Xâm hại trẻ em là gì? Quy định về hành vi xâm hại trả em năm 2023

Xâm hại trẻ em là gì? Xâm hại trẻ em đang là một vấn đề đáng để nhận được sự quan tâm từ cộng đồng, xã hội bởi lẽ trẻ em chính là những mầm non tương lai của đất nước. Pháp luật quy định như thế nào về hành vi này? Nguyên nhân dẫn đến xâm hại trẻ em là gì? v.v… Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên. Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ phía chúng tôi về các vấn đề pháp luật, vui lòng gọi số hotline sau đây của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174.

>>>Luật sư tư vấn quy định về hành vi xâm hại trẻ em, liên hệ ngay 1900.6174

 

Thế nào gọi là xâm hại trẻ em?

 

Căn cứ theo như quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Bảo vệ trẻ em 2016 quy định về xâm hại trẻ em, cụ thể như sau: Xâm hại trẻ em là một hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, và nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức như bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.

Xâm hại tình dục trẻ em là một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo như quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật này.

xam-hai-tre-em-la-gi

Mặt khác, cũng theo Điều 25 của Luật Bảo vệ trẻ em 2016 quy định về quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục sau đây: trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.

Trẻ em bị xâm hại tình dục, bao gồm (căn cứ Nghị định 56/2017/NĐ-CP): Trẻ em bị hiếp dâm; bị cưỡng dâm; bị giao cấu; bị dâm ô; bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

>>>Thế nào gọi là xâm hại trẻ em? liên hệ ngay 1900.6174

 

Các hành vi xâm hại trẻ em?

 

– Tước đoạt quyền sống của trẻ em

– Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc hay đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em

– Xâm hại tình dục, sử dụng bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em

– Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn

– Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc các trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác.

– Cản trở trẻ em thực hiện các quyền và bổn phận của mình.

– Công bố, tiết lộ các thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, và mẹ, người giám hộ của trẻ em.

– Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì các đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, hay là về giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em….

>>>Các hành vi xâm hại trẻ em? liên hệ ngay 1900.6174

 

Các quy định pháp luật về hành vi xâm hại trẻ em

 

Việc xâm hại trẻ em là hành vi rất nghiêm trọng và bị cấm bởi pháp luật. Dưới đây là một số quy định pháp luật liên quan đến hành vi xâm hại trẻ em:

– Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các sản phẩm có cồn: Điều 20 quy định về việc cấm các hành vi xâm hại trẻ em liên quan đến rượu bia và các sản phẩm có cồn.

– Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Điều 4 quy định về quyền và nghĩa vụ của trẻ em, bao gồm quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực, xâm hại tình dục, tác hại của ma túy, rượu bia và các sản phẩm có cồn.

– Bộ luật Hình sự: Điều 139 và 140 quy định về hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em, bao gồm cả hành vi dâm ô trẻ em và dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hoạt động tình dục. Nếu bị kết án, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 đến 15 năm hoặc án tù chung thân.

noi-xam-hai-tre-em-la-gi

– Luật Hôn nhân và Gia đình: Điều 71, 72 và 73 quy định về việc bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bạo lực trong gia đình, bao gồm cả hành vi xâm hại tình dục.

– Luật Công an nhân dân: Điều 12 quy định về việc trách nhiệm của cơ quan công an trong việc bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm hại, bao gồm cả việc giám sát, xử lý các vụ việc và bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

– Ngoài ra còn có nhiều quy định khác liên quan đến việc bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức xâm hại, tùy thuộc vào từng lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Việc tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định này là rất quan trọng để bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm hại và đảm bảo cho họ có môi trường an toàn để phát triển.

>>>Các quy định pháp luật về hành vi xâm hại trẻ em là gì?  liên hệ ngay 1900.6174

 

Nguyên nhân xâm hại trẻ em?

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị xâm hại, cụ thể là:

– Các bậc phụ huynh, những người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em, thiếu nhận thức về các nguy cơ, thiếu đi sự quan tâm, chia sẻ các vấn đề giới tính với trẻ em. Từ đó, dễ dẫn tới việc các em thiếu hiểu biết về các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, về kiến thức, kỹ năng phòng tránh việc bị xâm hại.

– Nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân vẫn còn hạn chế; khả năng nhận thức, phòng vệ và tự vệ của nạn nhân vẫn còn non nớt; công tác phát hiện, tố giác các tội phạm hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, có cả thái độ bất hợp tác từ phía các nạn nhân và gia đình nạn nhân; một số hình thức xử phạt vẫn còn nhẹ, chưa đủ sức để răn đe tội phạm gây nên tình trạng này.

– Sự phân hóa giàu nghèo cũng như có sự chênh lệch về điều kiện sống, những rạn vỡ trong gia đình và sự sói mòn của các giá trị truyền thống đã dẫn tới con số trẻ em bị bỏ rơi, bị lạm dụng và bóc lột ngày càng gia tăng.

>>>Xem thêm: Xâm hại trẻ em dưới 18 tuổi bị xử phạt như thế nào?

– Công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội vẫn chưa thực sự sát sao với các địa bàn, đối tượng; số người thực hiện được nghiệp vụ truyền thông, tư vấn vẫn còn hạn chế dẫn đến nhận thức, trách nhiệm, năng lực bảo vệ chăm sóc trẻ em của các cấp chính quyền, đặc biệt kỹ năng về bảo vệ trẻ em, thực hành quyền trẻ em của những người làm cha làm mẹ, người chăm sóc trẻ em còn thiếu hụt.

– Tác động từ phim ảnh bạo lực, khiêu dâm, những thông tin độc hại không được kiểm soát kĩ lưỡng lan tràn trên mạng xã hội… cũng dẫn đến các hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và người lớn.

quy-xam-hai-tre-em-la-gi

>>>Nguyên nhân xâm hại trẻ em? liên hệ ngay 1900.6174

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Xâm hại trẻ em là gì” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn. Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên  xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. 

Liên hệ với chúng tôi

 

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

 

  19006174