Tội ngộ sát là một tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự 2015. Vậy tội ngộ sát là gì? Các yếu tố cấu thành tội danh này? Tội này pháp luật quy định khung hình phạt như thế nào? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp!
>> Tư vấn quy định về tội ngộ sát, Gọi ngay 1900.6174
Tội ngộ sát là gì?
>> Tội ngộ sát là gì? Gọi ngay 1900.6174
Tội ngộ sát hay còn gọi là tội vô ý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra hậu quả làm chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.
Các yếu tố cấu thành tội ngộ sát
Anh Luật (Hà Nam) có câu hỏi như sau:
“Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau muốn nhờ luật sư tư vấn giúp:
Tôi năm nay 25 tuổi, vài hôm trước thì tôi có tham gia giao thông khi đang say rượu và có lỡ không may tông vào một đứa bé khiến bé đó bị tử vong. Hiện nay, tôi đang bị cơ quan công an tạm giam để điều tra vụ án và tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội ngộ sát. Hiện tại tôi đang không rõ hành vi này của tôi có đúng là phạm tội ngộ sát hay không? Nên tôi muốn nhờ luật sư giải đáp giúp tôi! Tôi cảm ơn luật sư!”
>> Các yếu tố cấu thành tội ngộ sát là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Luật! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi liên quan đến tư vấn luật hình sự đến Tổng Đài Pháp Luật! Sau khi nghiên cứu vấn đề của anh, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Để cấu thành tội ngộ sát thì hành vi của người phạm tội phải có đầy đủ các yếu tố sau:
– Thứ nhất, về mặt khách thể của tội ngộ sát:
Khách thể của tội ngộ sát là quan hệ về nhân thân cụ thể là quyền sống của con người. Đối tượng tác động của loại tội phạm này là con người.
– Thứ hai, về mặt khách quan của tội ngộ sát:
Ngộ sát hay còn gọi là vô ý làm chết người là hành vi xâm phạm đến tính mạng của con người, nhưng chủ thể thực hiện hành vi cho rằng hậu quả này sẽ không xảy ra (trong một số trường hợp còn ra sức ngăn ngừa được); hoặc người thực hiện hành vi không nhận thấy được hành động của bản thân có thể tạo ra hậu quả gây chết người (trong một số trường hợp mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả). Hành vi Ngộ sát được thể hiện dưới dạng hành động và không hành động.
Để hoàn thành tội ngộ sát thì hậu quả bắt buộc của hành vi phải là gây ra chết người. Nếu hậu quả người chết chưa xảy ra thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi ngộ sát người khác.
Lưu ý, bên cạnh dấu hiệu bắt buộc về hậu quả thì khi truy cứu trách nhiệm hình sự với chủ thể thực hiện hành vi này cũng cần căn cứ vào mục đích thực hiện hành vi đó. Nói cách khác, hậu quả của hành vi phạm tội ngộ sát làm nạn nhân chết là do lỗi vô ý của người phạm tội gây ra. Trong trường hợp hậu quả làm chết người xảy ra nhưng do người phạm tội cố ý thực hiện thì sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giết người chứ không phải tội ngộ sát.
– Thứ ba, về mặt chủ quan của tội ngộ sát:
Ý thức người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa tội ngộ sát và tội giết người. Người phạm tội ngộ sát thực hiện hành vi phạm tội của mình là do lỗi vô ý bao gồm lỗi vô ý do cẩu thả và lỗi vô ý do quá tự tin.
Trường hợp làm chết người do lỗi vô ý do cẩu thả được xác định là khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mà không biết trước khả năng gây ra hậu quả chết làm người của hành vi đó mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước được hậu quả đó.
Trường hợp Làm chết người do lỗi vô ý vì quá tự tin được xác định là khi người phạm tội thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể làm chết người nhưng bản thân người phạm tội tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra. Ở trường hợp này, nếu người phạm tội vi phạm quy tắc nghề nghiệp để xảy ra hậu quả có thể bị xét xử dưới tội danh Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
– Thứ 4, về chủ thể của tội ngộ sát:
Chủ thể của tội ngộ sát hay vô ý làm chết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Độ tuổi chịu trách nhiệm của chủ thể đối với loại tội phạm này là từ 16 tuổi trở lên theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.
Như vậy, trong trường hợp của anh thì hành vi phạm tội đó là do lỗi vô ý làm chết người và nạn nhân là đứa bé đã bị chết nên đã xâm phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ cụ thể là quan hệ nhân thân về tính mạng. Và chủ thể của tội phạm này là anh đã đủ điều kiện phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định. Do đó, hành vi này của anh đã đầy đủ yếu tố để cấu thành tội ngộ sát theo quy định của pháp luật vì vậy anh sẽ chịu truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi của mình.
Trên đây là quy định của pháp luật về cấu thành tội vô ý làm chết người hay còn gọi là tội ngộ sát. Nếu có thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này quý khách hãy liên hệ đến số hotline 1900.6174 để luật sư tư vấn miễn phí!
Tội ngộ sát bị xử lý như thế nào?
Chị Khánh (Đồng Nai) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư! Tôi có vấn đề sau muốn nhờ luật sư giải đáp như sau:
Tôi có vô ý làm chết người do một lần uống rượu say và lái xe gây tai nạn. Hiện tại thì phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tiến hành điều tra vụ án của tôi với tội ngộ sát hay còn gọi là tội vô ý làm chết người. Hiện tôi đang tìm hiểu về tội ngộ sát và có thắc mắc về hình phạt của tội này, nên muốn hỏi luật sư là phạm tội ngộ sát thì bị xử lý như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi cảm ơn luật sư!”
>> Quy định về khung hình phạt đối với tội ngộ sát, hãy liên hệ 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Khánh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn qua tổng đài của chúng tôi! Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về khung hình phạt của tội vô ý làm chết người hay còn gọi là tội ngộ sát như sau:
“1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”
Theo đó, đối với loại tội phạm này thì có 2 khung hình phạt được quy định cụ thể như sau:
– Khung hình phạt thứ nhất là: Người phạm tội vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 – 5 năm.
– Khung hình phạt thứ hai: Trường hợp hành vi phạm tội vô ý làm chết người mà gây ra hậu quả là 2 người chết trở lên thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 03 – 10 năm.
Ngoài ra, nếu vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thì tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được quy định tại Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015, cục thể:
“1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó, đối với loại tội phạm này thì sẽ có 2 khung hình phạt chính như sau:
– Khung 1:
Nếu vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 1 đến 5 năm.
– Khung 2:
Trường hợp hành vi phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thì mà gây ra hậu quả là có làm chết 2 người trở lên thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 5 đến 12 năm
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm.
Như vậy, trong trường hợp này thì chị sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội ngộ sát hay còn gọi là vô ý làm chết người và khung hình phạt có thể bị áp dụng là từ 1 đến 5 năm tù hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Trên đây là quy định của pháp luật về khung hình phạt đối với tội danh ngộ sát, Nếu có thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này quý bạn đọc hãy liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp từ các luật sư của Tổng Đài Pháp Luật!
Một số câu hỏi thường gặp về tội ngộ sát
Ngộ sát chồng sau nhiều năm bị bạo hành có bị phạt tù không?
Chị Nhung (Điện Biên) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư! Tôi có thắc mắc sau muốn nhờ luật sư giải đáp giúp:
Chị gái của tôi lấy chồng từ năm 2010 và trong quá trình sinh sống cùng nhau thì chị tôi thường xuyên đánh đập vì ghen tuông không có căn cứ. Sau đó, sau một lần xảy ra mâu thuẫn thì chị tôi có lỡ tay dùng dao đâm anh rể tôi và khiến anh ấy tử vong tuy nhiên mục đích của chị tôi chỉ là dọa anh rể tôi nhằm khiến anh ấy ngừng thực hiện hành vi bạo hành lại. Hiện nay, chị tôi đang bị tạm giam để điều tra về hành vi ngộ sát chồng. Vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư là trong trường hợp của chị tôi vì có lý do là nhiều năm bị bạo hành nên mới ngộ sát chồng thì có bị phạt tù không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi cảm ơn luật sư!”
>> Ngộ sát chồng sau nhiều năm bị bạo hành có bị phạt tù không? Liên hệ ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Nhung! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi vấn đề thắc mắc đến Tổng Đài Pháp Luật! Sau khi nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì căn cứ vào mức độ và tích chất của hành vi ngộ sát chồng có thể bị phạt tù theo từng mức hình phạt khác nhau. Cụ thể có 2 khung hình phạt như sau:
Khung hình phạt thứ nhất:
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với các trường hợp sau:
+ Giết 2 người trở lên; Giết người dưới 16 tuổi; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
+ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
+ Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hay thực hiện tội phạm một cách man rợ;
+ Lợi dụng nghề nghiệp hoặc bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người khi thực hiện hành vi ngộ sát
+ Thuê người khác giết người hoặc thực hiện giết người thuê cho đối tượng khác;
+ Hành vi phạm tội có tính chất côn đồ; có tổ chức hay đây là hành vi tái phạm nguy hiểm hoặc hành vi phạm tội vì động cơ đê hèn của người phạm tội.
Khung hình phạt thứ hai:
Đối với các loại tội phạm giết người không thuộc các trường hợp nêu trên thì mức hình phạt bị áp dụng là: phạt tù từ 7 năm đến 15 năm tù.
Bên cạnh đó người phạm tội này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau:
+ Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm;
+ Phạt quản chế;
+ Cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.
Như vậy, đối với hành vi của chị của chị thì có thể sẽ bị phạt tù với tội giết người và có thể sẽ bị áp dụng khung hình phạt thứ 2 là từ 7 đến 15 năm tù.
Trên đây là phần giải đáp về vấn đề: Ngộ sát chồng sau nhiều năm bạo hành có bị phạt tù không? Nếu có thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này quý bạn đọc hãy liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất từ các luật sư của Tổng Đài Pháp Luật!
Tội ngộ sát có được giảm nhẹ hình phạt không?
Anh Mạnh (Quảng Ngãi) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau muốn nhờ luật sư giải đáp giúp: Trong một lần tranh xảy ra tranh cãi với một người bạn thì anh trai tôi có dùng dao để dọa nạt người này nhưng chẳng may anh tôi có lỡ đâm trúng người bạn này và khiến họ bị tử vong. Thật sự, mục đích ban đầu của anh tôi chỉ là phòng vệ nhưng chẳng may lại gây ra hậu quả như vậy. Hiện nay thì anh tôi đã tự ra đầu thú cũng như bồi thường thiệt hại cho gia đình người bạn kia rồi. Phía cơ quan điều tra đã tiến hành tạm giam anh tôi để điều tra và họ có báo là anh tôi có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội ngộ sát người kia. Vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư là trong trường hợp này thì nếu như bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội ngộ sát thì anh trai tôi có được giảm nhẹ hình phạt không?
Nhờ luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi cảm ơn luật sư!”
>> Tội ngộ sát có được giảm nhẹ hình phạt không? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Mạnh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật! Sau khi nghiên cứu tình huống của anh trai anh, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo như quy định hiện nay của pháp luật hình sự thì trường hợp phạm tội ngộ sát sẽ được xem xét giảm nhẹ hình phạt nếu có các tình tiết dưới đây:
+ Người thực hiện phạm tội có hành vi đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm.
+ Người phạm tội ngộ sát đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả cho bị hại;
+ Người phạm tội thực hiện tội phạm trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
+ Người phạm tội thực hiện tội phạm trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
+ Thực hiện phạm tội trong trường hợp vượt mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội cũng được xem là một tình tiết được giảm nhẹ hình phạt đối với loại tội phạm này;
+ Người phạm tội thực hiện tội phạm trong trường hợp bị kích động về tinh thần do nạn nhân có hành vi trái pháp luật và hành vi này là nguyên nhân làm cho người phạm tội bị kích động về tinh thần;
+ Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội khi đang trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do bản thân người phạm tội tự gây ra;
+ Hành vi phạm tội của người phạm tội chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
+ Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng;
+ Người phạm tội thực hiện phạm tội do bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
+ Người phạm tội bị hạn chế khả năng nhận thức thực hiện phạm tội mà không phải do lỗi của mình gây ra;
+ Người phạm tội là phụ nữ đang có thai;
+ Người phạm tội là người già và có độ tuổi xác định là từ đủ 70 tuổi trở lên cũng được xem xét giảm nhẹ hình phạt;
+ Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng hoặc thực hiện phạm tội do lạc hậu;
+ Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
+ Người phạm tội tự thú sau khi thực hiện tội phạm;
+ Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải sau khi thực hiện tội phạm
+ Người phạm tội tích cực giúp đỡ, hợp tác với các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm về hành vi phạm tội của mình;
+ Người phạm tội đã lập công chuộc tội
+ Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác
+ Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Như vậy, trong trường hợp này do anh của anh đã có hành vi là tự thú sau khi vô ý đâm chết người khi và cũng thực hiện tội phạm trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Đồng thời, anh của anh cũng đã thực hiện việc bồi thường cho gia đình nạn nhân nên có thể sẽ được xem xét giảm nhẹ hình phạt khi tòa án ra quyết định mức hình phạt mà anh anh phải chịu khi vô ý làm chết người.
Trên đây là phần giải đáp về vấn đề: Tội ngộ sát có được giảm nhẹ hình phạt không? Nếu có thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này quý khách hãy liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp trực tiếp từ phía luật sư.
Trên đây là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề liên quan đến chủ đề: Tội ngộ sát theo quy định của pháp luật hình sự. Hy vọng bài viết của chúng tôi có thể cung cấp các thông tin bổ ích liên quan đến chủ đề này cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu có thắc mắc khác liên quan đến chủ đề này quý bạn đọc hãy liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất từ phía luật sư của chúng tôi!