Chuyên đề tư vấn tâm lý học đường đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng, đặc biệt là các bậc phụ huynh thời gian gần đây. Bởi các bạn học trò trong tuổi lớn có những biến đổi tâm lý khá phức tạp nên không phải bố mẹ nào cũng đủ khả năng tự giải quyết các tình huống khó xử. Nhiều trường hợp bố mẹ, thầy cô giáo không hiểu được tâm tư, suy nghĩ của các em khiến các em cảm thấy bức bối, có những hành vi chống đối, phản kháng thậm chí là các hành vi tiêu cực. Vậy nên xử lý các các tình huống tư vấn tâm lý học sinh như thế nào cho hợp lý? Hãy cùng trả lời câu hỏi này thông qua bài viết sau đây.
Tư vấn tâm lý học đường là gì?
Công tác tư vấn tâm lý học đường là hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho các em học sinh, các bậc phụ huynh và cả các thầy cô giáo về mặt tâm lý, giải quyết các vấn đề tâm lý trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Hoạt động tư vấn tâm lý này nhằm đem lại sự thoải mái trong tư tưởng, giúp giải phóng những khúc mắc và gắn kết bố mẹ, con cái, thầy cô trong quá trình giáo dục các bạn. Từ đó, mối quan hệ trong gia đình, tại trường học giữa học sinh và giáo viên, giữa các bạn học sinh với nhau trở nên hài hòa, tốt đẹp hơn.
Bên cạnh tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học, chuyên đề tư vấn tâm lý học đường cho học sinh THCS cũng là hoạt động vô cùng quan trọng và nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi trong giai đoạn này, các bạn nhận thấy được sự biến đổi cả về sinh lý lẫn tâm lý. Từ đó, sinh ra những suy nghĩ, cảm xúc nhạy cảm, góc nhìn và cách tìm hiểu thế giới cũng bắt đầu thay đổi kéo theo những tâm tư khó đoán. Việc bố mẹ không đủ tinh tế, không khiến con cái cảm nhận được sự bao dung và tin tưởng có thể khiến khoảng cách thế hệ xa hơn, những lúc như vậy các bạn nên nhận được sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn tâm lý.
Tuy nhiên, thực trạng cho thấy nhiều bậc phụ huynh vẫn còn lơ đãng việc tư vấn học sinh gặp khó khăn về tâm lý. Nhiều bố mẹ nghĩ các con trong giai đoạn phát triển chỉ cần lo ăn học, kết quả trên trường đủ tốt, hoàn toàn ngó lơ sự phát triển tâm lý của con. Hơn thế, việc đặt con vào những áp lực nặng nề về trách nhiệm, điểm số khiến rào cản tâm lý thế hệ càng trở nên nặng nề. Vấn đề này là vấn đề xã hội thực sự cần được quan tâm cải thiện.
Các trường hợp cần tư vấn tâm lý học đường
– Khi bạn đang ở cuối và đầu năm học các cấp
– Cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng, chưa tìm được hướng đi cho bản thân
– Tư duy chậm, sợ học, không có cảm hứng học, lo lắng về việc học tập của bản thân, áp lực trong những lần thi cử
– Tự ti về bản thân
– Bất ổn trong nhận thức, tính cách, thái độ: Dễ nổi nóng, mất kiểm soát về cảm xúc và hành vi của bản thân
– Nhút nhát, thu mình, khó giao tiếp với bạn bè hoặc bị bạn bè tẩy chay, bắt nạt
– Có dấu hiệu về tâm, sinh lý tuổi học trò, rối loạn âu lo, trầm cảm, hoang tưởng
– Chậm chạp, cảm thấy thụ động, không tự lập cá nhân
– Bất hòa, mâu thuẫn với cha mẹ, thầy cô và bạn bè
– Các bậc cha mẹ đang cảm thấy bế tắc trong việc giải quyết những mâu thuẫn với con cái
– Lỡ mang thai khi còn ngồi trên ghế nhà trường
– Cần lời khuyên, tư vấn về vấn đề tình yêu tuổi học trò, tình cảm giữa thầy và trò
– Bạo lực học đường
– Gặp khó khăn trong việc lựa chọn trường học, ngành nghề cho bản thân
– Không có mục tiêu, không có năng lượng tích cực hoặc không có ý chí để phát triển bản thân
– Cần lời khuyên và tư vấn cho những vấn đề hiện tại hoặc dự định sắp tới,…
Tư vấn tâm lý học đường cho học sinh – Tại sao quan trọng?
