Vi phạm dân sự là gì? – Các hành vi vi phạm dân sự

Vi phạm dân sự là gì? Vi phạm dân sự bị xử lý như thế nào? Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự ra sao? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu quý bạn đọc còn có bất kì câu hỏi thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

vi-pham-dan-su-la-gi

Vi phạm dân sự là gì?

 

Anh Văn Tài (Thành phố Hồ Chí Minh) có câu hỏi:

“Xin chào anh chị Luật sư! Tôi tên Văn Tài, hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đang có một vài thắc mắc mong luật sư giải đáp như sau:

Tháng 5 vừa qua tôi có ký một hợp đồng mua bán với anh A. Nội dung hợp đồng dân sự này có ghi rõ sau khi nhận được đầy đủ hàng, anh A sẽ thanh toán tiền cho tôi. Đến thời điểm hiện tại, tôi đã giao đủ hàng và anh A cũng xác nhận nhận đủ nhưng chưa thực hiện việc thanh toán cho tôi. Tôi đã gọi điện nhắc nhiều lần nhưng anh A đưa ra nhiều lý do để lùi trả.

Hiện tại tôi đang cần tiền để nhập hàng, Luật sư cho tôi hỏi vi phạm dân sự là gì? Trường hợp của anh A có bị coi là vi phạm dân sự không? Tôi có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu anh A thanh toán tiền không hay chỉ khi anh A không có khả năng thanh toán thì mới vi phạm dân sự.

Tôi xin cảm ơn!”

>>> Vi phạm dân sự xử lý như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Văn Tài! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Hiện nay, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của anh, sau khi đã nghiên cứu kỹ càng, đội ngũ chuyên gia pháp lý xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định rất rõ các yếu tố quan trọng trong Bộ Luật Dân sự bao gồm: Chủ thể, phạm vi điều chỉnh, các chế tài , các quan hệ pháp luật dân sự. Vi phạm dân sự chính là vi phạm đến các chủ thể được Luật Dân sự bảo vệ bao gồm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân (Điều 1 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Khi vi phạm dân sự, cá nhân hoặc pháp nhân sẽ bị áp dụng các chế tài kèm theo, nhằm đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được điều chỉnh, giảm thiểu tối đa các tranh chấp, xung đột về lợi ích xảy ra. Chế tài dân sự được hiểu là hậu quả pháp lý bất lợi không trong sự mong đợi được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự khi họ thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự.

Đối với trường hợp của anh, anh và anh A đã ký hợp đồng mua bán tức đã xác lập mối quan hệ dân sự, xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Như vậy, khi soạn thảo nội dung hợp đồng cần chú ý đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Việc anh A vi phạm nghĩa vụ thanh toán chính là vi phạm dân sự bởi vi phạm đến quan hệ tài sản được luật dân sự bảo vệ. Khi anh A vi phạm dân sự sẽ bị áp dụng chế tài kèm theo.

“Điều 11. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự

Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền dân sự của mình.

2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.

5. Buộc bồi thường thiệt hại.

6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

7. Yêu cầu khác theo quy định của luật.”

Theo khoản 4, khoản 5 Điều 11 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, anh hoàn toàn có thể khởi kiện ra tòa, yêu cầu anh A thanh toán toàn bộ tiền hàng và bồi thường thiệt hại nếu có.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 440 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng” trường hợp bên có nghĩa vụ không thanh toán đúng hạn thì áp dụng khoản 1 Điều 358 Bộ luật dân sự năm 2015

“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại”

Trên đây là một vài giải đáp của chúng tôi về câu hỏi vi phạm dân sự là gì và các vấn đề xoay quanh, nếu còn bất cứ câu hỏi nào xin liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để Luật sư tư vấn dân sư hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm: Giao dịch dân sự là gì? Bộ luật dân sự mới nhất 2002

Các hành vi vi phạm dân sự

 

Chị Kim Nhã (Bà Rịa- Vũng Tàu) có câu hỏi:

“Xin chào anh chị Luật sư, tôi tên Kim Nhã hiện đang sinh sống và làm việc tại Bà Rịa- Vũng Tàu. Tôi đang có một vài thắc mắc mong được anh chị giúp đỡ. Tôi mới chuyển về Vũng Tàu sinh sống được một thời gian, khi chuyển đến đây tôi có quen biết một người hàng xóm. Cô ấy rất tốt bụng và giúp đỡ gia đình tôi rất nhiều. Thời gian đầu, công việc của tôi chưa được ổn định nên cô ấy có ngỏ ý muốn giúp đỡ tôi đi buôn bán cùng, cô ấy bỏ vốn còn tôi góp sức.

Chúng tôi mở một sạp hoa quả nhỏ ngoài chợ. Ban đầu, việc kinh doanh của chúng tôi gặp nhiều khó khăn nhưng sau đó cũng ổn dần. Chúng tôi tự thỏa thuận lợi nhuận kiếm được sẽ chia đôi. Nhưng sau khi tổng kết tiền 3 tháng đầu kinh doanh, cô ấy lại yêu cầu tôi phải chia cho cô ấy phần hơn, cô ấy 7 phần, tôi 3 phần. Tôi không đồng ý, vì công sức tôi bỏ ra không hề ít.

Nhưng hiện tại, chúng tôi chỉ thỏa thuận miệng, không hề có hợp đồng nào. Tôi muốn hỏi anh chị luật sư, với trường hợp này có được gọi là vi phạm dân sự không? Và có cách nào để buộc cô ấy tuân theo thỏa thuận ban đầu không? Tôi xin cảm ơn!”

>>> Hành vi thế nào bị coi là vi phạm dân sự? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Kim Nhã! Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Hiện nay, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của chị, sau khi đã nghiên cứu kỹ càng, đội ngũ chuyên gia pháp lý xin giải đáp thắc mắc của chị như sau:

Thứ nhất, các hành vi vi phạm pháp luật dân sự được quy định như sau:

– Một là vi phạm các nguyên tắc của bộ luật dân sự

– Hai là vi phạm các điều cấm của bộ luật dân sự

– Ba là vi phạm nghĩa vụ dân sự

– Bốn là phạm hợp đồng dân sự

– Năm là vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng

– Sau là các vi phạm khác đối với quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân dân sự

Theo quy định trên, đối với các hành vi vi phạm hợp đồng dân sự sẽ bị coi là vi phạm pháp luật dân sự, bởi ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tài sản của chủ thể có quyền.

Thứ hai, căn cứ khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hình thức của hợp đồng

“Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định”

Điều này có nghĩa, hợp đồng không nhất thiết được tạo lập bằng phương thức soạn thảo văn bản hay in, viết thành văn bản mà có thể được tạo qua lời nói, bằng miệng; mỗi người đang tự xác lập một hợp đồng mua bán trong đó gồm 2 chủ thể là bên có quyền và bên có nghĩa vụ.

Như vậy, đối với thỏa thuận của chị và chị hàng xóm, mặc dù chỉ là thỏa thuận bằng miệng nhưng điều này xuất phát từ ý chí của các bên và mong muốn có sự ràng buộc pháp lý nên vẫn được coi là hợp đồng giữa hai bên. Tuy nhiên để có thể khởi kiện yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, chị có có chứng cứ chứng minh việc xác lập hợp đồng giữa hai bên.

Tuy nhiên, phương án đầu tiên chúng tôi đưa ra vẫn là phương pháp tự hòa giải, tức hai bên ngồi lại thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích giữa các bên, đồng thời hạn chế tranh chấp có thể xảy ra. Trường hợp hai bên không thể tự thỏa thuận được, chị Kim Nhã có thể gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình.

Nếu chị Kim Nhã còn vướng mắc hoặc có câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề dân sự, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn miễn phí.

>>> Xem thêm: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? – Luật dân sự 2022

Vi phạm dân sự bị xử lý như thế nào?

 

Vi phạm quy định về trật tự công cộng

 

Anh Phúc (Thành phố Hà Nội) có câu hỏi:

“Xin chào anh chị Luật sư! Tôi tên Phúc, hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hà Nội. Tôi đang có một vài thắc mắc mong được anh chị luật sư hỗ trợ. Dạo gần đây, tại khu phố tôi đang sinh sống thường xuyên có một người phụ nữ đứng chửi bới lung tung làm mất trật tự công cộng. Tìm hiểu qua mọi người xung quanh cho biết chị này hoàn toàn bình thường, không hề có dấu hiệu của bệnh tâm thần. Hôm qua, trong lúc đi siêu thị mua đồ, chị này có những lời nói, cử chỉ thô bạo, khiêu khích tôi. Tôi cảm thấy bất mãn. Luật sư cho tôi hỏi, với hành vi của chị ta có được coi là vi phạm dân sự không?

Tôi xin cảm ơn!”

 

>>> Trường hợp vi phạm quy định về trật tự công cộng bị xử phạt thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Phúc! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình cho chúng tôi! Sau khi nắm bắt được vấn đề anh đang gặp phải, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Theo như anh chia sẻ, trường hợp chị kia có những lời nói và cử chỉ thô bạo, khiêu khích được coi là những dấu hiệu của vi phạm quy định về trật tự công cộng. Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

vi-pham-dan-su-la-gi-bi-xu-ly-the-nao

Tội làm nhục người khác

 

Chị Thu Trang (Tuyên Quang) có câu hỏi:

“Xin chào Luật sư, tôi đang có một số vấn đề cần luật sư tư vấn. Tôi mới chuyển đến Tuyên Quang sinh sống được một thời gian để tiện cho công việc của chồng. Ở đây tôi không thù hằn hay mất lòng ai cả, nhưng hàng xóm cạnh nhà lại thường xuyên chọc khóe, bới móc chuyện gia đình tôi. Ngay từ hôm vợ chồng tôi chuyển đến, chị ta đã tỏ vẻ khó chịu nhưng vợ chồng tôi vẫn niềm nở chào hỏi.

Nếu chuyện chỉ dừng ở việc chị ta không ưa gì gia đình tôi thì tôi cũng không để tâm làm gì. Đỉnh điểm nhất là sáng nay không biết chị ta nhìn thế nào, mà lại đồn đoán tôi cặp bồ bịch, dẫn trai về nhà và còn nói chính mắt chị ta nhìn thấy. Chồng tôi là người hiểu chuyện, anh rất tin tưởng tôi nên gia đình cũng không xảy ra vấn đề gì quá lớn.

Chị ta còn nhục mạ tôi trước mọi người ngoài chợ, bêu rếu tôi là người phụ nữ lăng loàng, trắc nết. Tôi đã nói chuyện với chị ta hỏi rõ ràng nhưng chị ta lại bảo tối hôm đấy nhìn thấy có bóng người nên tôi đoán vậy.

Tôi rất bức xúc về vấn đề này và thấy bị xúc phạm danh dự nghiêm trọng. Luật sư tư vấn giúp tôi, đối với tội làm nhục người khác, khung hình phạt cao nhất là bao nhiêu và nếu tôi khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự và nhân phẩm có được không? Tôi cảm ơn luật sư rất nhiều!”

>>> Tội làm nhục người khác bị xử phạt thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào chị Thu Trang! Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Hiện nay, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của chị, sau khi đã nghiên cứu kỹ càng, đội ngũ chuyên gia pháp lý xin giải đáp thắc mắc của chị như sau:

Hiện nay, tội làm nhục người khác được quy định rất rõ trong Bộ luật hình sự năm 2015 với nhiều mức độ khác nhau, ứng với mức hình phạt khác nhau. Tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định đối với hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự và nhân phẩm của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình”.

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Nếu có hành vi bịa đặt, loan truyền những thông tin biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 156 Bộ Luật hình sự với mức phạt tiền từ 10 -50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm”

Theo quy định trên, chị Thu Trang hoàn toàn có thể khởi kiện ra tòa, yêu cầu bồi thường về danh dự và nhân phẩm. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, chị có thể yêu cầu các hình thức bảo vệ quyền dân sự khác như buộc xin lỗi cải chính công khai.

Nếu chị Thu Trang còn thắc mắc hay còn câu hỏi nào khác, hãy liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng của Tổng đài tư vấn pháp luật số 1900.6174 để được giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm: Tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác bị xử lý như thế nào?

Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự là gì?

 

Anh Quốc Sơn (An Giang) có câu hỏi:

“Xin chào anh chị Luật sư! Tôi tên Quốc Sơn, hiện đang sinh sống và làm việc tại An Giang. Hiện tại, tôi đang gặp một số vấn đề mong được luật sư hỗ trợ. Cách đây 2 năm gia đình tôi có vay mượn một khoản tiền để làm ăn. Số tiền này gia đình vay của người bà con xa với lãi suất 7%/ năm. Năm vừa qua dịch bệnh bùng phát, gia đình tôi làm ăn thua lỗ nên chưa trả được nợ.

Gia đình tôi không có ý định bùng hay quỵt nợ nhưng thời điểm hiện tại, gia đình không có đủ tiền trả nợ. Luật sư cho tôi hỏi nếu tôi muốn làm công cho họ để trả nợ có được pháp luật thừa nhận không?

Tôi xin cảm ơn!”

>>> Luật sư tư vấn về trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Quốc Sơn! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Hiện nay, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của anh, sau khi đã nghiên cứu kỹ vấn đề, đội ngũ chuyên gia pháp lý xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi hai bên có sự ràng buộc pháp lý và một bên vi phạm nội dung thỏa thuận ban đầu hay nói cách khác trách nhiệm pháp lý chính là nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu bên còn lại phải thực hiện. Trong bộ luật dân sự hiện nay quy định 3 nghĩa vụ chính: Nghĩa vụ giao vật, thực hiện một công việc và không thực hiện một công việc.

Đối với nghĩa vụ giao vật, luật quy định cụ thể trường hợp đối với vật đặc định và vật cùng loại. Căn cứ Điều 279 Bộ luật dân sự năm 2015 về việc thực hiện nghĩa vụ giao vật, cụ thể như sau:

“Điều 279. Thực hiện nghĩa vụ giao vật

1. Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.

2. Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.

3. Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

Đối với vật đặc định là vật có đặc điểm, tính chất riêng biệt về màu sắc, kích cỡ, chất liệu, đặc tính,..ví dụ như túi xách của một hãng hàng hiệu nổi tiếng. Ngược lại vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường chẳng hạn nhóm gia vị nói chung có thể gồm: hạt nêm, mì chính, đường, muối,…

Ngoài nghĩa vụ trên, luật dân sự còn quy định thêm nghĩa vụ thực hiện một công việc tức nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó và nghĩa vụ không thực hiện một công việc tức bên có nghĩa vụ không được thực hiện các hành vi nhất định theo thỏa thuận hay nói cách khác hành vi đó thể hiện dưới dạng không hành động.

Theo quy định trên, trường hợp giao vật đặc định buộc bên có nghĩa vụ buộc phải giao đúng vật. Đối với các nghĩa vụ còn lại có thể thay thế cho nhau theo thỏa thuận của hai bên.

Như vậy, đối với trường hợp của gia đình, nếu hai bên có thể tự thỏa thuận về việc thay thế nghĩa và được sự đồng ý của bên có quyền, thì anh hoàn toàn có thể thực hiện và điều này được pháp luật thừa nhận. Anh hoàn toàn có thể làm công để trả nợ, thay vì trả bằng tiền cho chủ nợ. Tuy nhiên, điều này cần có sự nhất trí của bên có quyền.

vi-pham-dan-su-la-gi-bi-trach-nhiem-do-vi-pham

Giải quyết hành vi vi phạm dân sự

 

Chị Tuyết Trinh (Kiên Giang) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư! Tôi tên Tuyết Trinh hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Kiên Giang. Hiện nay tôi đang có một số thắc mắc mong được sự giúp đỡ của luật sư. Năm ngoái, tôi có ký một hợp đồng mua bán với chị dâu. Trong hợp đồng ghi rõ sản phẩm là hoa quả, số lượng, giá cả và sau khi nhận đủ số lượng bên còn lại sẽ thanh toán đầy đủ tiền hàng, bên tôi chỉ chịu trách nhiệm khi giao nhận hàng nếu hàng bị hỏng, lỗi.

Tuy nhiên, sau khi đã nhận hàng và kiểm đủ số lượng, chị dâu ép giá với lý do người trong nhà. Tôi không đồng ý vì hai bên đã thỏa thuận trước đó. Sau khi nhận hàng 5 ngày, chị dâu chẳng những chậm thanh toán tiền hàng, còn viện cớ hàng hỏng, không bán được, yêu cầu tôi phải bồi thường.

Tôi đã nói chuyện phải trái nhưng chị dâu không chịu nghe. Xin hỏi luật sư, hiện tại tôi có thể làm cách nào để lấy lại tiền hàng. Mong luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn!

>>> Luật sư tư vấn về cách giải quyết đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Tuyết Trinh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Hiện nay, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của chị, sau khi đã nghiên cứu kỹ càng, đội ngũ chuyên gia pháp lý xin giải đáp thắc mắc của chị như sau:

– Trước hết cần khẳng định, hành vi trên là hành vi vi phạm dân sự, bởi lẽ hợp đồng mua bán là một trong những chủ thể được luật dân sự bảo vệ vì liên quan đến quyền tài sản.

– Thứ hai, khi 2 chủ thể cùng xác lập một hợp đồng mua bán, tức đã có mong muốn có sự ràng buộc pháp lý. Hai bên cần tuân thủ những điều đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đối với người bán, cần giao đúng mặt hàng, số lượng và hai bên thống nhất với nhau về giá cả. Đối với bên mua, sau khi đã nhận được hàng cần thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng thỏa thuận.

Đối với trường hợp của chị Trinh, chị và chị dâu đã ký hợp đồng mua bán và cùng nhau thỏa thuận về nội dung của bản hợp đồng. Chính vì thế, hai bên cần tuân thủ đúng các điều khoản như trong hợp đồng. Trường hợp bên nào vi phạm sẽ bị áp dụng các chế tài đi kèm. Cụ thể, đối với trường hợp vi phạm dân sự, chị có thể nộp đơn khởi kiện đến cơ quan thẩm quyền căn cứ Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về phạm vi khởi kiện quy định cụ thể như sau:

“Điều 188. Phạm vi khởi kiện

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

2. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án”

Ngoài ra, chị Trinh có quyền yêu cầu bên mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 440 Bộ luật dân sự năm 2015 về nghĩa vụ trả tiền

“Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng”

Trên đây, là phần trả lời của Luật sư về cách giải quyết hành vi vi phạm dân sự. Nếu chị Trinh còn thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chính xác nhất.

>>> Xem thêm: Mức phạt vi phạm hợp đồng bao nhiêu? Theo quy định pháp luật

Sự khác nhau giữa xử lý vi phạm hành chính, vi phạm hình sự và vi phạm dân sự

 

Bạn Thanh Lâm (Tuyên Quang) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư! Em tên Thanh Lâm hiện đang là sinh viên theo học luật. Em có một vài thắc mắc mong được sự hỗ trợ của anh chị. Trong chương trình đào tạo, em được học về Luật hành chính, luật hình sự và luật dân sự nhưng em hay bị nhầm lẫn giữa xử lý vi phạm hành chính, vi phạm hình sự và vi phạm dân sự.

Vậy sự khác nhau giữa ba vi phạm này là gì? Mong phía chuyên gia giúp em giải đáp thắc mắc. Em xin chân thành cảm ơn!

>>> Luật sư tư vấn để tránh nhầm lẫn giữa xử lý vi phạm hành chính, vi phạm hình sự và vi phạm dân sự, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào Thanh Lâm! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Hy vọng nhưng tư vấn dưới đây của đội ngũ chuyên gia pháp lý sẽ giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc của mình:

– Vi phạm hành chính, vi phạm dân sự và vi phạm hình sự xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể phân biệt ba loại vi phạm này. Trước hết, chúng ta cần khẳng định các vi phạm này đều xâm hại đến quan hệ xã hội mà các ngành luật bảo vệ bằng hành động hoặc không hành động.

Mỗi ngành luật đều đặt ra các nguyên tắc của nó và cụ thể bằng những quy phạm pháp luật, sự vi phạm chính là việc không làm đúng những quy định trong các quy phạm pháp luật, gây tổn hại cho cá nhân, tổ chức, xã hội.

Mỗi ngành luật sẽ có đối tượng điều chỉnh riêng, chính vì điều này đã tạo ra sự khác nhau cơ bản giữa các vi phạm. Đối với vi phạm hành chính, chính là sự xâm phạm đến các quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước với nội dung chính là chấp hành và điều hành. Những hành vi vi phạm được quy định chung trong Luật xử lý vi phạm hành chính.

– Vi phạm dân sự là sự xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản được quy định chung trong bộ luật Dân sự và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ.

– Vi phạm hình sự là sự xâm hại đến các quan hệ pháp luật được Luật hình sự bảo vệ.

Ngoài sự khác nhau về đối tượng điều chỉnh, các vi phạm này còn khác nhau về chế tài áp dụng, điều này xuất phát từ việc mỗi ngành luật có các nguyên tắc điều chỉnh khác nhau.

Đối với vi phạm hành chính sẽ áp dụng các chế tài hành chính. Chế tài hành chính là bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hình thức xử phạt hành chính gồm:

Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất.

Chế tài dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự khi họ thực hiện, thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự.

Chế tài hình sự là bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự, xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự đó.

Từ những sự khác biệt trên, dẫn đến mỗi vi phạm sẽ có cơ quan thẩm quyền xử phạt khác nhau, chủ thể thực hiện khác nhau, chẳng hạn đối với vi phạm hành chính, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là tổ chức, cá nhân còn đối với vi phạm hình sự, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hình sự là cá nhân, pháp nhân thương mại. Về mức độ nguy hiểm cũng có sự khác biệt rõ ràng, vi phạm hình sự mức độ nguy hiểm nặng hơn rất nhiều so với vi phạm dân sự và vi phạm hành chính.

Một số câu hỏi liên quan đến vi phạm dân sự là gì?

 

Người thân vay tiền không chịu trả có phải chịu trách nhiệm dân sự không?

 

Anh Đức Tài (Bà Rịa- Vũng Tàu) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi tên Đức Tài hiện đang sinh sống và làm việc tại Bà Rịa- Vũng Tàu. Tôi đang có một vài thắc mắc mong được luật sư hỗ trợ. Gia đình tôi làm công ăn lương, số tiền kiếm được cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống. Sau bao nhiêu năm làm ăn, vợ chồng có tích góp được một khoản phòng thân về già ốm đau.

Một năm trước, em dâu có mượn tiền gia đình tôi để làm ăn. Vì là anh em trong nhà nên gia đình cũng cho em vay tiền không tính lãi, thời hạn vay là 6 tháng. Tuy nhiên, nay đã quá thời hạn trả nợ nhưng em vẫn chưa trả. Vợ tôi đang ốm nặng, cần tiền xoay xở nhưng tôi vẫn chưa lấy được nợ. Tôi có ngỏ ý nhiều lần nhưng em dâu đều hẹn lần hẹn lựa.

Vậy đối với trường hợp này, tôi có thể khởi kiện yêu cầu em dâu trả nợ cho gia đình không? Mong các anh chị luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

>>> Người thân vay tiền không chịu trả xử lý thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Đức Tài! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp luật! Đội ngũ chuyên gia pháp lý đã nhận được câu hỏi của anh và xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Theo như thông tin anh chia sẻ, anh và em dâu đã cùng xác lập hợp đồng vay mượn, trong đó, cả hai cùng thỏa thuận nội dung liên quan đến loại hợp đồng cho vay đó là vay không lãi suất, số tiền cho vay, hạn trả nợ. Hợp đồng có thời điểm kể từ thời điểm hai bên đồng ý các điều khoản trên.

Như vậy, bên vay cần thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, đúng số lượng tài sản cụ thể ở đây là tiền như thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015. Trường hợp bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình tức là đang vi phạm dân sự. Đối với trường hợp vi phạm dân sự sẽ bị áp dụng các chế tài kèm theo.

Chủ thể theo luật định là cá nhân và pháp nhân, trong đó không phân biệt cá nhân là người thân, huyết thống hay không có huyết thống. Chính vì thế, kể cả đối với người thân khi vi phạm dân sự, anh đều có quyền khởi kiện ra Tòa yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ của mình.

Trên đây là một vài giải đáp của chúng tôi về câu hỏi vi phạm dân sự là gì và các vấn đề xoay quanh, nếu còn bất cứ câu hỏi nào xin liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ.

>>> Xem thêm: 1001 cách đòi nợ khéo léo và đem lại hiệu quả cao nhất hiện nay

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có được coi là vi phạm dân sự không?

 

Bạn Mỹ Duyên (Vĩnh Phúc) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư! Em tên Mỹ Duyên hiện đang sinh sống và học tập tại tỉnh Vĩnh Phúc. Em đang có một vài câu hỏi mong được anh chị giải đáp. Quê gốc của em ở Nam Định nhưng để tiện cho công việc của bố mẹ nên cả nhà em chuyển lên Vĩnh Phúc sinh sống. Khi chuyển tới đây, tất cả đều lạ lẫm nhưng gia đình em được bà con hàng xóm quý mến và giúp đỡ rất nhiều.

Vài tháng trước có một cô cũng mới chuyển đến đây, trông có vẻ khó tính. Nhà cô ở ngoài ngõ, lại cạnh nhà em nên mỗi lần đi học, đi chơi em đều gặp cô. Em có tham gia một cuộc thi nhà trường tổ chức nên thường xuyên về trễ vì tập luyện trên trường. Điều khiến em vô cũng bức xúc đó chính là cô hàng xóm đó lại rêu rao với mọi người em là đứa con gái hư hỏng, tối nào cũng đi chơi muộn, cô nhìn thấy em đi với đám con trai đầu xanh đầu đỏ.

Điều này ảnh rất nhiều đến danh dự của em. Mặc dù hành vi của cô chưa gây ra hậu quả quá nghiêm trọng nhưng đối với hành vi trên có được coi là vi phạm dân sự không ạ? Mong luật sư giải đáp. Em xin chân thành cảm ơn!

>>> Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác vi phạm tội gì? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Mỹ Duyên! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Các chuyên gia pháp lý đã nhận được câu hỏi của bạn, sau khi đã nghiên cứu vấn đề bạn gặp phải, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Tại Điều 1 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đối tượng điều chỉnh sẽ gồm quan hệ tài sản và nhân thân. Danh dự, nhân phẩm của con người cũng sẽ thuộc đối tượng luật dân sự bảo vệ. Bất cứ khi nào quyền nhân thân bị xâm phạm, cá nhân đều có quyền yêu cầu áp dụng các phương thức bảo vệ quyền được quy định rõ trong Bộ luật dân sự 2015.

Đối với trường hợp của bạn, cô hàng xóm có hành vi bịa đặt, bôi xấu danh dự, loan truyền thông tin sai sự thật làm tổn hại nghiêm trọng danh dự và nhân phẩm. Đối với hành vi trên sẽ bị áp dụng các hình phạt hành chính, hình sự tùy vào mức độ nghiêm trọng của hậu quả gây ra. Kể cả khi hành vi đó không gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tài sản vẫn sẽ bị coi là vi phạm dân sự và áp dụng các chế tài kèm theo.

Những tư vấn trên là một số thông tin cơ bản giải đáp vấn đề liên quan tới câu hỏi vi phạm dân sự là gì và các tình huống xoay quanh. Nếu bạn gặp bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được giải đáp. Đội ngũ luật sư giỏi, am hiểu pháp luật luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ giải quyết tận gốc vướng mắc bạn đang gặp phải.

  19006174