Thuế là gì theo quy định Luật hiện hành? Thuật ngữ “Thuế” đã trở nên quen thuộc đối với mỗi chúng ta, đây được xem là một loại công quỹ, được thu dưới hình thức bằng hiện vật hoặc tiền, mà ai cũng phải đóng cho Nhà nước, đây là nghĩa vụ của mỗi công dân. Nhằm cung cấp các dịch vụ công, tiện ích xã hội, phục vụ cho nhu cầu, đời sống của người dân. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin, quy định thuế, cũng như việc đóng thuế.
Bài viết bao gồm các nội dung chính, như: Thuế là gì?; Đặc điểm của thuế?; Tại sao phải đánh thuế?; Vai trò của thuế, và các loại thuế. Trong quá trình tìm hiểu thông tin về thuế, cũng như bất kỳ các vấn đề khác của Tổng Đài Pháp Luật. Nếu các bạn có thắc mắc, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại liên lạc 1900.6174, để được tư vấn giải đáp.
>> Liên hệ 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Thuế là gì
>> Hướng dẫn miễn phí thuế là gì nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Dưới góc độ lịch sử, thuế xuất hiện từ thời kỳ phong kiến, nhằm tập trung nguồn ngân sách cho nhà vua, và chủ yếu được thu nạp dưới dạng hiện vật.
Đến thời kỳ kinh tế tập chung, Nhà nước tổ chức thu thuế đối với những thành phần kinh tế tập thể, cá thể.
Cho đến cuộc cải chế độ thu ngân sách Nhà nước năm 1989, đã thống nhất áp dụng thuế đối với tất cả các thành phần kinh tế.
Có thể thấy thuế ra đời và phát triển cùng với Nhà nước, gắn với vai trò, bản chất của Nhà nước.
Những người phải thực hiện nộp thuế, là những cá nhân, tổ chức, thực hiện các hoạt động kinh doanh, có thu nhập, tài sản được Nhà nước quy định cần nộp thuế.
Khoản thuế được thu có thể là hiện vật, hoặc tiền, qua nhiều quá trình của lịch sử, có thể thấy thuế là nguồn thu chính của Nhà nước, có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, xã hội.
Chúng ta có thể thấy, ở các nước phương Tây, thuế xuất hiện từ rất sớm, dưới nhiều dạng, tên gọi khác nhau, mỗi giai đoạn sẽ có những tên gọi của từng loại thuế, và phức tạp hơn.
Dưới góc độ xã hội, có thể thấy thuế là nguồn duy trì những tiện ích xã hội, những lợi ích gắn với chính cá nhân những người đóng thuế, và phục vụ cho các chức năng khác của Nhà nước.
Lịch sử xã hội đã chứng minh thuế là một phần không thể thiếu trong việc phục vụ đời sống con người, là phương tiện để Nhà nước thực hiện thu ngân sách.
Như vậy, có thể thấy thuế không chỉ là phạm trù kinh tế, mà còn là phạm trù lịch sử, là yếu tố khách quan và quan trọng, gắn với sự phát triển của Nhà nước.
Thuế được sử dụng để điều tiết nền kinh tế, gắn với sự phát triển kinh tế trong từng giai đoạn.
Vậy. đặc điểm của thuế là gì?
>> Xem thêm: Thuế trước bạ ô tô hướng dẫn tư vấn miễn phí năm 2023
Đặc điểm của thuế là gì
>> Hướng dẫn chi tiết thuế là gì miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Có nhiều cách tiếp cận khác về thuế, cũng như đặc điểm của thuế.
Tuy nhiên, đều quy về một điểm chung là đây là loại ngân sách bắt buộc mà mỗi cá nhân, đều phải đóng cho Nhà nước.
Dưới đây, là những đặc điểm của thuế:
1.Là khoản thu có tích chất bắt buộc
Đóng thuế là hoạt động, nghĩa vụ bắt buộc của mỗi cá nhân, tổ chức khi đủ điều kiện phải nộp thuế theo quy định của Nhà nước.