Công tác tư vấn tâm lý học đường ra đời nhằm hỗ trợ tối đa cho các bạn học sinh đang trong độ tuổi phát triển, thay đổi tâm lý. Việc không nhận được sự hỗ trợ kịp thời khiến cho nhiều bạn trẻ rơi vào stress, rối loạn lo âu quá độ, trầm cảm,… Áp lực đồng trang lứa, hội chứng self-harm cũng là những chủ đề rất đáng quan tâm gần đây.
Áp lực có thể trở thành động lực, nhưng cũng có thể biến thành gánh nặng nếu các bạn không biết xử lý đúng cách. Việc bố mẹ đặt nặng thành tích, đặt ra những cột mốc vô hình cho tương lai của con có thể trở thành mối lo nếu các bạn quá sợ hãi, quá căng thẳng với chúng.
Theo thống kê cho thấy tỷ lệ các bạn trẻ trong độ tuổi đi học có dấu hiệu sống khép kín, tự ti, trầm cảm đang có dấu hiệu tăng. 50% các bạn học sinh có dấu hiệu áp lực quá độ, trong khi 30% các bạn trẻ trong độ tuổi lớn hơn từ 18-29 đối mặt với lo âu thường xuyên. Áp lực hiện nay bắt nguồn từ học đường, nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến hệ lụy tâm lý lâu dài khi các bạn trưởng thành.
Hiện nay, các phòng tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học đang được lựa chọn nhiều hơn cho thấy sự quan tâm của bố mẹ tới vấn đề này. Nhưng công tác tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học vẫn chưa được nhìn nhận đúng nên vẫn chưa thể có tác động toàn diện.
Bên cạnh đó, các chuyên gia tư vấn tâm lý học đường cho học sinh THCS lại nhận thấy bố mẹ chưa dành đủ sự quan tâm cần thiết với biến đổi tâm sinh lý của con. Có thể do cuộc sống quá nhanh, công việc bận rộn khiến nhiều phụ huynh từ bỏ việc quan tâm tới tâm lý con cái, để chúng phát triển tự nhiên và không có can thiệp cụ thể. Điều này phần nào khiến việc tư vấn học sinh gặp khó khăn về tâm lý trở nên khó khăn hơn. Nếu cha mẹ gặp khó khăn trong vấn đề thấu hiểu và chia sẻ cùng con, không có thời gian đưa con đi gặp các chuyên gia tâm lý thì có thể liên hệ tới các tổng đài tư vấn tâm lý online hiện nay để nhận hỗ trợ.
Vai trò của công tác tư vấn tâm lý học đường
Quan sát cho thấy trẻ từ 10 tuổi trở lên đối mặt với những thay đổi tâm lý do tác động của dậy thì. Đây cũng là thời điểm bố mẹ nên thay đổi cách giáo dục, cách tâm sự với con để phù hợp hơn với tâm lý và suy nghĩ của con. Việc quá nghiêm khắc, không lắng nghe, không đủ thấu hiểu không chỉ khiến khoảng cách giữa các thành viên xa hơn mà con khiến con bị ảnh hưởng tâm lý.
Các tình huống tư vấn tâm lý học đường thường rất đa dạng, có thể bao gồm tư vấn thay đổi tâm lý, tư vấn xử lý lo âu, tư vấn tâm lý tình yêu học đường,… Việc tiếp cận tư vấn không chỉ giúp ích cho con, mà còn giúp ích cho phụ huynh, giáo viên để hiểu được con. Những vai trò của tư vấn tâm lý trong học đường có thể kể đến như:
Giải quyết các vướng mắc, gỡ bỏ nút thắt tâm lý kịp thời
Trong quá trình sinh hoạt tại gia đình, học tập trên trường lớp, học sinh khó tránh khỏi các khúc mắc về tâm lý. Tuy vậy, không phải bạn nào cũng đủ can đảm chia sẻ với bố mẹ, thầy cô, do các bạn ngại ngần và lo sợ khiến người lớn khó tiếp cận với tâm tư của các bạn. Một phần lý do có thể tới từ cảm giác không đủ tin tưởng, hoặc cảm thấy người lớn xung quanh cũng không thể đưa ra lời khuyên thích hợp. Các chuyên đề tư vấn tâm lý học đường được thiết kế riêng sẽ giúp hạn chế điều này.
Gắn kết mối quan hệ của học sinh với bố mẹ, giáo viên
Trong giai đoạn trẻ biến đổi về tâm sinh lý dễ gây ra những lo âu cho bố mẹ, thầy cô. Tuy nhiên, việc xử lý không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhiều bạn trở nên hung hăng, nhiều bạn lại thu mình quá mức. Khoảng cách thế hệ trong gia đình đã là một rào cản lớn, khoảng cách cô trò lại càng khó cho người lớn có thể thấu hiểu tâm tư các bạn. Việc cung cấp một không gian trò chuyện an toàn, tin cậy, thấu hiểu sẽ giúp cho các bạn dễ mở lòng hơn.
>>> Cha mẹ nên làm gì để hiểu được tâm lý của con trẻ, chuyên gia tư vấn 1900.6174
Ngăn chặn kịp thời các bệnh tâm lý học đường
Việc hình thành các bệnh tâm lý như stress, lo âu, cảm giác thiếu an toàn hay tự cách ly bản thân không dễ bị phát hiện ra. Việc ngó lơ tư vấn tâm lý, ngay cả tư vấn tình yêu học trò cũng khiến các bạn dễ bị lệch hướng, tư duy đổi chiều khiến người lớn càng khó thấu hiểu.
Kịp thời ngăn chặn sẽ giúp hạn chế những bệnh tâm lý nghiêm trọng, định hình nhân cách đúng đắn cho các bạn. Phụ huynh và giáo viên nên tìm hiểu các tình huống tư vấn tâm lý học sinh hoặc nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia tư vấn tâm lý.
Như vậy, việc tư vấn tâm lý cho học sinh không chỉ giúp giải quyết những vướng mắc tạm thời, mà có giúp phụ huynh định hình nhân cách con em mình từ sớm. Quá trình dậy thì trước nay đều là giai đoạn quan trọng và nhiều khó khăn, nhất là khi các bạn tự khám phá thế giới bằng những góc nhìn khác nhau.
Việc thành lập những phòng tư vấn tâm lý học đường cho học sinh tiểu học, THCS trong trường học trở nên rất cần thiết, bên cạnh đó, phụ huynh và giáo viên có thể nhờ đến hỗ trợ của chuyên gia để tư vấn kỹ càng hơn khi con em bước vào độ tuổi này.
Tư vấn tâm lý học đường cho trẻ – Các tình huống cụ thể
Câu hỏi của bạn Ngọc My gửi tới Tổng đài pháp luật:
Cháu đang là học sinh lớp 9, sắp tới đây sẽ thi chuyển cấp vào trường THPT. Thành tích học tập của cháu không phải là kém, luôn ở top giữa của lớp, thậm chí nhiều kôn thi khảo sát định kỳ còn lọt vào top điểm cao.
Thời gian này chắc chắn bố mẹ nào cũng lo lắng cho con mình thi đỗ trường cấp 3 giỏi, nhưng kèm theo hy vọng cũng là những áp lực lớn. Bố mẹ cháu rất kỳ vọng cháu đỗ trường chuyên, hướng cho cháu học Toán trong khi đây là môn khó và không phải môn học cháu thích nhất.
Bố mẹ nói đặt nhiều kỳ vọng vào cháu, nói nếu cháu không tập trung được toàn bộ vào việc học thì cân nhắc chia tay bạn trai. Thật lòng cháu không muốn làm bố mẹ thất vọng, nhưng không biết nên xử lý thế nào khi cố gắng theo ý bố mẹ cháu cảm thấy rất lo lắng, luôn luôn bồn chồn vì sợ không đạt được kỳ vọng của mẹ.
Hiện giờ có phương pháp nào giúp cháu tập trung dễ dàng và bớt lo âu không? Mong các cô chú tư vấn.
>>> Chuyên gia tư vấn giảm bớt lo âu, áp lực học tập. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Trong cuộc đời đi học, ai cũng phải trải qua thời gian chuyển cấp, chắc chắn không thể tránh khỏi những áp lực, kỳ vọng có thể không chỉ đến từ gia đình, thầy cô mà trong chính bản thân cháu cũng đã tự đặt những áp lực cho mình.
Khi cháu càng lớn, chuyển lên những lớp cao hơn, cảm giác này lại càng rõ rệt. Tuy nhiên, không phải áp lực nào cũng tiêu cực, việc nó có giúp ích cho cháu không lại dựa vào cách cháu hiểu và xử lý nó.
Người ta hay nói áp lực tạo nên kim cương, hay nói tim nóng đầu lạnh làm gì cũng tốt. Vậy áp lực có liên quan gì đến việc này? Dĩ nhiên, có một sự thật là khi cháu có mục tiêu rõ ràng thì động lực thúc đẩy cháu đạt được nó lại càng mạnh mẽ.
Vậy trước hết, cháu cần bình tĩnh sắp xếp cho mình một không gian riêng, đủ yên tĩnh để cháu tự đặt câu hỏi cho mình xem: Điều gì là thứ cháu ưu tiên hàng đầu? Là gia đình, học tập hay bạn bè, người yêu? Thứ tự cháu ưu tiên sắp xếp chúng như thế nào? Việc xác định mục tiêu mình muốn đạt được cũng là một cách hiểu chính mình hơn. Khi cháu đủ hiểu những động lực, những điểm mạnh điểm yếu thì cháu sẽ quyết đoán hơn khi theo đuổi những mục tiêu đó.
Đương nhiên bố mẹ nào cũng muốn con mình có con đường tốt, cháu có thể thông cảm nhưng vẫn cương quyết thực hiện mong muốn thực sự của mình. Vậy bước thứ nhất, cháu hãy tự đào sâu hơn những thứ cháu yêu thích, muốn dành nhiều thời gian cho nó. Sau đó, cháu có thể nói dũng cảm chuyện thêm với bố mẹ về những dự định này, có thể cháu sẽ thấy bố mẹ cháu không thất vọng như cháu nghĩ.
Cháu hãy thoải mái bộc lộ tư tưởng của mình, vì giao tiếp mới là chìa khóa của sự thấu hiểu cháu nhé. Nếu có bất cứ khó khăn nào khác, cháu đừng ngại liên hệ để được các chuyên gia tư vấn thêm nhé.
Dịch vụ tư vấn tâm lý học đường
Với quá trình phát triển lâu dài, đi lên bằng sự tín nhiệm của khách hàng, Tổng đài tư vấn tâm lý học đường tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, hỗ trợ tư vấn phụ huynh, học sinh đang gặp khó khăn về tâm lý, gặp trở ngại tâm lý,… Hiểu được tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng cả về thể chất lẫn tinh thần, Tổng đài pháp luật hiện đang hỗ trợ các nội dung tư vấn như sau:
– Tư vấn những biến đổi tâm lý thường gặp trong giai đoạn trẻ dậy thì, đồng hành cùng các bạn trên con đường phát triển suy nghĩ và nhân cách
– Tư vấn tâm lý khi gặp bạo lực học đường
– Tư vấn các vấn đề tâm lý do hoàn cảnh, do biến cố gia đình đối với các bạn gặp trở ngại suy nghĩ, rụt rè, khép kín
– Tư vấn định hướng giải quyết các khúc mắc tâm lý trong gia đình, giữa bố mẹ và con cái
– Tư vấn tình yêu, tâm lý khi yêu tuổi học trò chuẩn bị tâm lý và sắp xếp thời gian hiệu quả
– Hỗ trợ thiết kế phòng tư vấn tâm lý học đường trong trường học
– Tư vấn cho cha mẹ cách thấu hiểu và chia sẻ với con trẻ,…
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, không ngại chia sẻ với các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con, với các bạn nhỏ trên con đường thấu hiểu chính mình. Mọi khúc mắc sẽ được hướng dẫn tháo gỡ ngay khi bạn gọi đến Tổng đài pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn với chuyên gia.
