Thi hành pháp luật là gì? Các hình thức thi hành pháp luật

Thi hành pháp luật là gì? Là vấn đề được nhiều người mong muốn tìm hiểu rõ. Vậy thế nào là thi hành pháp luật? Đặc điểm của thi hành pháp luật? Phân biệt các hình thức thi hành pháp luật? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy kết nối trực tiếp với Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!

>> Tư vấn quy định về thi hành pháp luật là gì? Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-thi-hanh-phap-luat-la-gi
Tư vấn quy định về thi hành pháp luật là gì?

 

Thi hành pháp luật là gì?

>> Thi hành pháp luật là gì? Liên hệ ngay 1900.6174

Thi hành pháp luật mang tính bắt buộc thực hiện, là việc chủ thể pháp luật chủ động thực hiện theo quy định pháp luật yêu cầu.

Tổng Đài Pháp Luật được biết đến là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn luật trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hình sự, tư vấn luật đất đai,… Trải qua gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, tổng đài đã tư vấn và giải quyết thành công hàng nghìn vấn đề pháp lý trên thực tế. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

Đặc điểm thi hành pháp luật?

>> Đặc điểm thi hành pháp luật là gì? Gọi ngay 1900.6174

Thứ nhất, về tính chất: Thi hành pháp luật mang tính bắt buộc hành vi hành động mang tính hợp pháp.

Thứ hai, về bản chất: Thi hành pháp luật có tính chủ động, tích cực, thực hiện pháp luật dưới hình thức thực hiện hành vi pháp luật.

Thứ ba, mọi đối tượng có thể thực hiện thi hành pháp luật.

Trên đây là một số đặc điểm thi hành pháp luật: tính chất, bản chất, đối tượng.

dac-diem-thi-hanh-phap-luat-la-gi
Đặc điểm thi hành pháp luật là gì?

 

Phân biệt các hình thức thi hành pháp luật

>> Điểm khác biệt giữa các hình thức thi hành pháp luật là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Tiêu chí Tuân thủ pháp luật Thi hành pháp luật Áp dụng pháp luật Sử dụng pháp luật
Khái niệm Chủ thể pháp luật không thực hiện điều pháp luật cấm. Chủ thể pháp luật chủ động thực hiện điều pháp luật yêu cầu. Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định. Chủ thể pháp luật thực hiện điều pháp luật cho phép.
Bản chất  

Thực hiện pháp luật mang tính bị động được thể hiện hành vi không hành động

Chủ động, tích cực thực hiện pháp luật dưới hình thức hành vi hành động Áp dụng pháp luật vừa là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nó vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật và mang tính quyền lực nhà nước đồng thời cũng thể hiện dưới hình thức “hành vi hành động” và “hành vi không hành động” Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Đó có thể là “hành vi hành động” hoặc “hành vi không hành động” tùy quy định pháp luật cho phép.
Chủ thể thực hiện Mọi chủ thể Mọi chủ thể Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền Mọi chủ thể
Hình thức thể hiện  

Quy phạm buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định

 

 

Chủ thể buộc phải thực hiện hành vi hành động, hợp pháp.

Tất cả các loại quy phạm vì nhà nước có nghĩa vụ và quyền hạn tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật. Pháp luật quy định về quyền hạn cho các chủ thể.
Bắt buộc thực hiện Chủ thể bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật Chủ thể bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật Chủ thể bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Chủ thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật phụ thuộc vào sự lựa chọn của từng chủ thể chứ không bị ép buộc phải thực hiện.
Ví dụ minh họa Pháp luật Việt Nam cấm mua, bán, sử dụng ma túy

=> Hành vi “Không mua, bán, sử dụng ma túy” tức là chủ thể đã tuân thủ pháp luật.

Pháp luật quy định về nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân/ thuế thu nhập doanh nghiệp

=> nếu không thuộc trường hợp miễn thuế/đối tượng không chịu thuế thì chủ thể đóng thuế được xem là “thi hành pháp luật”.

Cảnh sát giao thông tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật (nồng độ cồn, mũ bảo hiểm) Cá nhân, tổ chức có quyền kiện ra tòa án khi có chứng cứ cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

 

>> Xem thêm: Sử dụng pháp luật là gì? Phân biệt với áp dụng pháp luật

 

Các hình thức thi hành pháp luật phổ biến

>> Thi hành pháp luật có các hình thức phổ biến nào? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Hiện tại, có ba hình thức pháp luật phổ biến: tập quán pháp; án lệ và văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ nhất, tập quán pháp là những tập quán được nhà nước thừa nhận và được thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

Thứ hai, về án lệ

Án lệ là hình thức pháp luật hình thành từ hoạt động xét xử của Toà án. Các bản án sau khi được 1 Hội đồng Thẩm phán có thẩm quyền thừa nhận, sẽ phát triển thành khuôn mẫu áp dụng cho các vụ việc tựa như về sau.

Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật thủ tục do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trình tự luật định có chứa các chuẩn mực xử sự mang tính bắt buộc chung. Trình tự này được Nhà nước chắc chắn thực hiện nhằm kiểm soát và điều chỉnh các quan hệ xã hội cần thiết, căn bản hoặc quan trọng.

Hiện nay việc thực hiện pháp luật, được tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân, bởi xã hội càng phát triển thì càng có nhiều những tệ nạn xuất hiện. Để đảm cho sự phát triển bền vững, chính trị ổn định thì việc thực nghiêm túc pháp luật là rất cần thiết.

Trên đây là những hình thức thi hành pháp luật phổ biến. Trong quá trình tìm hiểu, bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng từ luật sư!

ca-nhan-to-chuc-thi-hanh-phap-luat-la-gi
Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật là gì?

 

Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật là gì?

>> Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Anh Thiên (Bắc Giang) có câu hỏi: “Xin chào luật sư! Hiện nay cháu đang 17 tuổi, đang tham gia học tại một trường THPT ở Bắc Giang, hiện cháu đã được gọi tham gia khám sức khỏe của cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để phục vụ cho việc nhập ngũ. Vậy trong trường hợp, cháu tiếp tục theo học chương trình đào tạo đại học thì đến năm bao nhiêu tuổi cháu mới hết tuổi gọi đi nhập ngũ? Ngoài ra, cháu cần phải đáp ứng những điều kiện gì để tham gia nhập ngũ? Tôi xin cảm ơn!”

Trả lời:

Chào Thiên, cảm ơn bạn đã ủng hộ Tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi! Với câu hỏi của bạn, chúng tôi đã xem xét và xin trả lời như sau:

Căn cứ Hiến pháp năm 2013 quy định về tổ chức thi hành pháp luật như sau:

Ủy ban nhân dân thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao cho.

Tức là, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ được giao trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

Tiếp theo là, về cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật. Căn cứ theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, quy định về cá nhân; tổ chức nhà nước thi hành pháp luật.

Đầu tiên là, về cá nhân, cần đáp ứng các điều kiện:

Cá nhân là công dân mang quốc tịch Việt Nam; có độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi được gọi nhập ngũ (công dân nam). Đối với trường hợp công dân được đào tạo trình độ học vấn cao đẳng hoặc đại học thì thời gian gọi nhập ngũ được tạm hoãn cho đến hết 27 tuổi (đối với công dân nam).

Các công dân khi có được gọi nhập ngũ cần đáp ứng các tiêu chuẩn riêng: có lai lịch rõ ràng; chấp hành nghiêm chỉnh và đúng theo chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước theo quy định của pháp luật; đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe theo quy định của pháp luật và cuối cùng là, có trình độ văn hóa phù hợp.

Công dân Việt Nam đáp ứng đầy đủ các điều kiện về độ tuổi và sức khỏe như đã nêu ở trên thì phải tiến hành nhập ngũ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp, công dân cố ý không thực thi quy định của pháp luật trên thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trên đây là những quy định của pháp luật về điều kiện tham gia nhập ngũ. Mọi vướng mắc trong quá trình tham gia nhập ngũ, bạn vui lòng liên hệ đến đường dây nóng được luật sư tư vấn nhanh chóng!

 

>> Xem thêm: Đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự – Mẫu mới nhất năm 2022

Tổ chức Nhà nước thi hành pháp luật

>> Tổ chức Nhà nước thi hành pháp luật là gì? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2020 về thi hành pháp luật là gì của tổ chức thi hành pháp luật được quy định:

Tổ chức doanh nghiệp nhà nước phải kê khai thuế, nộp thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, thi hành pháp luật đồng thời là nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức và tổ chức nhà nước đều có nghĩa vụ thi hành pháp luật.

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về thi hành pháp luật là gì? Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ nhanh và chính xác nhất!