Thuế nhập khẩu thiết bị y tế được quy định rõ ràng trong các điều luật. Vậy cụ thể mức thuế này là bao nhiêu và tính như thế nào? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin, quy định về loại thuế nhập khẩu này. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu có bất kỳ thắc mắc mắc nào, hãy nhấc máy gọi ngay cho Tổng Đài Pháp Luật theo số điện thoại tư vấn 1900.6174, để được tư vấn giả đáp.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí quy định pháp luật về thuế nhập khẩu thiết bị y tế. Gọi ngay: 1900.6174
Thuế nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu là thuật ngữ chung, bao gồm hai nội dung xuất khẩu và nhập khẩu. Đây là hoạt động kinh doanh, trao đổi, mua bán giữa các nước, vùng lãnh thổ. Một quốc gia sẽ mua các loại hàng hoá mà mình không có từ quốc gia sản xuất ra hàng hoá này. Một quốc gia mua hàng hoá vào lãnh thổ của mình gọi là nhập khẩu, còn một quốc gia bán hàng hoá của mình sản xuất ra gọi là xuất khẩu.
Ngoài ra, theo quy định tại Luật thương mại, xuất nhập khẩu còn được quy định Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi của các thương nhân Việt Nam, với các thương nhân nước ngoài, theo hợp đồng mua bán trao đổi hàng hoá. Bao gồm các hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.
Thuế nhập khẩu là loại thuế mà Chính phủ yêu cầu mỗi cá nhân, doanh nghiệp khi nhập khẩu các mặt hàng từ quốc gia khác vào, cần phải đóng thuế. Nhằm mục đích giúp tăng nguồn ngân sách nhà nước, cân bằng cán cân thương mại.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản thuế nhập khẩu là loại thuế mà Nhà nước quy định, bắt buộc các doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hoá cần hoàn tất. Thuế nhập khẩu, là chi phí đã được bao gồm trong giá bán; chỉ đánh vào hàng hoá, không đánh vào dịch vụ.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí quy định pháp luật về thuế nhập khẩu là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Thiết bị y tế có phải là đối tượng chịu thuế nhập khẩu không?
Thiết bị y tế, là những dụng cụ, vật dụng được sử dụng trong lĩnh vực y tế, phục vụ cho việc khám chữa bệnh. Với mọi sản phẩm, mặt hàng phục vụ cho mục đích khám chữa bệnh đều được xem là dụng cụ y tế, có vô số các trang thiết bị tương ứng với nhiều chức năng khác nhau. Và đều có tác dụng hỗ trợ, khám bệnh cho bệnh nhân.
Theo quy định, trang thiết bị y tế không phải là đối tượng cấm nhập khẩu, vì vậy, các doanh nghiệp có thể làm thủ tục nhập khẩu các thiết bị y tế.
Vì vậy, có thể thấy, các thiết bị y tế vẫn là đối tượng chịu thuế nhập khẩu. Mức thuế đối với các thiết bị y tế, được quy định Điều 1 Thông tư 26/2015 và Thông tư 219/2013, với mức thuế suất giá trị gia tăng là 5%, gồm có: Các thiết bị, dụng cụ y tế; dụng cụ điều trị vết thương, bơm kim tiêm.. .
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về việc thiết bị y tế có phải chịu thuế nhập khẩu không? Gọi ngay: 1900.6174
Thuế nhập khẩu thiết bị y tế
Khi nhập khẩu các thiết bị y tế vào Việt Nam, doanh nghiệp cần phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
– Thuế giá trị gia tăng của thiết bị y tế: 5 – 10%
– Thuế suất nhập khẩu ưu đãi của các thiết bị y tế: 0- 25%
Nếu các thiết bị y tế, được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, sẽ được hưởng các mức thuế ưu đãi đặc biệt, đáp ứng các điều kiện mà hiệp định đưa ra.
Ngoài ra, thuế nhập khẩu các thiết bị y tế, còn được xác định dựa trên mã HS của hàng hoá. Tất cả các mặt hàng nhập khẩu, đều có mã HS riêng, giúp cho cơ quan hải quan và các doanh nghiệp có thể xác định được mã thuế dễ dàng hơn.
Thuế nhập khẩu được xác định như sau:
Tiền thuế nhập khẩu cần nộp = Giá trị hàng hoá * Thuế suất nhập khẩu
Trong đó:
– Giá trị hàng hoá hải quan: Là giá trị lô hàng khai báo làm thủ tục hải quan
– Thuế suất nhập khẩu, được tính bằng % , dựa trên biểu thuế
– Tiền thuế VAT = (Gía trị lô hàng + Thuế nhập khẩu) nhân với Thuế VAT theo mã HS
Như vậy, để tính được tiền thuế, cần phải xác định được mã HS của hàng hoá. Xác định được thuế giá trị gia tăng, thuế suất của mặt hàng nhập khẩu. Khi xác định được các loại thuế trên, bạn sẽ tính được thuế nhập khẩu của hàng hoá.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về biểu thuế nhập khẩu hàng hóa? Gọi ngay: 1900.6174
Hồ sơ nhập khẩu đối với thiết bị y tế gồm những gì?
Căn cứ theo Nghị định 98/2021, thủ tục nhập khẩu các thiết bị y tế:
Giấy phép nhập khẩu:
1. Các trường hợp yêu cầu giấy phép nhập khẩu:
– Nhập khẩu để phục vụ mục đích nghiên cứu, đào tạo (không thực hành trên người và không sử dụng các trang thiết bị y tế này cho mục đích chẩn đoán, điều trị)
– Tạm nhập, tái xuất để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
Hồ sơ hải quan bao gồm:
– Tờ khai hải quan nhập khẩu theo quy định
– Nếu người mua cần thanh toán cho người bán, cần xuất hoá đơn thương mại
– Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
– Đối với các trường hợp yêu cầu bắt buộc giấy phép nhập khẩu, người nhập khẩu cần nộp giấy phép nhập khẩu
– Nếu được miễn kiểm tra, cần phải có giấy chứng nhận miễn, giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành.
– Người thực hiện khai hải quan cần nộp tờ khai hải quan giá trị theo mẫu, gửi văn bản dưới dạng dữ liệu điện tử, hoặc có thể nộp trực tiếp cho cơ quan hải quan.
– Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính.
>>>Xem thêm: Thuế nhập khẩu linh kiện máy tính theo quy định 2023
Mặt khác, đối với các trường hợp hàng hóa là thiết bị y tế thì hồ sơ hải quan để nhập khẩu thiết bị y tế sẽ dựa trên sự phân loại nhóm trang thiết bị y tế.
Các thiết bị y tế được phân loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế quy định
– Trang thiết bị y tế thuộc loại A: là thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp sẽ bổ sung thêm tài liệu gồm Bản phân loại trang thiết bị y tế theo mẫu hoặc giấy tờ chứng minh kết quả phân loại trang thiết bị y tế thừa nhận kết quả phân loại trang thiết bị y tế; Giấy ủy quyền của chủ sở hữu số lưu hành (nếu đơn vị nhập khẩu không phải là chủ sở hữu số lưu hành).
– Trang thiết bị y tế thuộc loại B: là thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp sẽ bổ sung thêm tài liệu gồm Giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế theo Thông tư 30/2015/TT-BYT; Bản phân loại trang thiết bị y tế
>>>Xem thêm: Thuế nhập khẩu ngô hạt năm 2023 là bao nhiêu?
Trên đây, là toàn bộ những thông tin, quy định về thuế nhập khẩu thiết bị y tế, mà chúng tôi cung cấp cho các bạn. Nhập khẩu là hoạt động quốc gia nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia khác vào nước mình, hoạt động này gồm nhiều hình thức, đa dạng sự lựa chọn cho người thực hiện nhập khẩu. Bên cạnh đó, nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà, giúp hạn chế được sự khan hiếm hàng hóa, độc quyền thị trường hàng hoá của doanh nghiệp trong nước.
Nhập khẩu cũng giúp các doanh nghiệp trong nước, không ngừng cải thiện, đổi mới để thích ứng đối với thị trường. Mong rằng những thông trên, sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy định nhập khẩu hàng hoá hiện nay. Nếu có thắc mắc về vấn đề này, hãy gọi cho Tổng Đài Pháp Luật theo số điện thoại tư vấn 1900.6174, để được tư vấn giải đáp.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |