất sai mục đích
– Các cá nhân, tổ chức trên còn bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được (ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính)
>>> Tháo dỡ công trình trái phép? Gọi ngay để nhận tư vấn miễn phí: 1900.6174
Trình tự, thủ tục cưỡng chế, buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 139/2017/NĐ-CP và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP; trình tự, thủ tục xử phạt cưỡng chế buộc tháo dỡ công trình trái phép diễn ra như sau:
Bước 1: Lập phương án giải quyết tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
Khi phát hiện hành vi vi phạm, các cán bộ có thẩm quyền lập 02 biên bản vi phạm hành chính, trong đó 01 bản giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm không thuộc hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền khác để xử lý.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra, xác minh để phê duyệt phương án tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
Khi đó, các cán bộ có thẩm quyền sẽ kiểm tra, xác minh về hành vi vi phạm để tiến hành phê duyệt hoặc không phê duyệt phương án tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
Bước 3: Ra quyết định xử phạt
Các cán bộ có thẩm quyền dựa trên kết quả của quá trình kiểm tra, xác minh trên. Từ đó ra quyết định xử phạt, trong đó nêu rõ biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng với hành vi sai phạm là buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người ra quyết định xử phạt phải gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và các cơ quan khác có liên quan quyết định xử phạt để thi hành;
Bước 4: Tổ chức tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt, ngoại trừ trường hợp quyết định đó có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày
Trường hợp tổ chức, cá nhân không tự nguyện tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép trong thời hạn quy định, cán bộ có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định vi phạm hành chính. Quyết định này sẽ được gửi cho cá nhân, tổ chức vi phạm và các cá nhân, tổ chức liên quan (Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường nơi tiến hành việc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép).
Trường hợp tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện đó.
Lưu ý: Việc cưỡng chế được thực hiện phải có sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
>>> Xem thêm: Tháo dỡ nhà có cần xin phép không? Tại sao phải xin giấy cấp phép khi tháo dỡ nhà cũ?
Cơ quan thẩm quyền nào có quyền buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
Theo quy định tại khoản 4 Điều 70 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, cơ quan thẩm quyền có quyền buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép bao gồm:
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra Sở xây dựng;
– Chánh thanh tra Bộ Xây dựng và Chánh thanh tra Sở Xây dựng;
– Chủ tịch UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh.
>>>Cơ quan có thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình trái phép. Gọi 1900.6174
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về việc “Tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.” Hy vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giải đáp được những thắc mắc của bạn. Nếu có bất kỳ vấn đề gì cần được tư vấn hãy nhấc máy gọi điện ngay tới Tổng đài pháp luật thông qua hotline 1900 6174 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.