Trốn thuế chuyển nhượng đất bị xử lý như thế nào?

Trốn thuế chuyển nhượng đất bị xử phạt như thế nào? Qua bài viết dưới đây, Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề này qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>>> Trốn thuế chuyển nhượng đất bị xử phạt như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Chuyển nhượng là gì?

 

Chuyển nhượng là quá trình chuyển giao quyền tài sản từ chủ thể này này sang chủ thể khác theo quy định pháp luật. Đối với đất đai, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có vai trò quan trọng trong việc thay đổi người sử dụng đất và chủ thể có quyền đối với thửa đất đó.

di-tron-thue-chuyen-nhuong-dat

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ một bên (bên chuyển nhượng) cho bên kia (bên nhận chuyển nhượng). Qua quá trình này, người được nhận chuyển nhượng có quyền sử dụng đất theo các điều kiện đã thỏa thuận. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất thường thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng có thể là cá nhân hoặc tổ chức theo quy định pháp luật.

Trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các yếu tố quan trọng cần được xem xét là giá trị của đất, diện tích, thời hạn sử dụng, mục đích sử dụng, quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Các bên tham gia cần tuân thủ các quy định pháp luật liên quan và thỏa thuận điều khoản cụ thể trong hợp đồng để đảm bảo tính pháp lý và tránh tranh chấp sau này.

>>> Xem thêm: Trốn thuế là vi phạm gì? Mức phạt của hành vi trốn thuế 2023

Số thuế trốn được tính như thế nào?

 

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản được tính theo công thức như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x 2%

Trong đó, giá chuyển nhượng được quy định như sau:

(1) Trong trường hợp trên đất không có công trình xây dựng: Giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng đất tại thời điểm chuyển nhượng.

Nếu trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng đất được xác định theo bảng giá đất đó.

(2) Trong trường hợp trên đất có các công trình xây dựng: Giá chuyển là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng. Nếu trên hợp đồng không ghi giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng thấp hơn so với quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì xác định như sau:

– Giá chuyển nhượng đất được xác định theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng.

– Đối với các công trình gắn liền trên đất, giá chuyển nhượng được xác định căn cứ theo giá tính lệ phí trước bạ nhà do UBND cấp tỉnh quy định. Nếu không có thì căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà, về tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản, về giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.

– Đối với công trình xây dựng hình thành trong tương lai, giá chuyển nhượng được xác định theo bảng giá mà UBND cấp tỉnh quy định với tỷ lệ góp vốn trên tổng giá trị hợp đồng. Nếu chưa có quy định do UBND cấp tỉnh ban hành thì áp dụng quy dịnh về đơn giá thì áp dụng theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố, đang áp dụng tại thời điểm chuyển nhượng.

Như vậy, số tiền thuế trốn được xác định theo công thức sau:

Số tiền thuế trốn = Số tiền thuế tính theo hợp đồng 2 – Số tiền thuế tính theo hợp đồng 1

Hoặc: 

Số thuế trốn = 2% x (Giá chuyển nhượng của hợp đồng thực tế – Giá chuyển nhượng của hợp đồng công chứng, chứng thực)

Trong đó:

– Hợp đồng 1: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên dùng để khai, nộp thuế. Hợp đồng này theo quy định phải công chứng hoặc chứng thực.

– Hợp đồng 2: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sủ dụng đất do các bên thỏa thuận theo giá thực tế (giá tại hợp đồng này thường cao hơn nhiều so với giá được ghi tại hợp đồng 1).

>>> Số thuế trốn được tính như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Xử phạt hành vi trốn thuế trong chuyển nhượng BĐS

 

Đối với hành vi trốn thuế trong chuyển nhượng bất động sản, chủ thế của hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Điều này thường được xác định dựa trên số tiền thuế trốn hoặc tính chất tái phạm của hành vi. Biện pháp xử lý hành vi trốn thuế trong chuyển nhượng bất động sản như sau:

cach-tron-thue-chuyen-nhuong-dat

Thứ nhất, trách nhiệm hành chính

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi trốn thuế nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020. 

Theo đó, mức xử phạt hành chính cụ thể đối với hành vi trốn thuế như sau:

– Phạt tiền bằng với số tiền thuế trốn nộp thuế đối với cá nhân nộp thuế có từ 01 tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi trốn thuế;

– Phạt tiền bằng 1,5 lần số tiền thuế trốn nộp thuế đối với cá nhân nộp thuế không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi thực hiện hành vi trốn thuế;

– Phạt tiền bằng 02 lần số thuế tiền trốn nộp thuế đối với cá nhân nộp thuế thực hiện một hành vi trốn thuế mà có 01 tình tiết tăng nặng;

– Phạt tiền bằng 2,5 lần số tiền thuế trốn nộp thuế đối với cá nhân nộp thuế thực hiện hành vi trốn thuế mà có 02 tình tiết tăng nặng;

– Phạt tiền bằng 03 lần số thuế trốn đối với ncá nhân nộp thuế thực hiện một hành vi trốn thuế mà có 03 tình tiết tăng nặng trở lên;

Ngoài ra, cá nhân thực hiện hành vi trốn thuế còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

– Buộc cá nhân phải nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định pháp luật;

– Nếu hành vi trốn thuế đã quá thời hiệu xử phạt theo quy định pháp luật thì cá nhân thực hiện hành vi trốn thuế không bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế nhưng phải nộp đủ số tiền thuế trốn không nộp, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn;

– Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ khai thuế (nếu có)…

Thứ hai, trách nhiệm hình sự

Mức phạt đối với tội trốn thuế quy định tại Điều 200 BLHS. Theo đó, pháp luật hình sự quy định hai hệ thống khung hình phạt tùy theo chủ thể phạm tội là cá nhân hay tổ chức. Cụ thể như sau: 

(1) Với cá nhân

* Khung 01: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đồng hoặc phạt tù có thời hạn từ 03 tháng đến 01 năm khi thực hiện hành vi trốn thuế mà thuộc một trong những trường hợp sau: 

– Số tiền trốn thuế từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

– Số tiền trốn thuế dưới 100.000.000 đồng nhưng đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc bị phạt tù về một trong các tội theo được quy định tại Khoản 1 Điều 200 BLHS mà chưa được xóa án tích.

* Khung 02: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 đến 03 năm áp dụng đối với hành vi trốn thuế thuộc một trong những trường hợp sau đây:

– Thực hiện hành vi trốn thuế một cách có tổ chức;

– Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi phạm tội;

– Thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên;

– Tái phạm nguy hiểm.

* Khung 03: Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 đến 07 năm: Áp dụng đối với hành vi trốn thuế mà số tiền trốn thuế từ 1.000.000.000 đồng trở lên. 

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung như sau: 

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

– Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong thời hạn từ 01 đến 05 năm;

– Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(2) Với pháp nhân thương mại

* Khung 1: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng: 

Áp dụng đối với hành vi trốn thuế thuộc một trong những trường hợp sau đây: 

– Số tiền trốn nộp thuế từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

– Số tiền trốn nộp thuế 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 nhưng trước đó đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về những tội phạm được quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 200 BLHS chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm.

* Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng: 

Áp dụng đối với hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau: 

– Thực hiện hành vi trốn thuế một cách có tổ chức;

– Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

– Thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên;

– Tái phạm nguy hiểm.

tron-tron-thue-chuyen-nhuong-dat

* Khung 3: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm: 

Áp dụng đối với pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội mà số tiền trốn từ 1.000.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung sau: 

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; 

– Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn trong thời hạn từ 01 năm đến 03 năm

Lưu ý: Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 BLHS thì bị áp dụng hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện nay, hành vi trốn thuế nói chung và hành vi trốn thuế khi chuyển nhượng bất động sản nói riêng là hành vi vi phạm quy định pháp luật và có thể bị xử lý bằng những biện pháp chế tài tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm này. Chủ thể thực hiện hành vi trốn thuế khi chuyển nhượng bất động sản có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc trường hợp phạm tội được quy định tại Điều 200 BLHS.   

>>> Xem thêm: Công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm? Xử lý hành vi trốn thuế như thế nào?

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng đài Pháp luật về vấn đề Trốn thuế chuyển nhượng đất là những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp