Tổ chức xã hội là gì? Đặc điểm, phân loại, quyền và nghĩa vụ tổ chức xã hội

Tổ chức xã hội là gì? Tổ chức xã hội là một loại hình tổ chức rất phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về những đặc điểm, phân loại hay những nội dung quy chế pháp lý hành chính của loại hình tổ chức này.

 

Nhằm giải đáp những thắc mắc đó, trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng với bạn đọc làm rõ một số vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức xã hội. Trong trường hợp cần được Luật sư tư vấn khẩn cấp, vui lòng gọi đến số máy 1900.6174 để nhận ngay lời giải đáp chi tiết nhất!

 

Tổ chức xã hội là gì?

Sự ra đời, tồn tại và phát triển của tổ chức xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Vậy tổ chức xã hội là gì?

to-chuc-xa-hoi-la-gi-khai-niem

Tổ chức xã hội là một loại hình tổ chức tự nguyện của công dân. Đây là nơi mà các cá nhân có chung mục đích tập hợp, không vì mục đích lợi nhuận mà nhằm tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội,

>>> Xem thêm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội 2007

Đặc điểm của tổ chức xã hội

Mỗi tổ chức xã hội đều có những đặc thù riêng tùy theo vai trò, phạm vi hoạt động của mình. Tuy nhiên, các tổ chức xã hội đều có những đặc điểm chung như:

– Thứ nhất, việc tham gia tổ chức xã hội đều dựa trên sự tự nguyện của các thành viên có cùng lợi ích hay cùng nghề nghiệp, sở thích, v.v.

to-chuc-xa-hoi-la-gi-dac-diem-to-chuc-xa-hoi

– Thứ hai, tổ chức xã hội hướng tới việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thành viên cũng như tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội, chứ không vì mục đích lợi nhuận.

– Thứ ba, tổ chức xã hội nhân danh chính mình khi tham gia các hoạt động quản lý. Trường hợp có quy định pháp luật, tổ chức xã hội sẽ hoạt động dưới danh nghĩa nhà nước.

– Thứ tư, hoạt động của tổ chức xã hội sẽ theo điều lệ do các thành viên xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật.

– Trên đây là những đặc điểm của tổ chức xã hội nói chung, sẽ đem đến cho bạn đọc cái nhìn rõ hơn về tổ chức xã hội,

>>> Xem thêm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng 2004

Phân loại tổ chức xã hội

Có 5 loại tổ chức xã hội ở Việt Nam là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, các tổ chức tự quản và tổ chức khác. Cụ thể như sau:

Tổ chức chính trị: được hiểu là loại tổ chức xã hội hoạt động theo khuynh hướng chính trị cụ thể. Tổ chức chính trị được công nhận khi và chỉ khi quyền lực nhà nước thuộc về một lực lượng xã hội nhất định.

Tổ chức chính trị xã hội: được thành lập bởi những lực lượng xã hội nhất định. Tổ chức chính trị xã hội đứng ra để thể hiện của mình đối với những hoạt động của Nhà nước.

Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp: được thành lập dựa trên nhu cầu của cơ quan nhà nước nhằm hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vướng mắc liên quan đến vấn đề xã hội cụ thể. Loại tổ chức này hoạt động theo phương thức tự quản, không mang ý chí chính trị và chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước.

Tổ chức tự quản: được thành lập theo quy định và chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ tự quản trên phạm nhất định tại địa phương.

Nhóm tổ chức khác: Các hội cùng công việc, sở thích,v.v. Các tổ chức này được lập dựa trên quyền tự do của công dân.

Tóm lại, tổ chức xã hội có thể được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên sự khác biệt về vị trí, vai trò, phạm vi hoạt động của những tổ chức này.

>>> Giải đáp chi tiết về từng loại tổ chức xã hội nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174

Pháp nhân trong tổ chức xã hội

Về vấn đề pháp nhân trong tổ chức xã hội, chỉ các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp đáp ứng điều kiện được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 mới có tư cách pháp nhân. Tổ chức chính trị có tư cách pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của tổ chức đó.

Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo sự cho phép của nhà nước sẽ được công nhận điều lệ công ty. Hội viên sẽ tự nguyện trong việc đóng góp tài sản hoặc hội phí trong việc hình thành tài sản chung để duy trì hoạt động của tổ chức trong việc tham gia các quan hệ dân sự với tư cách là pháp nhân.

Khi các tổ chức có tư cách pháp nhân chấm dứt hoạt động thì tài sản của tổ chức sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chỉ khi đáp ứng các điều kiện được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 thì tổ chức xã hội mới có tư cách pháp nhân. Khi đó, các tổ chức này phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của tổ chức đó.

>>> Tư vấn cụ thể các điều kiện về tư cách pháp nhân của tổ chức xã hội nhanh chóng nhất, liên hệ ngay 1900.6174

Nội dung quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội là gì?

Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội là tổng thể các quy chế của pháp luật về tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước. Cụ thể, bao gồm các quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội đối với cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, và trong lĩnh vực thực thi pháp luật.

 

Quyền và nhiệm vụ của tổ chức xã hội đối với cơ quan nhà nước

Các loại tổ chức xã hội khác nhau có các quyền và nghĩa vụ khác nhau đối với cơ quan nhà nước, tùy thuộc vào loại hình, mục đích và vai trò của tổ chức.

Nhà nước bảo đảm khung pháp lý cho các hoạt động và phát triển của các tổ chức xã hội cũng như đảm bảo rằng các tổ chức xã hội có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Các tổ chức xã hội thì phải tuân theo pháp luật, đồng thời có quyền thực hiện vai trò của mình đối với hoạt động quản lý hành chính.

Ngoài ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận hoặc từ chối đơn xin thành lập tổ chức xã hội và có thẩm quyền trong việc chấm dứt hoạt động trong một số trường hợp có quy định của pháp luật. Nếu không đồng ý, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối.

 

Quyền và nhiệm vụ của tổ chức xã hội trong lĩnh vực xây dựng pháp luật

Trong việc xây dựng pháp luật, các tổ chức xã hội cũng có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho các tổ chức thực hiện quyền của mình trong các dự thảo luật.

Việc các tổ chức xã hội tham gia vào việc xây dựng pháp luật có thể thể hiện tinh thần dân chủ cũng như tránh những bất cập khi xây dựng luật pháp, giúp cho những quy định pháp luật có thể điều chỉnh các vấn đề thực tế một cách hợp lý và hiệu quả hơn.

to-chuc-xa-hoi-la-gi-quyen-va-nghia-vu

 

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong lĩnh vực thi hành pháp luật

Tổ chức xã hội có quyền theo dõi việc áp dụng, thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước cũng công dân Việt Nam, doanh nghiệp,…Tổ chức có quyền báo với cơ quan nhà nước về các hành vi vi phạm pháp luật và yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý.

Cùng với đó, các tổ chức xã hội có thể góp ý nhằm giúp khắc phục những vấn đề còn tồn đọng trong việc quản lý, thực thi pháp luật của cơ quan nhà nước; giáo dục ý thức pháp luật cho người dân.

Các tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm, tăng trách nhiệm của các viên chức, chống tham nhũng,…

Nhìn chung, các tổ chức xã hội có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với các hoạt động quản lý hành chính nhà nước, cũng như xây dựng, thực thi pháp luật và góp phần nâng cao ý thức pháp luật của công dân.

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về tổ chức xã hội là gì nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174

Trên đây là tư vấn của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về tổ chức xã hội là gì. Qua bài viết trên đây, chúng tôi hi vọng đã đem đến cho các bạn đọc những thông tin hữu ích. Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý phát sinh trên thực tế.

Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào về tổ chức xã hội là gì, hãy liên hệ đến chung tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ.

 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174