Vi phạm hành chính có tổ chức là hành vi trái pháp luật, là hành vi gây ra các hậu quả nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước. Trước tình hình hành vi vi phạm hành chính đang ngày một gia tăng, đa dạng và phức tạp cả về số lượng cũng như về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thì hoạt động xử phạt vi phạm hành chính hơn bao giờ hết càng được coi là một trong những biện pháp có hiệu quả trong việc xử lý các vi phạm hành chính nhằm bảo vệ trật tự pháp luật.
Để được Tổng Đài Pháp Luật hỗ trợ một cách nhanh chóng và chuyên sâu về vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline sau đây 1900.6174
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về vi phạm hành chính có dạng tổ chức. Gọi ngay 1900.6174
Vi phạm hành chính có tổ chức là gì
Theo như quy định tại Khoản 7 Điều 3 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thuật ngữ vi phạm có tổ chức được quy định cụ thể như sau:
Vi phạm hành chính có tổ chức được hiểu là trường hợp cá nhân, tổ chức câu kết với cá nhân, tổ chức khác để cùng nhau thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Mặt khác, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng có đề cấp đến nhiều thuật ngữ khác như là:
– Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do các cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về việc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo như quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
>>> Xem thêm: Vi phạm hành chính là gì? Cách nhận biết các vi phạm ra sao?
Tổ chức vi phạm bị phạt gấp đôi cá nhân
Cùng một hành vi vi phạm, nhưng nếu như tổ chức vi phạm hành vi đó thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi so với cá nhân (căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Ví dụ như theo Điều 11 của Nghị định 46/2016 về việc xử phạt vi phạm giao thông:
Phạt tiền từ 100.000 đồng cho đến 200.000 đồng đối với cáccá nhân, từ 200.000 đồng cho đến 400.000 đồng đối với các tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Tập trung đông người trái phép, nằm hay ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông;
– Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng các bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường đang có xe chạy.[…]”
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về hình thức xử lý vi phạm. Gọi ngay 1900.6174
Cách tính mức tiền phạt vi phạm hành chính
Theo như quy định tại khoản 4 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính sẽ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi vi phạm đó.
Trường hợp có các tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể sẽ giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của tiền phạt; nếu như có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng cũng không quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Như vậy, thông thường mức phạt vi phạm hành chính sẽ được tính theo công thức sau:
(Mức phạt tối thiểu + Mức phạt tối đa) | : | 2 | = | Mức phạt cụ thể |
Ví dụ: Mức phạt vi phạm đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm theo điểm i khoản 3 Điều 6 của Nghị định 46 về việc xử phạt vi phạm giao thông là từ 100.000 cho đến 200.000 đồng thì mức phạt lỗi vi phạm này thông thường sẽ là 150.000 đồng.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính mới nhất năm 2022
Thời hạn Nộp phạt vi phạm hành chính bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 78 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:
– Trong thời hạn là 10 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt cần phải nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:
+ Nộp trực tiếp tại Kho bạc của Nhà nước;
+ Nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong các quyết định xử phạt;
– Đồng thời cung cấp thêm đến cho các bạn:
+ Tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì các cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho những người có thẩm quyền xử phạt.
Người có thẩm quyền xử phạt cần có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc là nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn là không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
+ Trường hợp xử phạt trên biển hoặc là ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và sau đó phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn là 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thời gian nộp phạt hành chính bao lâu? Gọi ngay 1900.6174
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Vi phạm hành chính có tổ chức” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định của pháp về các vấn đề như thời hạn nộp phạt vi phạm hành chính bao lâu? Cách tính mức tiền phạt vi phạm hành chính? v.v…
Tổng Đài Pháp Luật hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |