Trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai thường xuyên xảy ra khi xuất hiện các tranh chấp về đất đai. Trong một số tình huống, việc giải quyết tranh chấp bằng đối thoại trực tiếp không đem lại kết quả như mong muốn và phải áp dụng phương pháp hòa giải. Ngay trong bài viết này, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp các trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai và hướng dẫn chi tiết thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và chi tiết nhất từ luật sư.
Tranh chấp đất đai là gì?
> Giải đáp các tranh chấp đất đai có sổ đỏ và không có sổ đỏ, liên hệ ngay 1900.6174
Căn cứ theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai được lập biên bản như thế nào?
> Hướng dẫn cách viết mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai CHI TIẾT, liên hệ ngay 1900.6174
– Trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và xác nhận việc hòa giải thành hoặc tranh chấp đất đai hòa giải không thành của UBND cấp xã.
– Căn cứ theo Khoản 4 Điều 202 Luật Đất đai 2013, khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì biên bản hòa trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai phải gồm những các nội dung sau:
+ Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai.
+ Thành phần tham dự hòa giải tranh chấp đất đai.
+ Tóm tắt nội dung tranh chấp. (nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp)
+ Ý kiến của Hội đồng hòa giải.
+ Những nội dung đã được các bên tranh chấp đất đai thỏa thuận hoặc không thỏa thuận.
– Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải được đóng dấu của UBND cấp xã
– Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai được gửi đến các bên tranh chấp đất đai, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
– Đối với trường hợp hòa giải thành nhưng có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải tranh chấp đất đai đến Phòng Tài nguyên và Môi trường với trường hợp có sự tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường trong các trường hợp khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình lên UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trên đây là giải đáp của luật sư về biên bản trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai. Để được cung cấp mẫu biên bản chính xác nhất và giải đáp chi tiết các tranh chấp đất đai bắt buộc phải hòa giải, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174. Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp miễn phí 24/7.
Trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục thực hiện như thế nào?
Anh Gia Khanh (Quảng Nam) có câu hỏi như sau:
Thưa Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1956, ông nội tôi có cho ông Nam (bạn thân) ở nhờ căn nhà. Khi ông nội mất không để lại di chúc và cũng không đòi nhà của ông Nam. Năm 1997, các bác và bố tôi đã lập giấy phân đất thừa kế, có xác nhận của chính quyền, nhưng lại không kê khai đất. Trong khi đó, bà Lan (con gái ông Nam) đã sử dụng mảnh đất đó liên tục, có kê khai, đăng ký sử dụng đất và đóng thuế đầy đủ. Đến nay, gia đình tôi đòi lại căn nhà thì bà Lan bảo mảnh đất này thuộc sở hữu của mình, có khai phá, đã đăng ký quyền sử dụng đất.
Vậy luật sư cho tôi hỏi: trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục thực hiện như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
> Hướng dẫn chi tiết, miễn phí hồ sơ, trình tự, thủ tục trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Gia Khanh, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến với đội ngũ của Tổng đài pháp luật. Căn cứ theo những thông tin mà anh đã trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra giải đáp cụ thể như sau:
Trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai, hòa giải ở đâu?
> Giải đáp miễn phí về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sau hòa giải, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo Khoản 2 và Khoản 3 của Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
– Khi có sự tranh chấp đất đai mà các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
– Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Như vậy, đối với các tranh chấp đất đai bắt buộc phải hòa giải thì tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất. Theo đó, anh Khanh sẽ thực hiện thủ tục tại UBND xã Bình An.
Trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai, thực hiện như thế nào?
> Giải đáp về thời hạn giải quyết thủ tục trong trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013; khoản 57 Điều 1 của Nghị định 01/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 88 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và theo Khoản 4 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai, khi thực hiện cần tiến hành các bước sau:
Bước 1:
Khi UBND cấp xã nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì phải có trách nhiệm thực hiện:
+ Thẩm tra, xác minh nhằm tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp đất đai, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về tình trạng đất đai (như: nguồn gốc, quá trình sử dụng và hiện trạng sử dụng đất)
+ Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để tiến hành việc hòa giải.
+ Tổ chức cuộc họp hòa giải tranh chấp phải có sự tham gia của các bên, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải tranh chấp đất đai chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt, nếu một trong các bên tranh chấp vắng mặt mà đến lần thứ hai vẫn không đến tham dự phiên họp thì được coi là hòa giải không thành.
Bước 2: Lập biên bản
Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, bao gồm những nội dung sau:
– Thời gian và địa điểm tiến hành phiên họp hòa giải tranh chấp
– Thành phần tham dự phiên họp hòa giải:
+ Hòa giải viên
Các bên có tranh chấp, mâu thuẫn về đất đai; trường hợp cần thiết, hòa giải viên có thể mời cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia buổi hòa giải để nhìn nhận toàn diện, khách quan vụ việc, giúp việc hòa giải được thuận lợi. Việc gặp gỡ trong trường hợp phải hoà giải tranh chấp đất đai phải tạo ra không khí thân mật, cởi mở và chân thành, không áp đặt ý chí của hoà giải viên lên các bên tranh chấp
Để phiên họp hòa giải đạt hiệu quả tốt nhất thì hòa giải viên có thể mời người khác tham gia hòa giải, đó là những người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội.
+ Trường hợp có sự mâu thuẫn về bất đồng về ngôn ngữ thì cần có người phiên dịch.
+ Biên bản trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.
Lưu ý:
Những người không liên quan trực tiếp đến hòa giải tranh chấp đất đai thì không nên tham gia nhiều vào việc giải quyết, bởi các bên tranh chấp cần cơ hội trình bày ý kiến và lắng nghe đầy đủ ý kiến của mình.
Bước 3:
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành
– Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã phải gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai năm 2013.
– Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải này thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai, hòa giải trong bao lâu?
> Trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai, vắng mặt không tới có sao không? Gọi ngay 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí
Căn cứ theo khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013, khi thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được tiến hành trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu phần nào về thủ tục và thời hạn giải quyết trong trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai. Nếu trong quá trình thực hiện thủ tục này, bạn gặp bất kỳ khó khăn nào, đừng ngần ngại nhấc máy và liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ hướng dẫn chi tiết và kỹ càng nhất.
Trường hợp phải hòa giải đất đai nhưng không thành, sau bao lâu thì được khởi kiện?
Anh Gia Nguyên (Nam Định) có câu hỏi như sau:
Thưa Luật sư, tôi và bà Nhàn (em gái tôi) có xảy ra tranh chấp một mảnh đất tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định của bố mẹ để lại. Bởi sau khi mất bố mẹ không để lại di chúc nên việc chia được tiến hành theo pháp luật, mỗi người sở hữu một nửa. Nhưng bà Nhàn cho rằng lúc trước khi bố mẹ mất, bà là người chăm lo, phụng dưỡng, chăm sóc nên bây giờ muốn được nhiều phần hơn. UBND xã đã có buổi hòa giải thế nhưng bà Nhàn không đồng ý nên phiên họp hoà giải không thành và đã có biên bản hòa giải không thành.
Vậy luật sư cho tôi hỏi: trường hợp phải hòa giải đất đai nhưng không thành, sau bao lâu thì được khởi kiện? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Rất mong Luật sư tư vấn và giải đáp vấn đề này của tôi, tôi xin chân thành cảm ơn.
> Hướng dẫn giải quyết trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai nhưng không thành, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Gia Nguyên, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến với đội ngũ của Tổng đài pháp luật. Căn cứ theo những thông tin mà anh đã trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra giải đáp cụ thể như sau:
Trường hợp hòa giải đất đai tranh chấp đất đai không thành, khởi kiện như thế nào?
> Hướng dẫn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai từ A-Z MIỄN PHÍ, gọi ngay 1900.6174
Ngay sau khi hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp về đất đai. Theo quy định tại khoản 3 Điều 202 Luật đất đai 2013, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung trong trường hợp các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành. Nếu sau khi hoàn thành xong thủ tục hòa giải mà kết quả vẫn không thành thì người có yêu cầu có thể khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy, trong thời hạn từ lúc thực hiện thủ tục hòa giải đến khi có đầy đủ điều kiện khởi kiện theo quy định là khoảng 55 ngày kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn yêu cầu. Theo đó, trường hợp của anh Nguyên và chị Nhàn là hòa giải đất đai không thành nên tiến hành khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền.
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sau khi hòa giải không thành?
> Giải đáp chi tiết về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:
Khi giải quyết vụ án dân sự (cụ thể là giải quyết tranh chấp đất đai sau khi hòa giải không thành) thì thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được xác định:
– Nếu bị đơn là cá nhân thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
– Nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của BLTTDS Tòa án nơi bị đơn có trụ sở có thẩm quyền giải quyết
– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu:
+ Nếu nguyên đơn là cá nhân thì yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn
+ Nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự thì yêu cầu Tòa án nơi có trụ sở của nguyên đơn
– Trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Theo đó, Tòa án nơi có bất động sản là cơ quan có thẩm quyền thụ lý và giải quyết đơn khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai. Như vậy, trong trường hợp của anh Nguyên, đối tượng tranh chấp là bất động sản nên Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Hưng có thẩm quyền giải quyết.
Trên đây là giải đáp của luật sư về thời gian được khởi kiện trong trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai nhưng không thành. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình khởi kiện hay làm thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, hãy liên hệ trực tiếp tới đường dây nóng tư vấn luật đất đai 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp miễn phí.
Bài viết trên là toàn bộ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai. Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng sẽ đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích nhất. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để chúng tôi hỗ trợ tư vấn bạn nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |