Trọng tải xe là gì? Mức phạt đối với xe vượt quá trọng tải [2024]

Trọng tải xe là gì? Trọng tải và tải trọng khác nhau như thế nào? Mức xử phạt đối với xe vượt quá trọng tải là bao nhiêu? Trong nội dung bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về vấn đề trọng tải xe. Trong trường hợp bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp ngay lập tức, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư tư vấn luật giao thông hỗ trợ, tư vấn miễn phí.

trong-tai-xe-la-gi

Trọng tải là gì?

 

>> Luật sư giải đáp chi tiết vấn đề trọng tải xe là gì. Gọi ngay 1900.6174

Trọng tải là một loại thông số kỹ thuật cực kỳ quan trọng. Chúng ta thường nghe nói đến trọng tải và sự quan trọng về trọng tải của xe ô tô tải nhưng trọng tải không chỉ quan trọng đối với riêng ô tô thực hiện hoạt động vận tải mà nó quan trọng đối với tất cả các phương tiện vận tải khi tham giao thông.

Việc sử dụng các phương tiện vận tải đảm bảo trọng tải theo đúng quy định thiết kế của xe sẽ giúp xe vận hành tốt hơn, máy móc, động cơ hoạt động bền bỉ và mạnh mẽ hơn. Nếu như thường xuyên chở hàng hóa hoặc lượng người quá trọng tải thiết kế và sự đáp ứng tốt nhất của xe sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng xe và dẫn tới hỏng hóc hoặc xuống cấp.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 của Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ đã có định nghĩa về trọng tải của xe như sau:

“Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 10 và khoản 11 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã có quy định liên quan đến trọng tải của xe như sau:

“10. Trọng tải thiết kế của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được chở theo quy định của nhà sản xuất.

11. Trọng tải được phép chở của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được phép chở, nhưng không vượt quá trọng tải thiết kế của phương tiện, khi hoạt động trên đường bộ theo quy định”.

Trọng tải được hiểu là tổng khối lượng tối đa cho phép mà các phương tiện vận tải có thể chở được theo đúng thông số kỹ thuật của chiếc xe đó do chính nhà sản xuất công bố. Các thông tin, thông số kỹ thuật liên quan đến trọng tải sẽ được ghi nhận trực tiếp ở trên Giấy Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay còn được gọi là giấy đăng kiểm xe do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp.

Như vậy, trọng tải có thể được hiểu là khả năng chịu một sức nặng tối đa nhất định cho phép về mặt kỹ thuật của một loại phương tiện vận chuyển do nhà chế tạo đã công bố trong các tài liệu kỹ thuật của xe. Khi thực hiện thủ tục kiểm định xe tải, tải trọng thiết kế của xe là trọng tải cho phép được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật cho câu hỏi trọng tải xe là gì. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp chi tiết. 

>> Xem thêm: Hết hạn đăng kiểm phạt bao nhiêu, có thể phạt nặng đến đâu?

Phân biệt trọng tải với tải trọng

 

>> Luật sư giải đáp sự khác nhau giữa tải trọng và trọng tải xe là gì. Gọi ngay 1900.6174

Trên thực tế việc phân biệt giữa hai khái niệm là trọng tải và tải trọng không hề khó. Mặc dù khái niệm trọng tải và tải trọng là hai định nghĩa khác nhau nhưng chính do cách đọc gần giống nhau về mặt từ ngữ nên rất nhiều tài xế hay cả những người dân thường bị hiểu nhầm và khó để tự phân biệt được hai thuật ngữ này.

Trọng tải chính là khả năng chịu nặng, chuyên chở hàng hóa tối đa cho phép về mặt kỹ thuật của phương tiện vận chuyển do nhà chế tạo đã công bố trong tài liệu kỹ thuật của xe mà phương tiện được phép vận chuyển theo đúng chuẩn an toàn kỹ thuật được cấp phép.

Khi thực hiện các thủ tục kiểm định xe tải, tải trọng thiết kế của xe là trọng tải cho phép được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ.

Còn đối với khái niệm tải trọng được hiểu là lực hay ngẫu lực từ bên ngoài tác động lên một vật. Hay nói một cách đúng hơn thì tải trọng là khối lượng hàng hóa thực tế đang có trên xe, phương tiện vận tải. Tải trọng xe chỉ tính khối lượng của hàng hóa mà xe đang vận chuyển và được phép lưu thông theo đúng quy định pháp luật mà không bao gồm khối lượng toàn tải, tức không tính tải trọng của xe và người trên xe.

Ví dụ đối với một chiếc xe tải có trọng tải được thiết kế trước là 10 tấn, chiếc xe này đang chở 8 tấn đất và đá. Trong trường hợp này, trọng tải bản thân chiếc xe là 10 tấn và tải trọng đang chở là 8 tấn.

Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, tải trọng và trọng tải xe đều là khái niệm chỉ những thông số đề cập đến tổng khối lượng hàng hóa nhưng chúng cũng chứa đựng những điểm khác biệt đặc trưng như:

– Trọng tải thể hiện số lượng hàng hóa mà một chiếc xe, phương tiện vận tải có khả năng vận chuyển tối đa; tải trọng thì lại là khái niệm thể hiện tổng khối lượng hàng hóa hiện tại mà xe đang chở.

– Với trọng tải sẽ thể hiện số lượng hàng hóa mà xe có khả năng vận chuyển tối đa. Còn tải trọng sẽ là tổng khối lượng hàng hóa mà xe hiện tại đang chuyên chở, theo đó thì thông số tải trọng xe chỉ tính khối lượng của các loại hàng hóa mà xe đang chuyên chở.

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu hỏi cách phân biệt tải trọng và trọng tải xe là gì. Nếu bạn chưa hiểu rõ về sự khác biệt giữa 2 khái niệm này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng từ luật sư.

cach-phan-biet-tai-trong-va-trong-tai-xe-la-gi

 

>> Xem thêm: Thủ tục sang tên xe ô tô đơn giản, nhanh chóng nhất 2022

Mức phạt đối với xe vượt quá trọng tải quy định là bao nhiêu?

 

>> Mức phạt đối với xe vượt quá trọng tải là bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn chính xác

Vi phạm hành chính được hiểu là một người có hành vi vi phạm mà hành vi này được xác định là có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện. Hành vi này vi phạm các quy định của pháp luật về việc quản lý Nhà nước mà đây không phải là tội phạm được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 và theo quy định của pháp luật thì hành vi này sẽ bị xử phạt và bị yêu cầu thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính chính là việc một cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính bị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi của họ gây ra đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một hay nhiều hành vi vi phạm hành chính theo các nội dung đã được quy định của pháp luật về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với từng lĩnh vực cụ thể.

Xe chở quá trọng tải được hiểu là việc một phương tiện vận tải, xe chở hàng vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở căn cứ theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường là giấy đăng kiểm xe. Xe chở quá tải trọng là việc một phương tiện khi tham giao thông cơ giới đường bộ mà có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.

Trên thực tế, nếu như trường hợp một người mà để xe chở vượt quá trọng tải cho phép khi tham gia giao thông đường bộ, thì lúc này người điều khiển phương tiện sẽ bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:

– Chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe ô tô, thì bị xử phạt từ 01 – 02 triệu đồng, ngoài ra còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Điểm m khoản 5 và điểm a khoản 8 Điều 23)

– Điều khiển ô tô tải, máy kéo (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 10% – 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% – 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng, thì bị xử phạt 800.000 – 01 triệu đồng (Điểm a khoản 2 Điều 24)

– Điều khiển ô tô tải, máy kéo (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 30% – 50%, thì bị xử phạt từ 03 – 05 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Điểm a khoản 5 và điểm a khoản 9 Điều 24)

– Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 50% – 100%, thì bị xử phạt từ 05 – 07 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Điểm a khoản 6 và điểm a khoản 9 Điều 24)

– Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 100% – 150%, thì sẽ bị xử phạt từ 07 – 08 triệu đồng và sẽ bị tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng (Điểm a khoản 7 và điểm b khoản 9 Điều 24)

– Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 150%, thì sẽ bị xử phạt từ 08 – 12 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 03 – 05 tháng (Điểm a khoản 8 và điểm c khoản 9 Điều 24)

Như vậy, có thể thấy mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe chở vượt quá trọng tải sẽ căn cứ chủ yếu vào mức độ vi phạm của hành vi mà áp dụng mức phạt cụ thể đối với hành vi đó. Việc áp dụng mức xử phạt cụ thể sẽ dựa trên 6 căn cứ như:

– Chở hàng, hành lý vượt quá trọng tải thiết kế mà không căn cứ vào mức độ phần trăm vi phạm

– Điều khiển xe chở hàng vượt quá trọng tải trên 10% – 30%

– Điều khiển xe chở hàng vượt quá trọng tải trên 30% – 50%

– Điều khiển xe chở hàng vượt quá trọng tải trên 50% – 100%

– Điều khiển xe chở hàng vượt quá trọng tải trên 100% – 150%

– Điều khiển xe chở hàng vượt quá trọng tải trên 150%

Và tất cả các mức độ phần trăm vi phạm sẽ được tính dựa trên Giấy đăng kiểm của xe do cơ quan có thẩm quyền đăng kiểm cấp.

muc-phat-doi-voi-xe-vuot-qua-trong-tai-xe-la-gi

 

>> Xem thêm: Không giấy phép lái xe phạt bao nhiêu theo quy định năm 2022

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề trọng tải xe là gì cũng như các vấn đề liên quan đến trọng tải. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về trọng tải xe là gì, cách phân biệt tải trọng và trọng tải xe là gì và mức xử phạt đối với xe vượt quá trọng tải xe. Nếu bạn có câu hỏi nào về vấn đề này cần được hỗ trợ, hãy liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn miễn phí, nhanh chóng từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.