Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự, không khó để có thể phân biệt 02 thuật ngữ “Vi phạm pháp luật” và “Vi phạm hình sự”. Tuy nhiên trong thực tế, thì ranh giới này rất mong manh, dẫn đến có rất nhiều trường hợp “Hình sự hóa hành chính” hay “Hành chính hóa hình sự”. Vậy cụ thể vi phạm hành chính là gì? Vi phạm hình sự là gì? Dấu hiệu cấu thành các hành vi vi phạm này? v.v…
Tất cả các câu hỏi đặt ra phía trên sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu và cập nhật các kiến thức pháp luật mới nhất. Để được Tổng Đài Pháp Luật hỗ trợ một cách nhanh chóng và chuyên sâu về vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline sau đây 1900.6174
>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí về cách phân biệt chi tiết nhất. Gọi ngay 1900.6174
Vi phạm hành chính là gì?
Theo như quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì:
Vi phạm hành chính là một hành vi có lỗi do các cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về việc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo như quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, có thể hiểu rằng vi phạm hành chính là hành vi của các cá nhân, tổ chức hoặc các doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật hành chính. Vi phạm hành chính có thể hiểu là vi phạm các quy định về các vấn đề giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý đất đai, môi trường, quy định về việc kinh doanh, thuế và nhiều lĩnh vực khác.
Các hành vi vi phạm hành chính có thể sẽ bị xử lý bằng các biện pháp như là cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi giấy tờ, tịch thu các tài sản, khởi tố hình sự hoặc các biện pháp khác tương ứng với các mức độ vi phạm.
Việc xử lý vi phạm hành chính sẽ được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như là cơ quan an ninh trật tự, cơ quan thuế, cơ quan quản lý đất đai, các cơ quan bảo vệ môi trường và các cơ quan có liên quan khác.
>>> Xem thêm: Vi phạm hành chính là gì? Cách nhận biết các vi phạm ra sao?
Vi phạm hình sự là gì?
Dựa theo các tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của các hành vi vi phạm, vi phạm pháp luật sẽ được chia thành các loại sau đây:
– Vi phạm về hành chính;
– Vi phạm về dân sự;
– Vi phạm hình sự;
– Vi phạm về kỷ luật.
Trong đó, vi phạm hình sự (hay còn được gọi là tội phạm) là các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc là vô ý. Hành vi vi phạm này làm xâm phạm đến:
– Độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
– Chế độ chính trị, về kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội;
– Quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức;
– Tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân…
Hành vi vi phạm pháp luật hình sự cũng sẽ được phân ra thành các mức độ:
– Vi phạm có tính chất ít nghiêm trọng;
– Vi phạm có tính chất nghiêm trọng;
– Vi phạm có tính chất rất nghiêm trọng;
– Vi phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng.
>>> Xem thêm: Vi phạm hình sự là gì? Các yếu tố cấu thành tội phạm vi phạm hình sự [2022]
Dấu hiệu cấu thành hành vi – Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự
Mặt khách quan
Hành vi vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm hình sự (thường sẽ được xác định bằng các mức độ thiệt hại; số lần vi phạm; các công cụ, phương tiện, thủ đoạn để thực hiện hành vi vi phạm)
Mặt chủ quan
Do các tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của từng trường hợp lỗi là khác nhau, tội phạm là một loại vi phạm pháp luật bị áp dụng các chế tài nặng nhất nên tại Bộ luật hình sự sẽ quy định 04 hình thức lỗi của chủ thể để giúp giải quyết chính xác được các vụ án hình sự:
+ Cố ý trực tiếp là trường hợp mà những người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là gây ra nguy hiểm cho xã hội, thấy trước các hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra.
+ Cố ý gián tiếp là trường hợp mà những người phạm tội nhận thức rõ được các hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
+ Vô ý vì quá tự tin là trường hợp: Người phạm tội tuy thấy trước được rằng hành vi của mình có thể sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó có thể sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
+ Vô ý do cẩu thả là trường hợp: Người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra các hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả đó.
Vi phạm hành chính chỉ có quy định hai hình thức lỗi đó là cố ý và vô ý, không có sự phân biệt giữa cố ý trực tiếp hay gián tiếp, vô ý vì quá tự tin hay do cẩu thả
– Chủ thể: Chủ thể thực hiện các vi phạm hành chính bao gồm cá nhân và tổ chức; chủ thể thực hiện các hành vi phạm tội là cá nhân và pháp nhân thương mại.
– Khách thể: Đối với các vi phạm hành chính, các hành vi được quy định trong những văn bản luật, nghị định về việc xử phạt vi phạm hành chính. Đối với các tội phạm, hành vi được quy định trong Luật hình sự. Một số các hành vi hành chính đạt đến đến một mức độ nguy hiểm cho xã hội nhất định sẽ dẫn đến phạm tội.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí các dấu hiệu cấu thành. Gọi ngay 1900.6174
Chế tài xử phạt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính sẽ bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Tước quyền sử dụng các giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc là đình chỉ các hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu các tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây sẽ được gọi chung là các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
- Trục xuất.
Hình thức xử phạt được quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 của Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt được quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 của Điều này có thể được quy định là các hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
Đối với tội phạm thì chế tài xử phạt sẽ được gọi là “hình phạt”
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 BLHS quy định các hình phạt đối với tội phạm sẽ bao gồm:
Hình phạt chính bao gồm:
– Cảnh cáo.
– Phạt tiền.
– Cải tạo không giam giữ.
– Trục xuất.
– Tù có thời hạn.
– Tù chung thân.
– Tử hình.
Hình phạt bổ sung sẽ bao gồm:
– Cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề hoặc là làm công việc nhất định;
– Cấm cư trú;
– Quản chế;
– Tước một số các quyền công dân;
– Tịch thu các tài sản;
– Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
– Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính;
– Đối với mỗi loại tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể sẽ bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung;
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 quy định về các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Hình phạt chính sẽ bao gồm:
– Phạt tiền;
– Đình chỉ các hoạt động có thời hạn;
– Đình chỉ các hoạt động vĩnh viễn;
Hình phạt bổ sung sẽ bao gồm:
– Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số các lĩnh vực nhất định;
– Cấm huy động vốn;
– Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
Đối với mỗi loại tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội sẽ chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể sẽ bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Do các vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm nên các hình thức xử phạt hành chính cũng ít nghiêm khắc hơn so với các hình phạt áp dụng đối với tội phạm.
Bên cạnh đó, án tích của một người sẽ bị ghi vào lý lịch tư pháp của người đó. Đối với các vi phạm hành chính, việc xử phạt vi phạm hành chính sẽ không bị ghi vào lý lịch tư pháp của người đó.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn khung hình phạt đối với các Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự. Gọi ngay 1900.6174
Hành vi không vi phạm pháp luật về hình sự, cũng không vi phạm hành chính
Có những hành vi vi phạm về mặt đạo đức xã hội nhưng lại không được quy định trong các văn bản, nghị định về việc xử phạt vi phạm hành chính hay trong bộ luật hình sự. Vì những hành vi này chưa đạt đến các yếu tố nguy hiểm cho xã hội hay là vi phạm quy định về quản lý nhà nước. Có các hành vi vẫn bị mọi người trong xã hội lên án, bài trừ nhưng lại không có các chế tài để xử phạt đối với những hành vi này.
Trong xã hội hiện nay, với sự lên ngôi của các ứng dụng mạng xã hội, đôi khi những lời bình luận, trêu trọc vô tình cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người khác, dẫn đến họ có những hành động thiếu suy nghĩ, gây ra các hậu quả đáng tiếc.
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định của pháp về các vấn đề như dấu hiệu cấu thành hành vi, chế tài xử phạt v.v…Tổng Đài Pháp Luật hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |