Thừa kế thế vị là gì? Thừa kế thế vị theo quy định mới nhất

Thừa kế thế vị là gì? Có áp dụng được đối với chia thừa kế theo di chúc không? Có thể thấy, trong hệ thống pháp luật dân sự ở nước ta, thừa kế có ý nghĩa và vai trò quan trọng về sự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế của họ. Và việc thay thế nhận thừa kế cũng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm bởi liên quan đến việc xác định ai sẽ là người được hưởng di sản thừa kế.

 

Do đó, trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng với bạn đọc làm rõ một số vấn đề pháp lý liên quan đến trường hợp thừa kế này. Trong trường hợp cần được Luật sư tư vấn khẩn cấp, vui lòng gọi đến số máy 1900.6174 để nhận ngay lời giải đáp chi tiết nhất!

 

Thừa kế thế vị là gì?

 

Về khía cạnh pháp lý, căn cứ theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp thừa kế này được quy định cụ thể như sau:
Trong trường hợp con của người để lại di sản thừa kế chết trước, hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thừa kế, thì lúc này người cháu sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.

thua-ke-the-vi-la-gi

Trong trường hợp nếu người cháu cũng chết trước, hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thừa kế, thì lúc này người chắt sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của người chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất thì đây chính là việc người để lại di sản thừa kế và con hoặc cháu (người được hưởng di sản sau khi người để lại di sản chết) của người đó chết trước, hoặc chết cùng lúc với người để lại di sản, thì lúc này quyền thừa kế phần di sản sẽ được chuyển cho người cháu hoặc người chắt của người để lại di sản.

Mọi thắc mắc liên quan đến cách hiểu cũng như những đặc điểm của trường hợp thừa kế này, các bạn đọc vui lòng gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để có ngay lời giải đáp chi tiết và kịp thời nhất!

 

>>> Xem thêm: Hàng thừa kế thứ 3 gồm những ai? Được pháp luật quy định như thế nào?

Thừa kế thế vị cần điều kiện nào để phát sinh?

 

Về bản chất, đây chính là mối quan hệ giữa người được thế vị (người con của người chết để lại di sản) và người thế vị (người cháu, chắt của người chết để lại di sản thừa kế) đối với di sản mà người chết để lại. Do đó, trường hợp thừa kế này sẽ phát sinh khi có các điều kiện sau đây:

– Người được thế vị phải là người con có đủ các điều kiện để hưởng di sản thừa kế của người đã chết: Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, thì con đẻ, con nuôi là một trong những đối tượng được ưu tiên trong việc hưởng thừa kế.

Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định một số trường hợp họ không được quyền hưởng di sản tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, và do đó nếu người con đã chết cùng lúc với bố, mẹ thì trường hợp này những người thế vị của họ cũng sẽ không được hưởng di sản thừa kế, cụ thể đó là các trường hợp dưới đây:

+ Có hành vi ngược đãi, hành hạ, làm cho người để lại di sản bị chết, hoặc tổn hại đến sức khỏe hoặc xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự đã bị cơ quan có thẩm quyền kết án.

+ Không thực hiện việc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản theo đúng với nghĩa vụ mà người con cần phải thực hiện.

+ Cố ý thực hiện hành vi nhằm giết người thừa kế khác để nhằm mục đích hưởng di sản thừa kế.

+ Có những hành vi làm cho người để lại di chúc không lập được di chúc, hoặc làm di chúc không đúng theo ý chí, nguyện vọng của người để lại di sản nhằm hưởng di sản của họ.

– Người thế vị cần phải là người đời sau có quan hệ dòng máu về trực hệ với người được thế vị (là con đẻ, cháu ruột). Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, con nuôi và cha mẹ nuôi là những người thừa kế ở hàng đầu đầu tiên.

Tuy nhiên, đối với vấn đề thế vị của những người được người con, con nuôi này nhận nuôi lại chưa có cơ sở pháp lý nào để điều chỉnh, con nuôi của con cũng không thể đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ người đó để được hưởng thừa kế thế vị.

– Trường hợp thừa kế này chỉ đặt ra khi hàng thừa kế thứ nhất của người đã chết vẫn còn những người khác, cụ thể theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp khi người chết để lại di sản thừa kế nhưng không có di chúc thì cha, mẹ, vợ, con của họ sẽ là hàng thừa kế thứ nhất được hưởng.

Trường hợp những người này không có ai còn sống thì những người ở hàng thừa kế thứ hai sẽ được hưởng. Do vậy, trường hợp thừa kế này chỉ phát sinh khi ở hàng thừa kế thứ nhất của người chết vẫn đang có người còn sống.

Như vậy, trên đây là những điều kiện cơ bản để phát sinh thừa kế thế vị trên thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hoặc trường hợp các bạn cần được tư vấn thêm, hãy nhấc máy gọi đến số điện thoại 1900.6174 để nhận được câu trả lời chính xác, đầy đủ từ các Luật sư!

 

>>> Xem thêm: Con nuôi là hàng thừa kế thứ mấy? Con nuôi có được hưởng thừa kế không?

Thừa kế thế vị áp dụng trong trường hợp nào?

 

Anh Luân (Bến Tre) có câu hỏi như sau:
“Kính chào Luật sư tư vấn!
Cách đây khoảng 01 tháng, ông nội của tôi đã mất vì bệnh nặng, và để lại di sản thừa kế gồm một mảnh đất vườn diện tích 5000 mét vuông. Ông bà nội của tôi có hai người con là ba tôi và người chú ruột.
Tuy nhiên, người chú ruột đã mất cách đây khoảng 05 năm. Hiện tại, gia đình tôi cũng đang thực hiện các thủ tục cần thiết để khai và phân chia di sản thừa kế cho những người thuộc hàng thừa kế của ông nội. Và người chú ruột chỉ có một người con gái năm nay đã được 19 tuổi.
Vậy trong trường hợp này, Luật sư cho tôi hỏi thừa kế thế vị áp dụng trong trường hợp nào? Người con của người chú ruột có được thế vị để hưởng phần di sản mà người chú được hưởng hay không? Chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

Phần trả lời của Luật sư:

Xin chào anh Luân! Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt các câu hỏi vướng mắc đến các Luật sư của chúng tôi. Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi và xin được gửi đến anh lời giải đáp chi tiết ngay sau đây:

 

Thứ nhất, thừa kế thế vị sẽ áp dụng trong trường hợp cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà để lại. Cụ thể, tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định rõ trường hợp nếu người con của người để lại di sản đã chết từ trước, hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì lúc này người cháu của họ sẽ thay thế vị trí của bố, mẹ để hưởng phần di sản thừa kế mà họ để lại.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã mở rộng thêm về việc áp dụng loại thừa kế  ngay cả trong trường hợp con riêng cũng có thể được hưởng thừa kế theo thế vị nếu giữa họ và cha dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng với nhau như cha con hoặc mẹ con. Có thể thấy rằng, những trường hợp này không chỉ đảm bảo quyền thừa kế cho những người này mà còn thể hiện được giá trị đạo lý, nhân văn sâu sắc.

thua-ke-the-vi-voi-con-rieng

Thứ hai, thừa kế thế vị áp dụng đối với trường hợp hàng chắt thế vị cho cha hoặc mẹ của chắt để hưởng di sản thừa kế của cụ để lại.

Căn cứ theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015, những người đứng hàng chắt sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà cha hay mẹ của họ sẽ được hưởng từ di sản của cụ để lại thông qua tư cách thế vị nếu người cha hay mẹ của họ đã chết trước, hoặc cùng thời điểm với người cụ này, cụ thể như sau:

+ Trường hợp ông, bà nội và cha (hoặc ông, bà ngoại và mẹ) đều chết trước người cụ đã để lại di sản thừa kế.

+ Trường hợp ông, bà nội và cha (hoặc ông, bà ngoại và mẹ) đều chết cùng lúc với người cụ để lại di sản thừa kế.

 

Thứ ba, thừa kế thế vị đối với trường hợp người được thế vị không được thừa kế di sản do không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, pháp luật cũng quy định rõ ràng về những người không được quyền hưởng di sản thừa kế tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

– Người thuộc diện thừa kế đã bị kết án do có một trong các hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự hoặc ngược đãi, hành hạ người để lại di sản thừa kế.

– Không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.

– Người này đã có hành vi lừa dối, ép buộc hay ngăn cản người để lại di chúc lập di chúc hoặc vì mục đích chiếm di sản thừa kế mà dùng các thủ đoạn như giả mạo, sửa chữa, hủy hoặc che giấu di chúc.

Có thể thấy, việc thừa kế với tư cách thế vị của cháu, chắt chính là dựa trên quyền thừa kế của cha hoặc mẹ họ.

Chính vì vậy, cháu không thể thừa kế thế vị của ông, bà nếu cha hoặc mẹ của cháu khi còn sống không có quyền hưởng (do bị tước quyền) thừa kế theo pháp luật của ông, bà.

Như vậy, theo trường hợp mà anh Luân có đề cập, do người chú ruột chết trước người để lại di sản thừa kế (ông nội), thì theo quy định của pháp luật thì người con gái của người chú trong trường hợp này sẽ là người thế vị để được hưởng phần di sản thừa kế do người ông để lại.

>>> Tư vấn miễn phí thừa kế thế vị áp dụng trong trường hợp nào chi tiết nhất, gọi ngay 1900.6174

Thừa kế thế vị áp dụng đối với chia thừa kế theo di chúc không?

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể thấy rằng đây là việc các con (cháu, chắt) được thay thế vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ).

Theo đó, những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố mẹ mình (ông hoặc bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác. Cụ thể, khi con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha, mẹ của cháu được hưởng khi còn sống.

Về nguyên tắc chung, người thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, nhưng pháp luật quy định trường hợp khi con của người để lại di sản thừa kế chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì quyền thừa kế thế vị của cháu vẫn được bảo đảm, và trường hợp nếu cháu cũng đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thừa kế thì cũng tương tự, quyền thừa kế thế vị của chắt cũng sẽ được đảm bảo không bị xâm phạm.

Như vậy, trường hợp thừa kế này chỉ phát sinh trong trường hợp thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh trong trường hợp thừa kế theo di chúc, trường hợp người thừa kế di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di chúc thì phần di chúc này không có hiệu lực. Theo đó, phần di sản đó được chia theo pháp luật và lúc này cháu (chắt) mới được hưởng thừa kế.

>>> Giải đáp về quyền được hưởng thừa kế của cháu nhanh chóng nhất, liên hệ ngay 1900.6174

 

Thừa kế thế vị và hàng thừa kế thứ hai

 

Theo đó, quy định về hàng thừa kế thứ hai chỉ được áp dụng khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất. Do đó, ví dụ như trong hàng thừa kế thứ nhất vẫn còn người thừa kế thì sẽ không phát sinh quyền thừa kế đối với những người trong hàng thừa kế thứ hai.

Cụ thể, tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.

thua-ke-the-vi-hang-thua-ke-thu-hai

Tuy nhiên, đối với trường hợp thừa kế này thì dù cho phát sinh quyền thừa kế theo pháp luật đối với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đi chăng nữa mà có đủ điều kiện theo luật định thì người cháu đó vẫn sẽ được hưởng quyền thừa kế theo quy định.

Cụ thể, ở Điều 652 của Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; và trường hợp nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

>>> Tư vấn về những trường hợp bị truất quyền hưởng di sản chính xác nhất, gọi ngay 1900.6174

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế thế vị

 

Chị Lý (Tiền Giang) có câu hỏi như sau:“Kính chào Luật sư tư vấn!
Dạ tôi hiện đang gặp phải vướng mắc liên quan đến vấn đề chia thừa kế, cụ thể như sau: Bà ngoại tôi đã mất khoảng 01 năm nay do bị bệnh nặng không thể chữa khỏi. Tài sản mà bà để lại bao gồm 01 căn nhà và một mảnh đất với diện tích 3500 mét vuông. Đến nay, các cậu và dì của tôi đang có ý định sẽ thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế của bà ngoại để hạn chế phát sinh các tranh chấp không đáng có về sau.
Do mẹ tôi đã chết trước bà tôi khoảng 03 năm, nên theo tôi được biết theo quy định của pháp luật thì tôi sẽ được thế vào vị trí của mẹ để hưởng phần di sản thừa kế của bà ngoại.Vậy đối với trường hợp này, Luật sư xin cho tôi hỏi hồ sơ khai nhận di sản thừa kế thế vị sẽ bao gồm những loại giấy tờ nào? Xin chân thành cảm ơn Luật sư!”.

Phần trả lời của Luật sư:

Thân chào chị Lý! Cảm ơn chị đã dành thời gian để đặt câu hỏi vướng mắc đến các Luật sư của chúng tôi. Với vướng mắc trên, Luật sư đã căn cứ theo quy định hiện hành và xin đưa ra lời giải đáp cụ thể ngay sau đây:
Theo đó, hồ sơ khai nhận di sản cho trường hợp thừa kế này sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

– Thứ nhất, về hồ sơ khai nhận di sản của người thừa kế:

+ Chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu của từng người;

+ Giấy chứng nhận kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc giấy xác nhận độc thân;

+ Hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền (nếu việc xác lập giao dịch thông qua người đại diện);

+ Giấy khai sinh, giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, và các loại giấy tờ khác nhằm chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản thừa kế.

+ Giấy chứng tử của bố hoặc mẹ.

– Thứ hai, hồ sơ pháp lý của người để lại di sản thừa kế sẽ bao gồm:

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế (giấy báo tử hoặc bản án tuyên bố một người đã chết theo quy định của pháp luật);

+ Giấy chứng nhận kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân;

+ Bản di chúc (trong trường hợp có lập di chúc).

– Thứ ba, giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, do Uỷ ban nhân dân cấp, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở; giấy phép mua bán, chuyển dịch nhà cửa – hợp thức hóa do Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện cấp có xác nhận của phòng thuế trước bạ và thổ trạch; văn bản tự bán nhà được Uỷ ban nhân dân chứng nhận (nếu có); biên lai thu thuế nhà đất (nếu có);

+ Giấy phép xây dựng (nếu có);

+ Biên bản kiểm tra công trình hoàn thành (nếu có);

+ Bản vẽ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện, đã được Uỷ ban nhân dân hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường xác nhận kiểm tra nội nghiệp, quy hoạch (nếu có);

+ Giấy tờ về các loại tài sản khác (ví dụ như sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy xác nhận của ngân hàng về việc mở tài khoản, giấy đăng ký xe ô tô, cổ phiếu…).

Như vậy, Luật sư đã vừa nêu ra thành phần hồ sơ khai nhận di sản thừa kế một cách chi tiết nhất để giúp người dân có thể thuận lợi trong việc thực hiện các bước tiếp theo trong thủ tục phân chia di sản trên thực tế.

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về thừa kế thế vị nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174

 

Trên đây là tư vấn của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về thông báo việc thừa kế thế vị. Qua bài viết trên đây, chúng tôi mong đem đến cho các bạn đọc những thông tin hữu ích. Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý phát sinh trên thực tế. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào, hãy liên hệ đến chung tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ.

 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174