Quan hệ hôn nhân là gì và những quy định mới nhất năm 2022

Người ta hay nói hôn nhân là điểm đến cuối cùng của tình yêu. Quyết định tiến đến hôn nhân sẽ phát sinh mối quan hệ gì, không phải ai cũng đã nắm rõ sự ràng buộc của nó. Rất nhiều cặp đôi do choáng ngợp trước cuộc sống sau khi kết hôn mà dẫn đến rạn nứt tình cảm. Vậy trên thực tế, quan hệ này được xác định thế nào và được ràng buộc pháp lý ra sao? Hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật tìm hiểu ngay bài viết dưới đây! Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, liên hệ với Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình tại tổng đài của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Hôn nhân là gì? Ý nghĩa của hôn nhân?

Bạn Kiều Trinh (Cần Thơ) có câu hỏi:
Mình và bạn trai quyết định sẽ kết hôn vào cuối năm nay. Mối quan hệ của cả hai đã đi đến năm thứ 6 và chúng mình tin đã đến thời điểm thích hợp để tiến thêm một bước. Trước nay mình nghĩ quan hệ hôn nhân chỉ đơn giản là việc cùng nhau chung sống và chăm sóc gia đình nhưng chưa thực sự hiểu về luật pháp thì mối liên kết này như thế nào. Vậy xin hỏi luật sư trong quan hệ hôn nhân có những cột mốc quan trọng nào? Về luật pháp thì quan hệ hôn nhân có ý nghĩa gì ạ? Em xin cảm ơn

>>> Luật sư tư vấn Luật hôn nhân và gia đình trực tuyến, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Tổng đài pháp luật xin chào bạn!

Hiện nay, hôn nhân hoàn toàn dựa trên tình cảm tự nguyện và được nhìn nhận theo tư tưởng tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta không thể phủ nhận những trách nhiệm pháp lý mà hai bên nam và nữ sẽ phải gánh vác khi trở thành vợ chồng. Những quy định của luật pháp khi xây dựng mối quan hệ này cũng là điều mà các cặp đôi cần chú ý đến.

Kết hôn là quyết định quan trọng của đời người. Có thể định nghĩa hôn nhân thực tế là mối quan hệ gắn kết dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện và tiến bộ, chung sống một vợ một chồng và quyền lợi không bị phân biệt về giới tính. Hiện nay, pháp luật đã có những quy định rõ ràng và cụ thể về quan hệ vợ chồng tại Luật hôn nhân gia đình năm 2014, nếu có nhu cầu bạn có thể tìm hiểu thêm.

hôn nhân

Định nghĩa hôn nhân là gì?

Về khái niệm hôn nhân là gì, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 xác định quan hệ vợ chồng bắt đầu từ thời điểm cả hai đăng ký kết hôn và kết thúc khi có bản án ly hôn của Tòa án. Hai bên tiến tới kết hôn nhằm thỏa mãn các nhu cầu tình cảm, hỗ trợ nhau trong cuộc sống vật chất, tinh thần và chăm lo cho hạnh phúc gia đình.

Nếu định nghĩa hôn nhân là quan hệ ràng buộc về luật pháp thì mối liên kết giữa bên nam và nữ là liên hệ pháp lý, từ đó sẽ nảy sinh các quyền, nghĩa vụ và bổn phận liên quan. Như vậy, vợ chồng khi đăng ký kết hôn cần xác định rõ mục đích chung sống để từ đó nhận thức và làm tròn nghĩa vụ của mỗi bên.

>>> Tư vấn, giải đáp các thắc mắc thường gặp khi kết hôn, liên hệ 1900.6174

Ý nghĩa của hôn nhân là gì?

Có thể nói, thiết lập hôn nhân là cột mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong cuộc đời. Khi mong muốn kết hôn, chắc hẳn cặp đôi nào cũng phải suy nghĩ và cân nhắc thật nhiều khi đưa ra quyết định. Ý nghĩa của nó đối với từng người lại khác nhau, do từng cá nhân có chuẩn mực và kỳ vọng khác nhau. Tuy nhiên, lý tưởng lớn nhất của mối liên kết này có thể tóm gọn lại là mong muốn xây dựng hạnh phúc dựa trên chính tình yêu, ý chí và sự nỗ lực của nam và nữ.

