Trách nhiệm hình sự là gì? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự? [2024]

Trách nhiệm hình sự là gì? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự? Trách nhiệm hình sự đối với người cao tuổi được quy định ra sao? là những thắc mắc nhận được sự quan tâm rất lớn của nhiều người dân Việt Nam hiện nay. Trong nội dung bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ giúp bạn tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan cần được giải đáp, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật hình sự hỗ trợ tư vấn miễn phí.

trach-nhiem-hinh-su-la-gi

Thế nào là trách nhiệm hình sự?

 

>> Luật sư giải đáp về trách nhiệm hình sự. Gọi ngay 1900.6174

Trách nhiệm hình sự hay còn được hiểu là một dạng của trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm hình sự chính là hậu quả pháp lý bất lợi xảy ra với một người phạm tội và nó được thể hiện thông qua việc Nhà nước sẽ áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, có thể là một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau của nhà nước mà các biện pháp cưỡng chế này do luật hình sự quy định.

Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý được xem là nghiêm khắc nhất mà nhà nước áp dụng đối với người phạm tội, đây là hậu quả pháp lý và chỉ phát sinh khi có ít nhất một hành vi phạm tội. Là hậu quả pháp lý bất lợi kéo theo của hành vi phạm tội.

Là kết quả của nhà nước khi thực hiện việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự quy định tại Bộ luật hình sự 2015, nó được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định.

Chỉ nhà nước mới có quyền trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội của người phạm tội và người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với Nhà nước, với xã hội mà không phải chịu trách nhiệm với cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào.

Như vậy, có thể kết luận trách nhiệm hình sự chính là việc người có hành vi vi phạm pháp luật được xác định là tội phạm, thì phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi mà họ gây ra và chịu hình phạt do nhà nước áp dụng đối với hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự đối với loại tội phạm đó. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp miễn phí. 

>> Xem thêm: Lỗi cố ý gián tiếp là gì? Theo quy định Bộ Luật Hình sự 2015

Cơ sở của trách nhiệm hình sự

 

>> Luật sư tư vấn chi tiết cơ sở của trách nhiệm hình sự. Gọi ngay 1900.6174

Cơ sở của trách nhiệm hình sự được định nghĩa là việc một người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự. Cơ sở của trách nhiệm hình sự đã được quy định rất rõ tại Điều 2 của Bộ luật hình sự 2015 như sau:

– Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Việc quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự ngay tại Điều 2 Bộ luật hình sự 2015 có ý nghĩa rất lớn, bởi lẽ theo nội dung của điều này thì chỉ khi nào một người thực hiện hành vi, mà hành vi này chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu, yếu tố của cấu thành tội phạm cụ thể thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội đó. Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự, đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Theo đó, chủ thể phạm tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự và người này phải đạt một độ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật; chủ thể, người đã thực hiện hành vi vi phạm phải được quy định trong luật hình sự và bị coi là tội phạm; việc truy cứu trách nhiệm hình sự phải còn trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và chủ thể không được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

– Về mặt khách quan của các loại tội phạm:

Một người sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với Nhà nước khi họ thực hiện một hay nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Hành vi của một người là cách cư xử, xử sự của họ ra thế giới khách quan. Hành vi này được thể hiện thông qua việc hành động hoặc không hành động trách nhiệm hình sự và việc này chỉ phát sinh khi có hành vi phạm tội. Hành vi hành động hoặc không hành động đó có thể gây ra thiệt hại hoặc có nguy cơ sẽ có thể gây thiệt hại cho xã hội.

– Về mặt chủ quan của các loại tội phạm:

Căn cứ, cơ sở của trách nhiệm hình sự sẽ được căn cứ dựa trên yếu tố “lỗi” của người có hành vi phạm tội khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm của bản thân cho xã hội. Lỗi được dựa trên quan điểm chủ quan của chính người phạm tội về hành vi đó.

– Về mặt khách thể của các loại tội phạm:

Khi một người thực hiện hành vi phạm tội, hành vi của người đó phải xâm hại đến các quan hệ xã hội mà các quan hệ này đã và đang được pháp luật hình sự bảo vệ. Đây chính là dấu hiệu bắt buộc để khi có một hành vi xảy ra có thể xác định có cấu thành tội phạm hay không. Ngoài ra hành vi cũng có các dấu hiệu không bắt buộc như đối tượng tác động của tội phạm, người bị hại là gì.

– Về mặt chủ thể của các loại tội phạm:

Chủ thể của tội phạm được pháp luật hình sự quy định là người bắt buộc có năng lực trách nhiệm hình sự, tức là khi một người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội, họ đã có đủ khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của chính mình. Người đó phải có đủ độ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 12 Bộ luật hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, qua các phân tích trên thì pháp luật quy định không một ai bị kết án vì một hành vi mà lúc họ thực hiện hành vi đó pháp luật quốc gia hay luật pháp quốc tế không coi đó là tội phạm. Theo quy định của luật hình sự Việt Nam thì tội phạm phải được quy định trong luật và việc một người sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự, cũng như hình phạt về hành vi phạm tội đã được quy định trong Bộ luật hình sự mà họ đã thực hiện.

Trên đây là giải đáp về các cơ sở của trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành. Nếu bạn chưa hiểu rõ về các cơ sở này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ luật sư. 

co-so-cua-trach-nhiem-hinh-su-la-gi

 

>> Xem thêm: Tội giết người phạt bao nhiêu năm tù theo Bộ luật hình sự?

Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự?

 

>> Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đây chính là một vấn đề không thể thiếu và được coi là quan trọng bậc nhất trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia. Điều này thể hiện quan điểm của Nhà nước về cách thức xử lý những người phạm tội.

Việc quy đinh độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự phải vừa đảm bảo về trật tự an toàn cho xã hội nhưng quan trọng là nó phải vừa đạt được mục đích nhằm bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của người chưa thành niên, quyền của trẻ em ngay kể cả khi mà họ thực hiện hành vi nguy hiểm của bản thân họ cho xã hội.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 đã có quy định rõ ràng về tuổi chịu trách nhiệm hình sự của một người như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”.

Như vậy, đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên thì Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017 đã quy định những người này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017, sẽ có những tội phạm mà người từ đủ 16 tuổi trở lên không phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Các điều 145, 146, 147 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017 quy định cụ thể 3 tội, theo đó, chủ thể phải là người đủ 18 tuổi chứ không phải đủ 16 tuổi.

– Còn đối với những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Trên đây là giải đáp của luật sư về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Để được luật sư tư vấn kỹ càng và chi tiết hơn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174.

>> Xem thêm: Án treo là gì? Cách xin hưởng án treo mới nhất năm 2022

Đặc điểm của trách nhiệm hình sự

 

dac-diem-cua-trach-nhiem-hinh-su-la-gi

Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm

 

Trách nhiệm hình sự chính là một hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện hành vi phạm tội của một người. Điều này xuất phát từ nguyên tắc có luật thì sẽ có tội và có trách nhiệm hình sự. Do đó, trách nhiệm hình sự chỉ được đặt ra khi có một tội phạm được thực hiện. Hậu quả pháp lý này chỉ phát sinh khi một người nào đó bất kỳ đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi này bị pháp luật hình sự cấm hoặc việc một người không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật hình sự bắt buộc phải thực hiện.

Xuất phát từ nguyên tắc có luật thì sẽ có tội và có trách nhiệm hình sự, nên trách nhiệm hình sự chỉ được đạt đặt ra khi có một tội phạm được thực hiện. Điều 2 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 đã có quy định:

“Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Chính việc thực hiện hành vi phạm tội là sự kiện pháp lý nhằm làm phát sinh trách nhiệm hình sự. Do vậy, trách nhiệm hình sự được phát sinh và tồn tại khách quan kể từ khi tội phạm được thực hiện mà không hề phụ thuộc vào việc cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện được tội phạm và người phạm tội hay chưa. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về đặc điểm này, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự giải đáp chi tiết của luật sư. 

Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm nghiêm khắc nhất trong các trách nhiệm pháp lý

 

Trách nhiệm hình sự chính là một dạng trách nhiệm nghiêm khắc nhất trong các loại trách nhiệm pháp lý. Điều này được thể hiện ở chỗ những người phạm tội sẽ phải chịu các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước đối với những người phạm tội là hình phạt, các biện pháp nhằm tước bỏ hoặc hạn chế ở họ một số quyền nhất định hoặc lợi ích hợp pháp của chính họ.

Tính chất nghiêm khắc vượt trội của trách nhiệm hình sự được thể hiện ở chỗ khi một người có hành vi phạm tội thì sẽ bị Tòa án kết án, lúc này người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt, các biện pháp tư pháp bắt buộc của Nhà nước như cải tạo không giam giữ, phạt tù, thậm chí là tước bỏ mạng sống,… và sau khi chấp hành án những người này sẽ bị mang án tích trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Trách nhiệm pháp lý gồm rất nhiều loại như trách nhiệm hình sự; trách nhiệm hành chính; trách nhiệm dân sự; trách nhiệm vật chất; trách nhiệm kỷ luật;…

Bằng việc ra một bản án kết tội đối với một người có hành vi phạm tội, lúc đó Tòa án sẽ nhân danh Nhà nước để chính thức lên án một người có hành vi phạm tội. Hình phạt được quy định là biện pháp cưỡng chế chủ yếu của luật hình sự, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế không chỉ hạn chế quyền tự do, quyền tài sản, quyền chính trị mà thậm chí hình phạt còn có thể tước bỏ cả quyền sống của một người phạm tội.

Ngoài ra, sau khi chấp hành án thì người phạm tội còn phải mang án tích, đây là một tình trạng pháp lý bất lợi về hình sự sau khi chấp hành án đối với người phạm tội.

Án tích chính là dấu hiệu để định tội đối với một số trường hợp khi được quy định tại phần các tội phạm quy định tại Bộ luật hình sự. Án tích cũng là điều kiện để xác định một người có tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong một vụ án hình sự. Người phạm tội sẽ bị mang án tích kể từ khi bị kết án cho đến khi người này đủ điều kiện để có thể được xóa án tích đối với từng tội phạm hoặc miễn trách nhiệm hình sự.

Như vậy, đặc điểm thứ 2 của trách nhiệm hình sự chính là: trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm nghiêm khắc nhất của trách nhiệm pháp lý. Mọi thắc mắc của bạn về đặc điểm này, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết. 

Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân của người phạm tội trước nhà nước

 

Đặc điểm này của trách nhiệm hình sự xuất phát từ chính quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa một bên là Nhà nước và một bên là người phạm tội. Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của riêng cá nhân một người phạm tội. Những người thân thích của họ sẽ không phải cùng chịu trách nhiệm hình sự. Một người khi phạm tội đã có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì chính họ sẽ phải chịu trách nhiệm về việc phạm tội của chính bản thân họ.

Trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu ở đây chính là trách nhiệm của họ đối với Nhà nước chứ không phải trách nhiệm đối với một người nhất định, hay đối với tổ chức mà có quyền hoặc lợi ích bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại đến.

Việc quy định trách nhiệm hình sự này với ý nghĩa là sự phản ứng của Nhà nước trước hành vi của một tội phạm nên trách nhiệm hình sự này mang tính công quyền. Nghĩa là chỉ có Nhà nước là cơ quan duy nhất mới có thẩm quyền thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người phạm tội. Những người phạm tội sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự trước một cá nhân hoặc tổ chức nào đó đã bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại.

Như vậy, đặc điểm thứ 3 của trách nhiệm hình sự chính là: trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân của người phạm tội trước Nhà nước. Nếu bạn chưa hiểu rõ về đặc điểm này, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí. 

Trách nhiệm hình sự được xác định bằng trình tự đặc biệt được quy định trong luật tố tụng hình sự

 

Điểm mấu chốt của trách nhiệm hình sự là thủ tục để truy cứu trách nhiệm hình sự với một người chỉ có thể được xác định bằng trình tự, thủ tục đặc biệt theo quy định của pháp luật. Theo yêu cầu của pháp luật thì các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện theo các trình tự này để truy cứu trách nhiệm hình sự với một người.

Pháp luật quy định chỉ có những cơ quan tiến hành tố tụng được nhà nước trao quyền theo quy định mới có thẩm quyền để thực hiện việc xác định trách nhiệm hình sự đối với một người phạm tội. Việc xác định trách nhiệm hình sự đó không được tiến hành một cách tùy tiện mà phải tuân thủ đúng và đủ các trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ để tránh oan sai và nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự.

Như vậy, đặc điểm thứ 4 của trách nhiệm hình sự là: trách nhiệm hình sự được xác định bằng trình tự đặc biệt được quy định trong luật tố tụng hình sự. Mọi thắc mắc của bạn về đặc điểm này, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng nhất.

Trách nhiệm hình sự được phản ánh trong bản án hoặc quyết định có hiệu lực của tòa án

 

Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm phải được phản ánh trong một bản án hay quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Quyết định về trách nhiệm hình sự của một người chỉ có thể được thể hiện trong bản án hoặc quyết định của Tòa án có thẩm quyền, thể hiện kết quả của quá trình xác định trách nhiệm hình sự theo quy định của Luật tố tụng hình sự 2015 và phải được phản ánh trong phán quyết kết tội của Tòa án nhằm thể hiện một bản án hoặc quyết định của Tòa án.

Trách nhiệm hình sự chỉ được phát sinh khi một tội phạm được thực hiện trên thực tế. Trách nhiệm hình sự được thực hiện từ khi bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền đưa ra thi hành.

Trong thực tiễn, trách nhiệm hình sự chỉ được coi là chấm dứt khi người phạm tội thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự hoặc đã được xóa án tích về tội phạm trước đó.

Như vậy, đặc điểm thứ 5 của trách nhiệm hình sự là: trách nhiệm hình sự được phản ánh trong bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án. Mọi thắc mắc của bạn về đặc điểm này, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Hiếp dâm đi tù bao nhiêu năm theo quy định của pháp luật?

Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề trách nhiệm hình sự

 

mot-so-cau-hoi-lien-quan-den-trach-nhiem-hinh-su

Người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

 

>> Luật sư giải đáp người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Gọi ngay 1900.6174

Năng lực trách nhiệm hình sự được định nghĩa là khả năng của một người, một cá nhân khi người này thực hiện một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, lúc này họ có thể tự mình nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình và có thể điều khiển được hành vi ấy.

Nếu một người mà khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng người này đang ở trong tình trạng mất khả năng tự nhận thức hoặc mất khả năng để kiểm soát và điều khiển được hành vi của mình như trong trường hợp mắc bệnh tâm thần thì người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội đó.

Một người có thể được coi là chủ thể của tội phạm thì người này sẽ phải có đầy đủ khả năng đề tự mình nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó và có khả năng tự điều khiển hành vi đó hay còn được gọi là khả năng kiềm chế hành vi của mình, có thể tự lựa chọn được một hành vi khác trong khi họ có đủ điều kiện để lựa chọn theo những yêu cầu, quy chuẩn chung của xã hội.

Người tâm thần khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà hành vi đó được coi là tội phạm. Người tâm thần là những người mắc bệnh lý mà có liên quan đến một loạt các rối loạn về sức khỏe tâm thần, bệnh này làm ảnh hưởng đến khả năng tự mình nhận thức và làm chủ hành vi của bản thân họ.

Người tâm thần khi thực hiện một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì bản thân họ không thể tự nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi của họ gây ra cũng như không thể tự mình kiểm soát, điều khiển hành vi đó như những người bình thường khác.

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 có quy định về tình trạng của một người được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự quy định:

Người nào thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội trong khi họ đang mắc bệnh tâm thần, một số bệnh khác làm mất đi khả năng tự mình nhận thức hoặc khả năng mà họ có thể điều khiển hành vi của mình, thì lúc này họ sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy rằng, pháp luật hình sự quy định những người bị tâm thần khi thực hiện một hành vi phạm tội được coi là tội phạm thì họ sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng pháp luật đã có quy định cụ thể về biện pháp xử lý đối với những trường hợp này theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể như sau:

– Đối với một người khi họ thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi bản thân họ đang mắc bệnh tâm thần, thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thẩm quyền sẽ căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần để có thể quyết định việc đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa về tâm thần để bắt buộc chữa bệnh.

– Đối với một người mà có hành vi phạm tội trong khi người này có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước thời điểm bị kết án họ đã mắc bệnh tới mức làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng tự điều khiển hành vi của mình, thì lúc này dựa trên các căn cứ của kết luận giám định pháp y, giám định pháp y về tâm thần, Tòa án có thể đưa ra quyết định việc đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa nhất định để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi người này khỏi bệnh, tùy vào từng loại tội phạm và quy định của pháp luật thì người đó vẫn có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm mà họ đã gây ra trước khi bị kết án.

– Đối với những người mà đang chấp hành hình phạt tù thì bị bệnh dẫn tới mức mà người này mất đi khả năng nhận thức của bản thân hoặc khả năng tự mình điều khiển hành vi, thì căn cứ vào những kết luận giám định pháp y, giám định pháp y về tâm thần, lúc này Tòa án có thể đưa ra quyết định sẽ đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa về tâm thần để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người phạm tội. Sau khi người này khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để được miễn chấp hành hình phạt với tội phạm đã gây ra, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt theo quy định.

Như vậy, có thể thấy việc có hay không những người bị tâm thần sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự thì căn cứ quan trọng nhất là thời điểm bị tâm thần được xác định từ khi nào.

Pháp luật chỉ quy định đối với hành vi phạm tội gây ra trong khi một người đang được coi là mắc bệnh tâm thần, không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đó. Còn đối với những trường hợp khác như sau khi phạm tội mới bị tâm thần hoặc trong quá trình chấp hành hình phạt mà bị tâm thần, mất khả năng nhận thức thì lúc này sẽ hoàn toàn dựa vào kết luận giám định pháp y của cơ quan có thẩm quyền, sau khi điều trị khỏi thì người này vẫn có thể phải tiếp tục chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã gây ra.

Trên đây là giải đáp về vấn đề người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự không. Để được luật sư tư vấn kỹ hơn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174.

>> Xem thêm: Tội che giấu tội phạm theo quy định của pháp luật hiện hành

Trách nhiệm hình sự đối với người cao tuổi được quy định ra sao?

 

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

 

>> Luật sư tư vấn nhanh chóng về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Gọi ngay 1900.6174

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội được hiểu là tình tiết, căn cứ để làm cho mức độ nguy hiểm đối với xã hội của một trường hợp phạm tội cụ thể sẽ giảm đi, đây là một trong những căn cứ vô cùng quan trọng để Tòa án có thể ra quyết định hình phạt cụ thể đối với một người phạm tội.

Tình tiết giảm nhẹ của trách nhiệm hình sự được xem là những đặc tính, dấu hiệu mang tính chủ quan và khách quan của một hành vi phạm tội. Tuy nhiên tình tiết giảm nhẹ lại không phải là dấu hiệu để định tội hoặc định khung hình phạt nào đó mà chỉ là một trong những căn cứ để làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với một người, trường hợp phạm tội cụ thể.

Căn cứ theo quy định tại Điểm o Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định cụ thể về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của một người, trong đó có quy định những người phạm tội mà người này từ đủ 70 tuổi trở lên thì được coi là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Được tha tù trước thời hạn có điều kiện

 

Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định những trường hợp mà người phạm tội là người từ đủ 70 tuổi trở lên thì sẽ được xét tha tù trước thời hạn có điều kiện khi đáp ứng được các yếu tố như:

– Người phạm tội đã chấp hành hình phạt được ít nhất là một phần hai mức phạt tù có thời hạn hoặc trong trường hợp đã chấp hành ít nhất là 15 năm đối với trường hợp người bị phạt tù chung thân nhưng đã được xét giảm xuống tù có thời hạn.

– Trong trường hợp mà người phạm tội là người có công với cách mạng, người phạm tội là thân nhân của người có công đối với cách mạng, người phạm tội đủ 70 tuổi trở lên,… thì pháp luật quy định những người này sẽ phải chấp hành được tối thiểu, ít nhất là một phần ba mức phạt tù có thời hạn đối với tội phạm đã tuyên hoặc ít nhất là 12 năm đối với những trường hợp mà người phạm tội bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống hình phạt tù có thời hạn.

Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự

 

>> Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự chính là một trong những chế định vô cùng quan trọng của Bộ luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay. Điều này quy định về những sự việc, sự kiện, hành vi gây ra thiệt hại về mặt pháp lý, hình sự được pháp luật quy định là có hành vi, dấu hiệu phạm tội nhưng lại không bị coi là tội phạm hoặc người có hành vi đó sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự cho chính hậu quả của hành vi phạm tội mà một người đã gây ra.

Những người phạm tội là người từ đủ 70 tuổi trở lên mà những người này là ông, bà, cha, mẹ của những người phạm tội thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi liên quan đến việc che giấu tội phạm, trừ những trường hợp mà người đủ 70 tuổi phạm các tội liên quan đến che giấu về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng khác đã được quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015.

Người đủ 70 tuổi trở lên là ông, bà, cha, mẹ của người phạm tội thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự 2015 hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đã được quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự 2015.

Trên đây là những quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự đối với người cao tuổi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tình tiết giảm nhẹ, loại trừ trách nhiệm hình sự, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn tận tình.

>> Xem thêm: Tội không tố giác tội phạm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích

 

Căn cứ tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định rõ ràng về tuổi chịu trách nhiệm hình sự của một người như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”.

Căn cứ theo quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 9 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 đã quy định về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như sau:

“c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.

Như vậy, đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên thì Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017 đã quy định những người này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017 quy định đối với những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này.

Do vậy, có thể thấy dựa theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 thì Tội cố ý gây thương tích hoặc xâm hại đến sức khỏe người khác được quy định tại Điều 134 của Bộ luật này gồm có 5 khoản quy định về 5 mức phạt khác nhau.

– Theo quy định tại khoản 1 thì mức phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;

–  Theo khoản 2 thì phạt tù từ 02 năm đến 06 năm; khoản 3 bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm; khoản 4 bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm và cuối cùng là khoản 5 thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Việc xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này còn căn cứ vào mức định khung hình phạt của tội đó.

Do đó, nếu người có hành vi này từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu mức độ gây ra là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại khoản 3 Điều 134 Bộ luật này nếu mức định khung hình phạt là từ 07 năm tù trở lên và các khoản 4,5 điều này.

Còn đối với những người từ 16 tuổi trở lên phạm tội này thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự dựa trên căn cứ tại khoản 1 điều 12 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự với người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, chỉ trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

>> Xem thêm: Tù chung thân là bao nhiêu năm theo quy định năm 2022

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về trách nhiệm hình sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và các vấn đề liên quan. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về vấn đề này, hãy gọi ngay đến những vướng mắc của mình qua số hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ miễn phí.