Cơ quan có thẩm quyền thu thuế đại diện Nhà nước cũng là một phần thể hiện tính chất bắt buộc của đóng thuế.
Các cơ quan quản lý thuế có nghĩa vụ thu thuế đúng, đủ và bình đẳng.
Tính chất bắt buộc của thuế, cũng chính là đặc điểm để phân biệt thuế với những khoản thu khác dựa trên cơ sở tự nguyện.
Vì vậy, điều này đã cho thấy ý nghĩa pháp lý quan trọng của việc thu thuế.
Tính chất bắt buộc của việc thu thuế đồng nghĩa với tính chất không hoàn trả, Nhà nước thực hiện thu thuế và không có nghĩa vụ phải hoàn trả lại thuế cho người dân.
2.Thuế có tính chất quyền lực
Việc thu thuế chiếm 90% nguồn thu của Nhà nước, vì vậy nếu không có thuế Nhà nước sẽ khó có thể duy trì những chính sách kinh tế – xã hội, đảm bảo những lợi ích cho người dân.
Thuế ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của mình.
Bằng quyền lực chính trị của mình, Nhà nước ban hành ra thuế, tạo ra sự cố định và bắt buộc cho chính sách thuế.
Có thể thấy, chỉ khi thuế gắn với quyền lực, mới có thể duy trì sự tồn tại lâu dài, ổn định.
Thuế gắn được yếu tố quyền lực nhà nước cho thuế, về cơ bản các quốc gia trên thế giới, đều không phân biệt mức độ phát triển, đều ghi nhận thuế dưới dạng văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Điều đó cũng gián tiếp đảm bảo tính ổn định trong việc xác định nguồn thu nhập tài chính của nhà nước và đảm bảo tính ổn định của thuế.
3.Thuế không mang tính đối giá, hoàn trả
Bất kỳ ai khi đã đủ điều kiện nộp thuế, đều phải thực hiện nghĩa vụ này, cho dù đã được nhận lợi ích hay chưa.
Đây không phải là khoản phí phải trả cho bất kỳ đối tượng nào.
Thuế không mang tính chất hoàn trả trực tiếp mà nộp vào ngân sách Nhà nước.
Sau đó sẽ được sử dụng cho mục đích phục vụ công cộng trong đó có người nộp thuế.
4.Thuế có tính chất vĩnh viễn
Thuế được sử dụng với mục đích phục vụ an sinh xã hội, duy trì kinh tế đất nước.
Vì vậy, người lao động thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và Nhà nước cũng không có nghĩa vụ phải hoàn trả lại thuế.
Vậy, tại sao phải đánh thuế là gì?
>> Xem thêm: Thuế môn bài theo quy định Luật hợp tác xã năm 2023
Tại sao phải đánh thuế là gì
>> Tư vấn chi tiết thuế là gì miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Thuế được đặt ra không chỉ là nguồn thu của Nhà nước, mà còn góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, kiểm soát và hướng dẫn phát triển, sản xuất kinh tế.
Thuế là nguồn thu chính của nhà nước, mọi quốc gia muốn phải triển phải có nền kinh tế phát triển.
Khi xã hội cần một tổ chức để duy trì, tạo lập lợi ích cho tất cả mọi người, điều này cần một nguồn ngân sách chung để thực hiện các công việc trên, do đó cần có thuế.
Đây là công cụ không thể thiếu, dù ở bất cứ chế độ, xã hội nào, nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển của Nhà nước.
Bên cạnh đó, lý do vì sai phải đánh thuế, bởi đây còn là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Thuế được đặt ra, không chỉ nhằm đơn thuần là nguồn quỹ chung, mà còn thực hiện chức năng kiểm tra, quản lý, hướng dẫn phát triển kinh tế.
Mở rộng lưu thông tất cả các ngành kinh tế, theo kế hoạch của Nhà nước, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Qua những nội dung trên, có thể thấy thuế chính là khoản thu bắt buộc, nhằm duy trì ổn định nền kinh tế và các lợi ích an sinh, xã hội, gắn với từng cá nhân.
Ngoài ra, còn giúp lưu thông, mở rộng các ngành kinh tế, nhằm tạo ra sự phát triển chung cho đất nước.
Vậy, vai trò của thuế là gì?
>> Xem thêm: Tư vấn thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6174
Vai trò của thuế là gì
Thuế là khoản thu quan trọng đối với ngân sách Nhà nước, thuế vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mọi công dân.
Bởi vậy, thuế có các vai trò sau:
-Thuế có vai trò đảm bảo phúc lợi, cho các đối tượng chính sách, là nguồn lực, nguồn quỹ quan trọng để xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho đời sống an sinh – xã hội
-Thuế có vai trò phân bổ, cân bằng nguồn thu nhập giữa các cá nhân, làm hạn chế khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa mọi người sinh sống trong xã hội.
Bởi thuế đánh chủ yếu vào các đối tượng có thu nhập cao trong xã hội, và có các chính sách miễn, giảm thuế cho các đối tượng thuộc hoàn cảnh khó khăn.
Vì vậy, có thể thấy thuế góp phần làm đảm bảo công bằng xã hội
-Thuế giúp tăng cường, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các thành viên trong xã hội
-Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi thực hiện nộp thuế, sẽ được kê khai giảm trừ thông qua các chính sách đối với từng loại thuế
Vậy, có thể thấy, thuế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước, đảm bảo sự phát triển, ổn định, tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh đối với mỗi cá nhân.
Vậy, chúng ta đã hiểu rõ vai trò của thuế là gì? Để hiểu rõ hơn cùng tìm hiểu về vấn đề phân loại thuế là gì?
>> Tư vấn miễn phí thuế là gì chính xác, liên hệ 1900.6174
Phân loại thuế là gì
Căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau mà người ta phân thuế ra thành nhiều loại để có thể dễ dàng quản lý.
Cụ thể:
Theo hình thức, gồm có:
Thuế trực thu: Là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân.
VD: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển nhượng quyền sở hữu đất.
Thuế gián thu: Là loại thuế do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu.
VD: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.
Theo tính chất hành chính gồm:
Thuế nhà nước (quốc gia): nộp vào ngân sách trung ương
Thuế địa phương: nộp vào ngân sách chính quyền địa phương
Cách phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia, dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng.
Theo thuế tính chất kinh tế gồm có:
Dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế: Thuế được chia thành thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào doanh nghiệp
Dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Thuế có các loại gồm thuế đánh vào doanh nghiệp như: Thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí, lệ phí khác, tiền thuế đất, thuế đánh vào hộ gia đình, thuế đánh vào sản phẩm.
Dựa theo lĩnh vực, thuế được phân chia theo các lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế: Ví dụ thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào tiết kiệm, thuế đánh vào bất động sản…
>> Liên hệ Luật sư tư vấn về chủ đề liên quan đến thuế là gì nhanh chóng và chính nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây, là toàn bộ những quy định, thông tin về thuế là gì, mà chúng tôi cung cấp cho các bạn. Đóng thuế là nghĩa vụ và là quyền lợi của mỗi chúng ta, thực hiện đóng thuế nhằm góp phần tạo nguồn ngân sách cho Nhà nước, để thực hiện các dự án, công trình, cơ sở hạ tầng, phục vụ đời sống kinh tế – xã hội của mỗi chúng ta. Đồng thời, đóng thuế còn giúp tạo ra môi trường cạnh tranh phát triển lành mạnh giữa các cá nhân, doanh nghiệp, làm giảm tỷ lệ chênh lệch giàu – nghèo giữa các công dân. Đảm bảo yếu tố công bằng, khi những người có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp hơn, sẽ được miễn thuế hoặc giảm thuế. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp phía trên, sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các quy định về thuế. Nếu có thắc mắc, hãy gọi cho Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi theo số điện thoại liên lạc 1900.6174, để được tư vấn giải đáp.
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |