Tội sử dụng trái phép tài sản có bị ngồi tù không?

Tội sử dụng trái phép tài sản bị xử phạt như thế nào? Hành vi cấu thành tội sử dụng tài sản trái phép như thế nào? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Ngoài ra bạn có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến loại tội phạm này hoặc cần được hỗ trợ về vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay đến với chúng tôi qua hotline tư vấn miễn phí 1900.6174 để được luật sư giải đáp trực tiếp.

toi-su-dung-trai-phep-tai-san

Tội sử dụng trái phép tài sản là gì?

 

Tội sử dụng trái phép tài sản là hành vi sử dụng tài sản của người khác khi không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản, do người đủ tuổi theo quy định của Bộ Luật Hình Sự 2015 có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

+ Điểm nổi bật của hành vi phạm tội này là chiếm hữu tài sản nhằm mục đích vụ lợi chứ không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

+ Đối với loại tội phạm này nhẹ thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 3 đến 5 triệu đồng, nặng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung xử phạt là ngồi tù lên tới 7 năm.

Cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản

 

Anh Phúc Long (Bà Rịa) có câu hỏi:

Tôi có một vấn đề muốn được luật sư tư vấn như sau: Tôi có nhận được một khoản tiền do một người lạ chuyển nhầm vào tài khoản của tôi. Tại thời điểm đó, tôi đang đầu tư chứng khoán, cộng với việc không biết ai chuyển vào tài khoản mình nên tôi đã sử dụng số tiền đó vào việc đầu tư chứng khoán và nghĩ rằng nếu như tìm được người chuyển nhầm thì tôi sẽ hoàn trả lại số tiền này. Vậy hành vi của tôi đã cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản hay chưa? Mong luật sư tư vấn!

 

>>>Dấu hiệu cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản là gì? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Long! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản bao gồm những yếu tố sau: khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm.

Về khách thể:

Sử dụng trái phép tài sản là hành vi của một người vì mục đích vụ lợi mà khai thác một cách trái phép giá trị sử dụng của tài sản không thuộc sở hữu của mình mà mình đang chiếm giữ. Tội sử dụng trái phép tài sản xâm phạm chủ yếu tới quyền sử dụng tài sản, người phạm tội còn phải có hành vi chiếm hữu tài sản.

Do đó, người phạm tội cũng xâm phạm tới quyền chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, muốn sử dụng được tài sản. Nên khách thể của tội sử dụng trái phép tài sản là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản của con người và những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu của con người. Trong đó:

+ Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu của chính mình. Chủ sở hữu tài sản được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình nhằm nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội.

+ Người chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu do được chủ sở hữu uỷ quyền, được giao mà không kèm theo việc chuyển quyền sở hữu thì việc thực hiện các quyền chiếm hữu chỉ được thực thi trong phạm vi giới hạn của các hành vi và theo thời gian mà chủ sở hữu cho phép.

+ Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng tài sản là một trong những quyền quan trọng và có ý nghĩa thực tế đối với chủ sở hữu.

Về mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội sử dụng trái phép tài sản là hành vi vì mục đích vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.

Hành vi sử dụng trái phép tài sản là hành vi tự ý sử dụng, khai thác giá trị của tài sản mà không thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của mình. Hành vi này không khiến cho chủ sở hữu của tài sản mất quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Hậu quả của hành vi là dấu hiệu không bắt buộc của tội phạm. Điều 177 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 chỉ quy định về giá trị của tài sản bị sử dụng trái phép mà không quy định về hoa lợi được khai thác từ tài sản bị sử dụng trái phép, do đó khi xác định khung hình phạt của tội này không cần phải xác định giá trị sử dụng mà người phạm tội đã khai thác được lợi ích từ tài sản mà chỉ cần xác định giá trị của tài sản bị sử dụng trái phép.

Về mặt chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực, năng lực điều khiển hành vi và đạt độ tuổi nhất định) đã thực hiện hành vi phạm tội. Năng lực trách nhiệm hình sự là một dạng năng lực pháp lý, được xác định qua các yếu tố:

– Thứ nhất, người có năng lực trách nhiệm hình sự trước hết phải là người có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội, không thuộc trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 21 của Bộ Luật dân sự 2015.

– Thứ hai, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, điều 12 của Luật này quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 168 Tội cướp tài sản, 169 Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, 170 Tội cưỡng đoạt tài sản, 171 Tội cướp giật tài sản, 173 Tội trộm cắp tài sản, 178 Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Như vậy, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ ai, người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Tội phạm có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc cũng có thể do nhiều người cùng thực hiện.

Về mặt chủ quan của tội phạm:

Hành vi phạm tội được thực hiện với lỗi cố ý, có thể là do lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội nhân thức rõ được hậu quả của hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản và mong muốn hậu quả đó xảy ra, hoặc mặc dù không mong muốn hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc để hậu quả xảy ra.

+ Mục đích của người phạm tội là nhằm khai thác giá trị sử dụng của tài sản, tức là lợi tức sẽ thu được từ tài sản.

+ Mục đích này là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Ngoài mục đích này ra thì người phạm tội không còn mục đích nào khác.

Động cơ của người phạm tội là vụ lợi, tức là đem lại lợi ích về vật chất hay tinh thần cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm từ việc sử dụng trái phép tài sản. Động cơ cũng là dấu hiệu bắt buộc đối với tội này, nếu không chứng minh được người phạm tội có động cơ vì vụ lợi thì chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Trong trường hợp của anh, có thể phân tích cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản như sau:

Về khách thể: Anh sử dụng số tiền mà người khác chuyển nhầm vào tài khoản của mình mà chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu là đang xâm phạm vào quyền sở hữu, quyền chiếm hữu khoản tiền được chuyển nhầm của người khác.

Về mặt khách quan: Anh sử dụng trái phép số tiền này để đầu tư chứng khoán nhằm mục đích sinh lời. Đây là hành vi khai thác giá trị của tài sản mà anh không được phép.

Về mặt chủ quan: Lỗi của anh ở đây là lỗi cố trực tiếp, bởi anh biết rằng hành vi của mình đang xâm phạm vào quyền của người khác, biết được hậu quả có thể xảy ra nhưng vẫn tiếp tục làm. Hơn nữa, ngoài mục đích là đầu tư chứng khoán kiếm lời thì anh không còn mục đích nào khác.

Về mặt chủ thể: Anh hoàn toàn đủ điều kiện để trở thành chủ thể của tội này. Xét về mặt năng lực chịu trách nhiệm hình sự, anh có đầy đủ nhận thức và có năng lực điều khiển hành vi của mình theo đòi hỏi của xã hội. Về độ tuổi, anh đã trên 16 tuổi, đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội.

Như vậy, hành vi của anh đã đủ để cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản theo quy định tại Điều 177 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Nếu anh còn thắc mắc nào khác về tội sử dụng trái phép tài sản hoặc đang muốn được tư vấn luật hình sự, hay gọi ngay đến hotline tư vấn miễn phí 1900.6174 để được luật sư tranh tụng hỗ trợ giải đáp trực tiếp.

>>>Xem thêm: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật

khung-hinh-phat-doi-voi-toi-su-dung-trai-phep-tai-san

Khung hình phạt đối với tội sử dụng trái phép tài sản

 

Chị Hạ Liên (Đồng Nai) có câu hỏi:

Tôi có một chiếc xe máy không sử dụng tới. Chiếc xe này có giá khoảng 20 triệu đồng. Trong khoảng thời gian tôi đi vắng, con trai nhà hàng xóm (đã 23 tuổi) đã sử dụng chiếc xe này mà không có sự đồng ý của tôi. Cậu ấy nói rằng vì thấy chiếc xe này đang bỏ không nên muốn “mượn tạm” để chạy xe ôm kiếm thêm thu nhập trong thời gian chờ công việc mới, sau khi tôi về thì sẽ trả lại. Như vậy, hành vi của cậu con trai này sẽ vi phạm vào tội gì? Và khung hình phạt đối với tội này là gì? Mong luật sư tư vấn!

 

>>> Tội sử dụng trái phép tài sản bị phạt như thế nào? Liên hệ 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào chị Liên! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Xét hành vi của cậu con trai này: sử dụng xe máy của chị mà không được phép nhằm chạy xe ôm để kiếm thêm thu nhập.

Về mặt khách thể: Hành vì này của cậu con trai đã xâm phạm vào quyền sở hữu chiếc xe máy của chị. Về mặt chủ quan: đây là lỗi cố ý trực tiếp, bởi lẽ cậu con trai này biết rằng hành vi của mình là sai, xâm phạm tới quyền sở hữu chiếc xe máy của chị và cũng biết được hậu quả của hành vi nhưng vẫn tiếp tục làm vì mục đích duy nhất là chạy xe ôm để kiếm thêm thu nhập.

Về mặt khách quan: Hành vi của cậu con trai là hành vi vì vụ lợi (thu nhập từ việc chạy xe ôm) mà sử dụng trái phép tài sản của người khác (chiếc xe máy của chị), và ngoài mục đích đó ra thì không còn mục đích nào khác.

Về mặt chủ thể: Cậu con trai này có đầy đủ năng lực hành vi và đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Theo đó, hành vi của cậu con trai này đã đủ để cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản được quy định tại Điều 177 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Về khung hình phạt của tội sử dụng trái phép tài sản, được quy định như sau:

Xử lý hình sự:

Theo Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, Tội sử dụng trái phép tài sản bị xử lý như sau:

– Khung hình phạt thứ nhất:

Phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm với hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác:

+ Trị giá từ 100 – dưới 500 triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; hoặc

+ Trị giá dưới 100 triệu đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa (trừ trường hợp quy định tại Điều 220 Bộ luật Hình sự 2015).

– Khung hình phạt thứ hai:

Phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Tài sản trị giá từ 500 triệu đồng – dưới 1,5 tỷ đồng;

+ Tài sản là bảo vật quốc gia;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Khung hình phạt thứ 3:

Phạt tù từ 03 – 07 năm nếu phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1,5 tỷ đồng trở lên.

– Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

– Xử lý hành chính:

Theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021, trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.

Đồng thời, người này bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép.

Như vậy, hành vi sử dụng trái phép tài sản của cậu con trai này sẽ bị xử phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng. Bên cạnh đó, còn phải nộp lại số lợi tức có được từ việc sử dụng trái phép tài sản (từ việc chạy xe ôm) và phải trả lại chiếc xe máy mà cậu ấy đang chiếm giữ bất hợp pháp.

Nếu chị còn câu hỏi nào khác liên quan đến tội sử dụng trái phép tài sản, hãy gọi ngay đến hotline tư vấn miễn phí 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp một cách đầy đủ và nhanh chóng nhất.

>>>Xem thêm: Tội xâm phạm chỗ ở bị xâm phạm như thế nào?

lam-dung-chuc-vu-su-dung-tai-san-trai-phep

Một số câu hỏi liên quan đến tội sử dụng trái phép tài sản

 

Lợi dụng chức vụ của mình để sử dụng trái phép tài sản của người khác bị phạt bao nhiêu năm tù?

 

Anh Đỗ Đạt (Hải Phòng) có câu hỏi:

Cách đây 2 ngày, tôi có lái xe riêng đi làm. Trong giờ làm việc thì sếp của tôi đã tự ý lái xe của tôi đi để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Theo như tôi được biết thì ông sếp này đã thực hiện hành vi này nhiều lần với nhiều người chứ không chỉ riêng với tôi, sau khi hỏi ra thì mới biết ông này lợi dụng mình là sếp nên mới thực hiện hành vi này nhằm trục lợi cho cá nhân mình. Vì bất bình trước hành động của sếp nên tôi muốn khởi tố ông sếp này ra tòa để pháp luật xử lý. Vậy, xin hỏi rằng: Lợi dụng chức vụ của mình để sử dụng trái phép tài sản của người khác bị phạt bao nhiêu năm tù? Mong luật sư tư vấn!

 

>> Lợi dụng chức vụ sử dụng trái phép tài sản thì bị xử lý như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Đạt! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Theo như những thông tin mà anh cung cấp, có thể thấy hành vi của ông sếp là hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác. Tội này được quy định tại Điều 177 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Khung hình phạt của tội này được xác định như sau:

Xử lý hình sự:

Theo Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, Tội sử dụng trái phép tài sản bị xử lý như sau:

– Khung hình phạt thứ nhất:

Phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm với hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác:

+ Trị giá từ 100 – dưới 500 triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; hoặc

+ Trị giá dưới 100 triệu đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa (trừ trường hợp quy định tại Điều 220 Bộ luật Hình sự).

– Khung hình phạt thứ hai:

Phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Tài sản trị giá từ 500 triệu đồng – dưới 1,5 tỷ đồng;

+ Tài sản là bảo vật quốc gia;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Khung hình phạt thứ 3:

Phạt tù từ 03 – 07 năm nếu phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1,5 tỷ đồng trở lên.

– Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Xử lý hành chính:

Theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021, trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.

Đồng thời, người này bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép.

Trong trường hợp của anh, sếp của anh đang lợi dụng chức vụ của mình để sử dụng trái phép tài sản, hành vi này được quy định tại điểm d khoản 2 điều 177 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, nên sếp của anh sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, sếp của anh có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

>>>Xem thêm: Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn 

Bài viết trên đây là những thông tin chính về tội sử dụng trái phép tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp phần nào những thông tin hữu ích cho các bạn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.