Trật tự an toàn giao thông là gì? Nguyên tắc đảm bảo trật tự giao thông?

Trật tự an toàn giao thông là gì? Nguyên tắc đảm bảo trật tự giao thông? Với sự tăng lên của dân số, lượng người tham gia giao thông nói chung theo đó ngày càng đông đúc so với diện tích đường bộ, vì vậy mà vấn đề giữ vững trật tự an toàn càng phải được giữ vững và tuân thủ nghiêm ngặt. Sau đây, Tổng đài Pháp luật sẽ đưa đến cho các bạn các thông tin cơ bản về vấn đề này. Nếu trong quá trình tìm hiểu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

>>> Nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn khi tham gia giao thông? Gọi ngay: 1900.6174

Trật tự an toàn giao thông là gì?

 

Một cách khái quát, trật tự an toàn khi tham gia giao thông là một trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công cộng, được quản lý, kiểm soát bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tất cả người dân cần tuân thủ trên tinh thần tự nguyện, qua đó có thể đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất các tai nạn giao thông gây thiệt hại về tài sản và sức khỏe, tính mạng. 

thue-ltrat-tu-an-toan-giao-thong

>>> Xem thêm: An toàn giao thông đường thủy cần đảm bảo những yêu cầu nào?

Ưu điểm và hạn chế về việc quản lý trật tự an toàn giao thông hiện nay

 

– Ưu điểm  trong việc quản lý trật tự an toàn khi tham gia giao thông hiện nay:

  1. Việc thanh tra, kiểm tra, quản lý người tham gia giao thông được đẩy mạnh.
  2. Việc lắp ráp các hệ thống, thiết bị quan sát, kiểm tra việc tuân thủ các quy định tham gia giao thông ngày càng được đầu tư, bố trí rộng rãi trên cả nước. 
  3. Đầu tư, đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng được chú trọng, nâng cao chất lượng các phương thức vận tải khác, nhờ đó giảm bớt áp lực cho giao thông đường bộ, giúp giao thông mượt mà hơn.

– Nhược điểm trong việc quản lý trật tự an toàn khi tham gia giao thông hiện nay:

  1. Thiếu sót trong quy định pháp luật. Chưa có các quy định cụ thể về các chế định bảo đảm trật tự an toàn xã hội như: Tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thông; Xử lý khi có tai nạn giao thông,…hay việc quản lý, sử dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. 
  2. Việc tuyên truyền pháp luật về giữ tuân thủ, giữ vững trật tự an toàn khi tham gia giao thông còn hạn chế, chưa tiếp cận được nhiều đối tượng, điển hình như việc các tuyến đường có sự thay đổi từ đường hai chiều thành đường một chiều chưa được nhiều người biết đến, dẫn đến vi phạm luật giao thông. 
  3. Thiếu cán bộ điều tiết, quản lý người tham gia giao thông, đặc biệt là vào giờ cao điểm. 
  4. Việc kiểm định các phương tiện giao thông chưa được đảm bảo. 

thue-trat-tu-an-toan-giao-thong

Qua các ưu và nhược điểm chúng tôi vừa nêu, các bạn có thể nắm được phần nào tình hình quản lý trật tự an toàn khi tham gia giao thông tại Việt Nam hiện nay. Theo đó, chúng ta cần thiết được Nhà nước cân nhắc, giải quyết các nhược điểm còn tồn đọng, duy trì ưu điểm, đồng thời, người dân tham gia giao thông cũng cần chủ động, tự nguyện phổ cập, cập nhật các thông tin về tham gia giao thông mới nhất để giảm bớt gánh nặng cho cơ quan nhà nước.  

>>> Ưu điểm và hạn chế về việc quản lý trật tự an toàn giao thông hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174

Nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông

 

Luật Giao thông đường bộ 2008, Điều 4 đã quy định cụ thể 06 nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo trật tự an toàn khi tham gia giao thông như sau:

  1. Bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
  2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác
  3. Thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
  4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác cũng như phải chịu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
  6. Mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Vậy, các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý trật tự an toàn khi tham gia giao thông luôn phải tuân thủ thực hiện đúng các nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn khi tham gia giao thông trên nhằm giữ vững và hoàn thiện hệ thống quản lý trật tự an toàn giao thông.

>>> Xem thêm: Đường 1 chiều và đường 2 chiều làm thế nào để phân biệt?

Xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông

 

Khi có hành vi vi phạm trật tự an toàn khi tham gia giao thông, các bạn có thể chịu các hình phạt hành chính, hình sự hoặc dân sự. 

  1. Xử phạt hành chính: Tùy mức độ của hành vi vi phạm mà mức phạt hành chính cao hay thấp, được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm có thể bị  tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe. 
  2. Xử phạt hình sự: Nếu hành vi vi phạm thỏa mãn các dấu hiệu tại Mục 1 Chương XXI của Bộ luật Hình sự 2015, người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Ngoài các hình phạt chính như cải tạo không giam giữ, phạt tù,… người vi phạm có thể bị cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ,…
  3. Xử phạt dân sự: Nếu như hành vi vi phạm an toàn giao thông gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác, người vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại đã gây ra theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015. 

Vậy, việc vi phạm quy định về trật tự an toàn khi tham gia giao thông có thể dẫn đến nhiều hậu quả với mức độ khác nhau mà tệ nhất là dẫn đến chết người. Vì vậy, các hành vi vi phạm cũng được quy định chi tiết, cụ thể từng mức phạt thích đáng với từng hành vi. Trong đó, người vi phạm có thể cùng lúc chấp hành hình phạt hình sự cùng dân sự hoặc hình phạt hành chính cùng với dân sự. 

thue-trat-tu-an-toan-giao-thong

>>> Xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông? Gọi ngay: 1900.6174

Tổng đài Pháp luật đã cung cấp đến bạn đọc các thông tin cần biết về trật tự an toàn giao thông, Thực trạng quản lý trật tự an toàn khi tham gia giao thông hiện nay, Nguyên tắc quản lý và xử phạt khi vi phạm trật tự an toàn khi tham gia giao thông. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ hotline 1900.6174 để được chúng tôi tư vấn nhanh chóng! 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174