Khi tiến tới hôn nhân, nhiều người quan niệm hạnh phúc chỉ đơn giản là việc yêu và được yêu, có được đời sống tình cảm gia đình vui vẻ, hòa thuận,… Xét trên phương diện pháp lý, thời điểm đăng ký kết hôn chính là khi quan hệ hôn nhân của hai bạn bắt đầu. Việc tổ chức thành hôn, cưới hỏi có thể xem là cột mốc quan hệ của các bạn được gia đình và xã hội chính thức công nhận. Do đó, sự kiện quan trọng nhất để đánh dấu hôn nhân trước hết phải là đăng ký kết hôn.

Sau khi đăng ký hoàn tất, hai bạn đã được coi là vợ chồng hợp pháp. Khi đó, pháp luật đã đánh dấu mối quan hệ một vợ một chồng của các bạn và quan hệ hôn nhân sẽ bao gồm quyền lợi cũng như nghĩa vụ của vợ và chồng. Trong quá trình chuẩn bị đăng ký kết hôn, nếu bạn có băn khoăn, thắc mắc mà không biết xử lý ra sao, bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình của chúng tôi. Các luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn sớm nhất.

Hôn nhân có đặc điểm gì?

Chị Mỹ Hạnh (Hà Nội) có câu hỏi:
Tôi chuẩn bị đăng ký kết hôn vào tháng tới. Trước nay yêu đương tự do nên tôi không tìm hiểu các quy định về hôn nhân, cứ nghĩ chỉ cần dọn về chung sống là được. Vậy mong luật sư tư vấn cho tôi theo luật pháp hiện nay thì hôn nhân có đặc điểm gì ạ? Làm sao để nó được coi là hợp pháp? Tôi cảm ơn

>>> Tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Tổng đài pháp luật chào chị Hạnh!

Hiện nay, luật pháp đã có quy định cụ thể về khái niệm hôn nhân là gì và những quy định khi kết hôn tại Luật hôn nhân gia đình 2014. Theo đó, quan hệ hôn nhân tuân theo các cơ sở pháp lý như sau:

Thứ nhất, hôn nhân là quan hệ tự nguyện dựa trên cơ sở tư tưởng tiến bộ, quan hệ bình đẳng, tôn trọng. Hai bên có quyền tự quyết định kết hôn mà không bị cưỡng ép, không thể cản trở.

Thứ hai, kết hôn dựa theo nguyên tắc một vợ một chồng, khi nam và nữ tiến đến quan hệ vợ chồng phải cam kết tôn trọng quyền và nghĩa vụ của đối phương. Quan hệ ngoại tình hiện nay đang được coi là trái với pháp luật dân sự. Tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã nghiêm cấm người đang có vợ/ chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ vợ chồng theo pháp luật dân sự.

hôn nhân có đặc điểm gì

Thứ ba, trong quan hệ hôn nhân, vợ và chồng có quyền lợi ngang nhau và nhận sự tôn trọng như nhau. Các bên có quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín, những bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác,….

Thứ tư, mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, tiến bộ và các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau. Nếu nam và nữ kết hôn chỉ để thực hiện mục đích xuất nhập cảnh, cư trú, nhập tịch hoặc để được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước, không dựa trên hạnh phúc gia đình thì sẽ bị coi là kết hôn giả tạo.

Thứ năm, các bên phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kết hôn, khi xác lập hôn nhân phải đăng ký kết hôn và khi chấm dứt quan hệ phải ly hôn dựa trên cơ sở pháp lý. Nếu không, trong trường hợp xảy ra tranh chấp sẽ không thể xác định quyền lợi hợp pháp, gây đến ảnh hưởng không đáng có.

Như vậy, khi kết hôn, quan hệ của chị và chồng sẽ được bảo vệ về mặt pháp lý và có các đặc điểm phù hợp với pháp luật và xã hội tiến bộ. Nếu chị còn bất cứ vướng mắc nào về khái niệm hôn nhân là gì, quan hệ hôn nhân thế nào, chị đừng ngại đặt câu hỏi gửi về cho chúng tôi để được các luật sư hỗ trợ nhanh chóng. Tổng đài pháp luật luôn cam kết hỗ trợ sớm nhất cho mọi thắc mắc của chị.

Những nguyên tắc cơ bản trong chế độ hôn nhân

Anh Quang (Gia Lai) có câu hỏi:
Tôi và bạn gái yêu nhau được hơn 2 năm, hai đứa cảm thấy có thể tiến tới mối quan hệ lâu dài và cũng do muốn ổn định cuộc sống nên chúng tôi tính tới chuyện kết hôn sớm. Tôi chưa tìm hiểu gì nên chưa rõ khi kết hôn cần tuân thủ các quy tắc thế nào. Xin hỏi luật sư hiện nay có nguyên tắc nào quy định quan hệ hôn nhân hay không? Hay chúng tôi chỉ cần về chung sống với nhau là được.

>>> Tư vấn nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân gia đình, liên hệ 1900.6174

Trả lời:
Tổng đài pháp luật chào anh Quang!

Hiện nay, quan hệ hôn nhân được coi là hợp pháp khi tuân thủ đúng các quy định về hôn nhân và gia đình. Các nguyên tắc trong quan hệ vợ chồng có thể kể đến như:

– Nguyên tắc cơ bản nhất trong hôn nhân chính là sự kết nối tự nguyện, tôn trọng, bình đẳng trong sự nhận thức rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của hai bên.

– Quan hệ hôn nhân được pháp luật Việt Nam bảo hộ, không phân biệt tôn giáo, quốc tịch, tín ngưỡng,… Quan hệ kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài hoàn toàn được tôn trọng và bảo vệ bởi pháp luật.

– Hai bên cần nhận thức và phát huy các giá trị dân tộc, truyền thống và đạo đức tốt đẹp của ông cha để lại

– Vợ chồng nhận thức được trách nhiệm xã hội, tôn trọng và giúp đỡ người lớn tuổi, trẻ em, người khuyết tật, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giúp đỡ bà mẹ và trẻ em, tôn trọng các chính sách của Nhà nước

Có thể nói sợi chỉ đỏ trong mối quan hệ vợ chồng chính là sự tôn trọng và bình đẳng. Hiện nay, pháp luật cũng có những quy định bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, nghiêm cấm bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội,… Việc này không chỉ bảo vệ lợi ích hôn nhân mà còn là bảo vệ công dân và các giá trị xã hội bởi chăm chút cho hạnh phúc gia đình cũng là đóng góp vào sự phát triển của đời sống xã hội. Tổng đài pháp luật hy vọng anh chị sẽ đạt được đời sống hôn nhân hạnh phúc và nếu có vấn đề gì cần được hỗ trợ, chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ giải đáp các khó khăn của anh chị.

Kết hôn là gì? Điều kiện làm đăng ký kết hôn

Kết hôn là gì?

Câu hỏi của chị Thủy (Hà Nội):
Tôi và bạn trai hẹn hò đã hơn 10 năm. Do tính tôi không thích rườm rà nên tôi tính chỉ tổ chức hôn lễ rồi dọn về sống chung, không cần qua cơ quan hộ tịch. Tuy nhiên, mọi người xung quanh thì nói như vậy không được pháp luật công nhận. Vậy xin hỏi pháp luật có quy định chi tiết về việc kết hôn không? Nếu chúng tôi chỉ làm vậy thì có được coi là vợ chồng hợp pháp không? Và tôi cũng chưa nắm rõ các quy định hiện nay về hôn nhân là gì, điều kiện ra sao. Tôi mong được luật sư tư vấn.

>>> Những trường hợp không đủ điều kiện đăng ký kết hôn, liên hệ luật sư 1900.6174

Trả lời:
Tổng đài pháp luật xin chào chị Thủy!

Khi nam và nữ từ quan hệ người yêu trở thành vợ chồng, đúng là phải thực hiện các thủ tục kết hôn để được công nhận pháp lý. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu sự liên kết của cả hai mà còn là cơ sở để pháp luật giải quyết trong trường hợp xảy ra các tranh chấp. Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014 có đề cập khái niệm hôn nhân như sau:

“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”

Như vậy, để thực hiện kết hôn, anh chị cần tuân theo trình tự đăng ký hôn thú khi đã đủ các điều kiện cần thiết. Nếu không, dù anh chị được xã hội công nhận cũng sẽ không được coi là vợ chồng trên phương diện pháp lý. Đã có nhiều trường hợp vì không muốn ràng buộc mà chỉ chung sống như vợ chồng không có giấy hôn thú, khi quyết định chia tay thì không có căn cứ để Tòa án giải quyết tài sản, quyền nuôi con,.. Do đó, pháp luật khuyến khích chị tới cơ quan hộ tịch đăng ký kết hôn, cũng là cách thức bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của mình chị nhé.

quan hệ hôn nhân

Điều kiện làm đăng ký kết hôn

Khi làm thủ tục đăng ký kết hôn, pháp luật cho phép hai bên nam và nữ tiến hành xác nhận hôn thú khi đã đạt một số điều kiện cụ thể. Căn cứ theo Luật hôn nhân gia đình 2014, điều kiện kết hôn được quy định như sau:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”

Như vậy, nếu chị và người yêu đã đạt đủ các tiêu chuẩn trên thì hai người có thể đến trung tâm hộ tịch đăng ký kết hôn và sẽ được giải quyết nhanh chóng.

Luật hôn nhân gia đình hiện nay chỉ ngăn cấm, không công nhận các trường hợp kết hôn giả tạo, kết hôn do cưỡng ép, tảo hôn, kết hôn cận huyết hay kết hôn với người đang có vợ/ chồng. Trước khi kết hôn, hai anh chị cũng nên thống nhất trước các quan điểm hôn nhân, cũng như tài sản riêng, tài sản chung để cuộc sống vợ chồng bắt đầu mà không gặp trở ngại nào.

Thủ tục làm đăng ký kết hôn như thế nào?

Chị Phương Thảo (Đà Nẵng) có câu hỏi:
Tôi và chồng sống chung vs nhau từ 2015 đến nay và đã có với nhau 1 cháu trai 5 tuổi nhưng chưa đăng ký kết hôn. Nhiều khi hai bên gia đình cũng gây sức ép và dị nghị nhiều, chúng tôi thì không quan trọng giấy tờ nhưng cũng quyết định sẽ làm cho xong chuyện. Xin hỏi luật sư thủ tục đăng ký kết hôn hiện nay như thế nào ạ? Để xác lập quan hệ hôn nhân chúng tôi có phải tiến hành thủ tục kê khai nào khác không?

>>> Luật sư hướng dẫn cách đăng ký kết hôn trực tuyến, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Xin chào chị Thảo!

Để hỗ trợ tốt nhất cho các cặp đôi muốn đăng ký kết hôn, hiện nay cơ quan hộ tịch luôn sẵn sàng hướng dẫn đăng ký hôn thú một cách nhanh chóng và thuận tiện. Muốn đăng ký kết hôn, chị có thể tham khảo theo quy trình cụ thể dưới đây nhé:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ liên quan bao gồm:

– Tờ khai đăng ký kết hôn đúng như mẫu có sẵn

– Giấy tờ cá nhân như CCCD, Sổ hộ khẩu, hộ chiếu,…

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hiện tại của nam và nữ, chị có thể xin cấp tại UBND cấp xã/ phường nơi thường trú

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại cơ quan hộ tịch địa phương. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ là UBND cấp xã/ phường nơi cư trú. Đối với kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ phải đến UBND cấp huyện để được giải quyết.

Bước 3: Nếu hồ sơ đăng ký của anh chị là hợp lệ, cán bộ có thẩm quyền sẽ ghi xác nhận đăng ký vào sổ hộ tịch. Anh chị có nghĩa vụ ký xác nhận vào sổ đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Cán bộ hộ tịch sẽ gửi lại Giấy đăng ký kết hôn cho anh chị muộn nhất là trong vòng 5 ngày kể từ ngày giải quyết vụ việc. Nếu trong 60 ngày từ khi có giấy xác nhận đăng ký thành công mà hai bên không tới nhận thì giấy đăng ký kết hôn sẽ bị hủy bỏ.

Như vậy, chị và người yêu cần thực hiện theo trình tự 3 bước trên để hoàn tất đăng ký hôn thú. Nếu trong quá trình làm thủ tục, có khó khăn nào cần được hỗ trợ, chị có thể liên hệ tới các luật sư tư vấn hôn nhân gia đình của chúng tôi nhé.

đăng ký kết hôn

Thời điểm xác lập và chấm dứt quan hệ hôn nhân

Thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân

Câu hỏi của chị My (Hà Nam):
Tôi và chồng đăng ký kết hôn vào 23/1/2022. Tuy nhiên, do cả hai vợ chồng có việc quan trọng nên phải xa nhà khoảng 2 tháng tới. Chúng tôi chưa thể tới UBND lấy giấy xác nhận đăng ký kết hôn được và trong vòng 2 tháng tới cũng thế. Tôi không rõ giờ giấy đăng ký đã có hiệu lực chưa và thời điểm bắt đầu quan hệ hôn nhân là khi nào. Mong luật sư giải đáp để chúng tôi sắp xếp giải quyết ạ.

>>> Luật sư tư vấn Luật hôn nhân gia đình trực tuyến, liên hệ 1900.6174

Trả lời:
Tổng đài pháp luật chào chị My!

Về mặt pháp lý, quan hệ hôn nhân bắt đầu có hiệu lực kể từ khi cả hai nhận giấy đăng ký kết hôn. Tức là từ khi đăng ký thành công và nhận giấy xác nhận trên tay, anh chị đã chính thức là vợ chồng về mặt pháp lý.

Trong trường hợp anh chị không thể lấy giấy xác nhận đăng ký kết hôn trong vòng 60 ngày thì giấy sẽ không còn giá trị. Nếu vẫn muốn kết hôn thì anh chị sẽ phải làm lại các thủ tục từ đầu. Vậy trước mắt chị nên sắp xếp thời gian tới UBND sau khi công tác để nhận giấy đăng ký kết hôn này, cũng như tránh trường hợp phải đăng ký lại từ đầu chị nhé.

Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân

Câu hỏi của anh Quang Thái (Quảng Ninh):
Tôi và vợ cũ chuẩn bị tiến hành ly hôn do hai bên cảm thấy không đạt được mục đích hôn nhân và chung sống không hạnh phúc. Các thủ tục ly hôn tôi đã nộp lên Tòa nhưng chưa có thông báo phiên tòa xét ly hôn. Tôi cũng có cuộc sống của riêng mình nên không muốn bị cuộc hôn nhân cũ làm ảnh hưởng. Vậy xin hỏi luật sư về mặt pháp lý thời điểm quan hệ hôn nhân chính thức chấm dứt là khi nào?

>>> Luật sư tư vấn làm thủ tục ly hôn nhanh chóng , gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Tổng đài pháp luật xin chào anh Thái!

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, thời điểm kết thúc hôn nhân được quy định như sau:

Điều 57. Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn

1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.”

Như vậy, do chưa được giải quyết ly hôn tại Tòa nên anh chưa thể nhận được bản án ly hôn và chưa được xác nhận là người độc thân. Quan hệ hôn nhân chỉ chính thức dừng lại khi Tòa ra bản án công nhận ly hôn của anh và vợ. Đối với các trường hợp như vợ/ chồng qua đời thì ngày chấm dứt hôn nhân chính là thời điểm vợ/ chồng chết. Ngoài ra, cần phải có bản án của Tòa thì việc ly hôn mới chính thức hợp pháp anh nhé.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các quy định quan hệ hôn nhân gia đình hiện nay của pháp luật. Nếu bạn đang gặp bất cứ trở ngại nào trong việc kết hôn hay ly hôn, bạn đừng ngần ngại, hãy liên hệ với Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ tận tình của các luật sư chúng tôi.