Quy trình tư vấn tâm lý học đường tại Tổng đài tư vấn tâm lý học đường
Tổng đài tư vấn tâm lý học đường tự hào là văn phòng tư vấn tâm lý học đường uy tín, với đội ngũ tư vấn nhiệt huyết, tâm lý, đã có kinh nghiệm hỗ trợ lâu năm. Quý phụ huynh và các bạn trẻ có thể tham khảo các bước tư vấn tâm lý tại Tổng đài pháp luật như sau:
Bước 1: Chia sẻ bước đầu để thiết lập mối quan hệ, tin tưởng giữa 2 bên
Tại Tổng đài pháp luật, chúng tôi luôn quan niệm niềm tin là bước đệm cho sự trao đổi. Các bạn học sinh trong độ tuổi mới lớn khi có cảm giác không an toàn, thoải mái có thể từ chối trao đổi sâu hơn các vấn đề tâm lý. Tại văn phòng chúng tôi, niềm tin khi trao đổi và tính bảo mật luôn được đề cao để tạo sự thoải mái nhất định cho các bạn.
Bước 2: Trao đổi và làm rõ các vấn đề học sinh gặp phải
Các nhà tư vấn sẽ nói chuyện trực tiếp, khơi gợi những chủ đề để hiểu hơn về các bạn trước khi tiến hành tư vấn, cùng nhau tìm ra vấn đề tâm lý các bạn gặp phải. Các chuyên gia của chúng tôi luôn chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi giúp các bạn học sinh tìm sâu gốc rễ của vấn đề, trao đổi mang tính xây dựng nhằm xác định rõ những khúc mắc, đồng thời khai phá năng lực và tạo lối suy nghĩ tích cực cho các bạn.
Bước 3: Đề xuất và lựa chọn các biện pháp giải quyết thực trạng
Việc tư vấn tâm lý, nhất là tư vấn học sinh gặp khó khăn về tâm lý luôn chú trọng sự thoải mái, tự chủ, không áp đặt, phán xét suy nghĩ. Đây là lý do tại sao khi tư vấn cho các bạn trẻ, chúng tôi luôn cố gắng đề xuất nhiều cách xử lý, thuyết phục các bạn cùng nhau thảo luận đưa ra phương án phù hợp.
Bước 4: Thực hiện chiến lược xử lý khủng hoảng
Đây là thời gian các bạn tự áp dụng những gì đã trao đổi vào cuộc sống xung quanh, cả trong gia đình, trên trường lớp và ngoài xã hội. Các bạn sẽ thử áp dụng những điều đã trao đổi với chuyên gia để xử lý vấn đề của mình
Bước 5: Nghiệm thu, theo dõi và đánh giá hiệu quả
Tại bước này, bố mẹ và giáo viên cũng phải phối hợp cùng các bạn, đồng hành cùng các bạn và chuyên gia để theo dõi tiến độ các bạn tự phát triển. Nếu có dấu hiệu nào bất thường, hoặc vấn đề phát sinh khác cần tư vấn, phụ huynh có thể liên hệ chuyên gia tư vấn thêm để kịp thời giúp các bạn xử lý vấn đề. Việc tư vấn tâm lý thường xuyên cũng là phương pháp hữu hiệu giúp các bạn phát triển nhân cách tốt nhất.
Hiện tại, tổng đài tư vấn tâm lý học đường có trụ sở chính tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và chi nhánh tại TP HCM. Để đặt lịch hẹn tư vấn, bạn có thể gọi tới số điện thoại tư vấn tâm lý học đường, chúng tôi luôn sẵn sàng nhận cuộc gọi và sắp xếp lịch hẹn cho bạn sớm nhất, phù hợp nhất với lịch trình.
Trên đây, chúng tôi đã cung cấp một số thông tin về việc tư vấn tâm lý học đường và tầm quan trọng của nó. Chúng tôi tự hào có đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp, tận tâm, luôn túc trực hỗ trợ mọi vấn đề bất cứ lúc nào. Các bậc cha mẹ và các bạn trẻ có nhu cầu tư vấn đừng ngại liên hệ ngay tới Tổng đài tư vấn tâm lý học đường để được hỗ trợ sớm nhất.