Lỗi đi vào đường cấm theo giờ quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

Lỗi đi vào đường cấm theo giờ tại Việt Nam hiện nay vẫn diễn ra khá phổ biến. Đi vào đường cấm được hiểu là việc người điều khiển xe cho xe đi vào các con đường mà đã có biển báo cấm phương tiện đó lưu thông trên con đường này. Các hành vi này có thể gây ra nhiều rủi ro và nguy hiểm cho tất cả các người tham gia giao thông. Chính vì vậy, pháp luật nước ta đã đặt ra những quy định để xử lý những hành vi này.

Vậy, đường cấm theo giờ là gì? Đối với lỗi đi vào đường cấm theo giờ thì bị xử phạt như thế nào? Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Lỗi đi vào đường cấm theo giờ” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

Đường cấm là gì?

 

>> Hướng dẫn miễn phí lỗi đi vào đường cấm theo giờ nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Theo quy định pháp luật hiện nay, đường cấm là loại đường mà Nhà nước không cho phép một, một số hoặc toàn bộ các phương tiện đường bộ lưu thông trên đường này.

Nếu người điều khiển phương tiện bị cấm trên đường này mà cho phương tiện đi vào đường cấm thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính tùy theo mức độ lỗi của hành vi.

loi-di-vao-duong-cam-theo--gio-khai-niem

Để người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ biết đường nào là đường cấm thì người điều khiển phương tiện cần phải quan sát, xem xét các biển báo cấm được đặt ở đường này.

Biển báo có dạng hình tròn, nền trắng, viền đỏ, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen

>> Xem thêm: Phí giao thông đường bộ và các trường hợp nào được miễn phí sử dụng đường bộ?

Đường cấm theo giờ là gì?

 

>> Hướng dẫn chi tiết lỗi đi vào đường cấm theo giờ miễn phí, liên hệ 1900.6174

Đường cấm theo giờ được hiểu là đường cấm những chỉ cấm một hoặc một số phương tiện lưu thông trên đường này trong một thời gian nhất định.

Nếu ngoài mốc thời gian bị cấm được ghi trên biển cấm thì các phương tiện vẫn được lưu thông bình thường.

Quy định đường cấm theo giờ được đặt ra nhằm hạn chế ùn tắc giao thông tại những khung giờ cao điểm.

>> Xem thêm: Lỗi vi phạm dừng xe không sát lề đường theo quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

 

Lỗi đi vào đường cấm theo giờ bị phạt như thế nào?

 

>> Tư vấn chi tiết lỗi đi vào đường cấm theo giờ miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021), đối với lỗi đi vào đường cấm theo giờ, người điểu khiển phương tiện sẽ bị xử phạt như sau:

(1) Đối với ô tô và những phương tiện tương tự ô tô:

– Phạt tiền từ 01 triệu đến 02 triệu đồng;

– Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

(2) Đối với xe máy:

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng;

– Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

loi-di-vao-duong-cam-theo-gio-phat-bao-nhieu

(3) Đối với máy kéo hoặc xe máy chuyên dùng:

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng;

– Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

(4) Đối với xe đạp, xe máy, xe đạp điện:

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng;

>> Xem thêm: Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/24 qua điện thoại [MIỄN PHÍ]

Dấu hiệu nhận biết và ý nghĩa các loại biển báo đường cấm

 

Theo quy định pháp luật hiện nay, có một số loại biển báo đường cấm như sau:

-Biển số P.101

Tên biển báo: Biển báo đường cấm

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm 2 chiều

-Biển số P.102

Tên biển báo: Biên báo cấm đi ngược chiều

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm xe cơ giới và thô sơ đi vào theo chiều đặt biển. Người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường

-Biển số P.103a

Tên biển báo: Biển báo cấm xe ô tô

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm các loại xe cơ giới (cả xe máy 03 bánh có thùng) đi qua đường này, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy

-Biển số P.103b

Tên biển báo: Biển báo cấm xe ô tô rẽ phải

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm các loại xe cơ giới kể cả xe máy 3 bánh có thùng (trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy

-Biển số P.103c

Tên biển báo: Biển báo cấm xe ô tô rẽ trái

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm các loại xe cơ giới kể cả xe máy 3 bánh có thùng (trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy

-Biển số P.104

Tên biển báo: Biển báo cấm xe máy

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm các loại xe máy (không áp dụng đối với người dắt xe máy)

-Biển số P.105

Tên biển báo: Biển báo cấm xe ô tô và xe máy

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm các loại xe cơ giới và xe máy đi qua

-Biển số P.106a

Tên biển báo: Biển cấm xe ô tô tải

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm các loại xe ô tô tải trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đường có đặt biển này

-Biển số P.106b

Tên biển báo: Biển cấm xe ô tô tải

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm các loại xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe). Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển

-Biển số P.106c

Tên biển báo: Biển báo cấm xe chở hàng

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm các xe chở hàng nguy hiểm

-Biển số P.107

Tên biển báo:Biển báo cấm xe ôtô khách và xe ô tô tải

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm xe ô tô chở khách và các loại xe ô tô tải kể cả các loại máy kéo và xe máy chuyên dùng đi qua

-Biển số P.107a

Tên biển báo: Biển báo cấm xe ô tô khách

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm ô tô chở khách đi qua trừ các xe ưu tiên theo quy định

-Biển số P.107b

Tên biển báo: Biển báo cấm xe ô tô taxi

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm xe ô tô taxi đi lại

-Biển số P.108

Tên biển báo: Biển báo cấm xe kéo rơ-moóc

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc kể cả xe máy, máy kéo, ô tô khách kéo theo rơ-moóc đi lại, trừ loại ô tô sơ-mi-rơ-moóc

-Biển số P.108a

Tên biển báo: Biển báo cấm xe sơ-mi rơ-moóc

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm các loại xe sơ-mi rơ-moóc và các xe kéo rơ- moóc

-Biển số P.109

Tên biển báo: Biển báo cấm máy kéo

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm các loại máy kéo, kể cả máy kéo bánh hơi và bánh xích đi qua

-Biển số P.110a

Tên biển báo: Biển báo cấm xe đạp

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm xe đạp đi qua, không áp dụng đối với người dắt xe đạp)

-Biển số P.110b

Tên biển báo: Biển báo cấm xe đạp thồ

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm xe đạp thồ đi qua, không áp dụng đối với người dắt xe đạp này)

-Biển số P.111a

Tên biển báo: Biển báo cấm xe gắn máy

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm xe gắn máy đi qua

-Biển số P.111b và Biển số P.111c

Tên biển báo: Biển báo cấm xe ba bánh loại có động cơ

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xe xích lô máy, xe lôi máy,…

-Biển số P.111d

Tên biển báo: Biển báo cấm xe ba bánh loại không có động cơ

Ý nghĩa biển báo: Đường cấm xe ba bánh loại không có động cơ như xe xích lô, xe lôi đạp,…

Lưu ý:

– Những biển báo trên không áp dụng lệnh cấm đối với xe ưu tiên theo quy định pháp luật;

– Trong trường hợp cấm theo giờ thì đặt biển phụ ghi giờ cấm.

>> Tư vấn miễn phí lỗi đi vào đường cấm theo giờ chính xác, liên hệ 1900.6174

Cách nhận biết biển báo hiệu cấm xe đi vào đường

 

Theo quy định pháp luật hiện nay, biển đường cấm là biển báo giao thông có dạng hình tròn, nền trắng và viền màu đỏ.

Đối với biển cấm từng loại phương tiện, hình ảnh của phương tiện đó sẽ vẽ bên trong nền trắng và bị gạch chéo.

Dưới đây là một số biển báo cấm phương tiện đi vào đường:

loi-di-vao-duong-cam-theo-gio-luu-y

>> Gọi ngay 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn lỗi đi vào đường cấm theo giờ

 

 Thủ tục xử phạt hành chính lỗi đi vào đường cấm theo giờ

 

Bước 1: Phát hiện hành vi

Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vị phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang được diễn ra thuộc lĩnh vực mà mình quản lý của mình thì phải yêu cầu người thực hiện hành vi vi phạm buộc chấm dứt hành vi vi đó.

Các hình thức yêu cầu có thể là: lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác mà pháp luật cho phép.

Bước 2: Lập biên bản

Khi có hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực mà mình quản lý, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ có trách nhiệm kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính (trừ một số trường hợp xử phạt không cần lập biên bản vi phạm hành chính mà Luật xử lý vi phạm hành chính quy định).

Biên bản vi phạm hành chính phải được giao cho cho tổ chức; cá nhân vi phạm hành chính 01 bản.

Nếu người thực hiện hành vi vi phạm là người chưa thành niên, biên bản vi phạm hành chính phải được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó theo quy định pháp luật.

Nếu hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lĩnh vực được giải quyết hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt, biên bản vi phạm hành chính phải được chuyển ngay đến người có đủ thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm đó để tiến hành xử phạt theo quy định pháp luật.

Bước 3: Xác minh tình tiết vụ việc

Sau khi nhận được biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm theo quy định tại Điều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Bước 4: Xác định giá trị tang vật vi phạm

Việc xác định giá trị tang vật vi phạm có vai trò làm căn cứ để xác định thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, thời hạn tạm giữ tang vật trong xử lý vi phạm hành chính là không quá 24 giờ tính từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.

Nếu trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thấy cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ.

Bước 5: Giải trình

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính có quyền giải trình theo quy định tại Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Ý kiến giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân này được sử dụng làm căn cứ để chủ thể có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Bước 6: Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm

Nếu trong trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan/ cá nhân phát hiện hành vi vi phạm cần phải chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.

Nếu không, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các giai đoạn:

– Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính.

– Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian ghi trên quyết định xử phạt hành chính.

– Thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính nếu trường hợp chủ thể bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt hành chính theo đúng thời gian đã nêu ra tại quyết định này.

Như vậy, đối với lỗi đi vào đường cấm theo giờ, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền tùy theo loại phương tiện và mức độ lỗi của hành vi vi phạm đó.

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời hạn nhất định.

Để tránh lỗi này, trước khi rẽ vào đường nào đó, người điều khiển phương tiện cần phải quan sát kỹ các biển báo hiệu của đường đó xem có bị cấm phương tiện lưu thông hay không.

>> Liên hệ Luật sư tư vấn về chủ đề lỗi đi vào đường cấm theo giờ nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174

 

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Lỗi đi vào đường cấm theo giờ” và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ với chúng tôi

 

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp