Vi phạm hành chính là gì? một trong những dạng vi phạm phổ biến nhất trong các vi phạm pháp luật nói chung. Ranh giới giữa vi phạm hành chính và vi phạm pháp luật hình sự khá mong manh do đó cần tìm hiểu thật kỹ về các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính với các đối tượng vi phạm pháp luật khác. Vậy cụ thể vi phạm hành chính có đặc điểm gì, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định thế nào?
Tất cả các câu hỏi đặt ra phía trên sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu và cập nhật các kiến thức pháp luật mới nhất về vi phạm hành chính. Để được Tổng Đài Pháp Luật hỗ trợ một cách nhanh chóng và chuyên sâu về vấn đề này.
Anh Phùng ở Cần Thơ đặt câu hỏi như sau:
Chào luật sư! Công ty của tôi là một công ty TNHH một thành viên đang thực hiện dự án đầu tư tại thành phố Cần Thơ . Do vi phạm pháp luật nên công ty của tôi đã bị xử lý vi phạm hành chính đối với vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư công.
Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn về các nguyên tắc xử phạt hành chính, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Cảm ơn luật sư!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho Tổng Đài Pháp Luật. Về vấn đề thắc của bạn, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các quy định pháp luật mới nhất về vi phạm hành chính, chúng tôi xin đưa ra lời giải đáp cụ thể như sau:
>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí các hành vi được xem vi phạm quy định. Gọi ngay 1900.6174
Vi phạm hành chính là gì
Theo như quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì:
Vi phạm hành chính là một hành vi có lỗi do các cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về việc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo như quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, có thể hiểu rằng vi phạm hành chính là hành vi của các cá nhân, tổ chức hoặc các doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật hành chính. Vi phạm hành chính có thể hiểu là vi phạm các quy định về các vấn đề giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý đất đai, môi trường, quy định về việc kinh doanh, thuế và nhiều lĩnh vực khác.
Các hành vi vi phạm hành chính có thể sẽ bị xử lý bằng các biện pháp như là cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi giấy tờ, tịch thu các tài sản, khởi tố hình sự hoặc các biện pháp khác tương ứng với các mức độ vi phạm.
Việc xử lý vi phạm hành chính sẽ được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như là cơ quan an ninh trật tự, cơ quan thuế, cơ quan quản lý đất đai, các cơ quan bảo vệ môi trường và các cơ quan có liên quan khác.
>>> Xem thêm: Biên bản vi phạm hành chính là gì? – Yêu cầu, nội dung
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Nguyên tắc về xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng như quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt các vi phạm hành chính sẽ được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng với thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng theo quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt các vi phạm hành chính phải căn cứ dựa vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có các hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính thì sẽ chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều sẽ bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc là vi phạm hành chính nhiều lần thì sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;
– Người có thẩm quyền xử phạt sẽ có trách nhiệm chứng minh các vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hoàn toàn có quyền tự mình hoặc thông qua những người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì các mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
(Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020)
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí các nguyên tắc xử phạt. Gọi ngay 1900.6174
Đặc điểm của vi phạm hành chính?
Các hành vi này có thể sẽ được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định theo lỗi cố ý hoặc vô ý về các quy định quản lí của nhà nước mà không phải tội phạm và sẽ bị xử lí vi phạm theo như quy định.
Vi phạm hành chính thường có bốn đặc điểm chính: tính trái quy định pháp luật xâm hại đến các nguyên tắc quản lí nhà nước, tính có lỗi của hành vi đó, chịu xử lý về vi phạm hành chính. Để hiểu rõ hơn vi phạm hành chính là gì thì chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu các đặc điểm vừa được nêu trên.
– Đặc điểm vi phạm hành chính là các hành vi trái pháp luật xâm hại các quy tắc quản lý của nhà nước. Các hành vi trái pháp luật quản lý hành chính sẽ được thể hiện dưới dạng hành động hoặc là không hành động. Sẽ không có các vi phạm hành chính nếu như không có hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc này.
– Tính có lỗi của các hành vi vi phạm hành chính. Đây là một yếu tố quan trọng trong các yếu tố xác định mặt chủ quan của hành vi, thể hiện ý chí của chính người thực hiện. Lỗi trong vi phạm hành chính sẽ được thể hiện dưới hình thức là cố ý hoặc vô ý.
– Vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt theo như quy định của pháp luật. Luật xử lý vi phạm hành chính là một khung pháp lí cơ bản để điều chỉnh việc xử lý vi phạm hành chính. Trong nguồn luật này cần đặt ra các nguyên tắc xử lý vi phạm; các biện pháp để xử lý vi phạm; các đối tượng bị xử lý vi phạm;…
Việc xử lý các vi phạm hành chính đã được cụ thể hóa ở các văn bản pháp luật khác quy định từng lĩnh vực cụ thể khác nhau như là: giao thông đường bộ; hàng hải; về an ninh trật tự, an toàn xã hội; dầu khí hay kinh doanh dầu khí;…
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí nhận biết vi phạm hành chính có đặc điểm gì? Gọi ngay 1900.6174
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt các vi phạm hành chính được quy định cụ thể như sau:
– Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
+ Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh về bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; về xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên nước; hoạt động về dầu khí và hoạt động về khoáng sản khác; bảo vệ môi trường;
năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất, nhập khẩu, kinh doanh các hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, buôn bán hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ là 02 năm.
+ Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
– Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể như sau:
+ Đối với các vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính sẽ là từ thời điểm chấm dứt các hành vi vi phạm.
+ Đối với các vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu sẽ được tính từ thời điểm phát hiện ra các hành vi vi phạm;
– Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu sẽ được áp dụng theo như quy định trên. Thời gian các cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét sẽ được tính vào thời hiệu xử phạt các vi phạm hành chính.
– Trong thời hạn trên nếu như các cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt các vi phạm hành chính sẽ được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt các hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
(căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020)
>>> Xem thêm: Tham nhũng là gì? Các hành vi tham nhũng hiện nay ?
Cơ quan chức năng quản lý, xử lý vi phạm hành chính
Cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc xử lý các vi phạm hành chính là các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đó. Cụ thể, theo như quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, các cơ quan này sẽ bao gồm:
– Cơ quan thuế: sẽ xử lý các vi phạm về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thu nhập từ các tài sản, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi quyền hạn của các cơ quan thuế.
– Cơ quan Hải quan: xử lý các vi phạm có liên quan đến các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa, tiền thuê đất, phí, lệ phí và thuế liên quan đến hoạt động này.
– Cục Cảnh sát giao thông: sẽ xử lý các vi phạm về an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không.
– Cơ quan Cảnh sát kinh tế: sẽ xử lý các vi phạm về các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đấu thầu, công chứng, tài chính ngân hàng và giá cả.
– Cục An toàn vệ sinh thực phẩm: sẽ xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Cục Quản lý thị trường: sẽ xử lý các vi phạm về hàng giả, hàng nhái, hàng hóa kém chất lượng, hàng cấm, hay hàng hóa vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Ngoài các cơ quan nói trên, trong một số các trường hợp đặc biệt, các cơ quan chức năng khác cũng có thể sẽ được phân công xử lý vi phạm hành chính theo như quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Vi phạm hành chính là gì” đã được Tổng Đài Pháp Luật tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định của pháp về các vấn đề như thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, đặc điểm của vi phạm hành chính v.v…Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |