Xây nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề bị xử lý như thế nào? Ngày nay chúng ta có thể thấy rằng việc xây dựng nhà cửa khá là phổ biến với một mức sống cao như hiện tại của người dân. Tại các khu dân cư đông đúc khi xây dựng nhà ở nhưng diện tích khá sát sẽ dễ làm ảnh hưởng đến nhà liền kề cũng như phát sinh các tình huống gây nên các rắc rối, hoặc những vấn đề khó giải quyết trong cuộc sống.
Chính vì vậy Tổng Đài Pháp Luật rất hi vọng thông qua bài viết này có thể giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề xây nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề cho các quý độc giả. Nếu sau đó vẫn cần được hỗ trợ về các vấn đề liên quan, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 hoặc qua website để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí xây nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề bị xử lý như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Luật sư Trả lời:
Rất cảm ơn chị Vân đã gửi câu hỏi hay này về cho Tổng Đài chúng tôi, sau khi Luật sư của chúng tôi xem xét lại các quy định hiện hành của pháp luật, chúng tôi xin phép được cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề chị đang gặp vướng mắc như sau:
Những trường hợp xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề.
Hiện tại dựa trên các căn cứ pháp lý của Bộ Luật Dân Sự năm 2015 thì vẫn chưa có những quy định cụ thể về các trường hợp xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề. Nhưng khi xây dựng nhà cửa lại gây thiệt hại cho nhà liền kề chính là đang vi phạm vào nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng mà Bộ Luật Dân Sự đã có quy định, vì vậy chắc chắn sẽ có những mức phạt thích đáng cho hành vi vi phạm này.
Cụ thể tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP đã có quy định nếu trong trường hợp thi công nhà ở mà gây những thiệt hại hay tổn thất như gây lún, nứt hoặc hỏng hóc, sẽ làm sụp đổ hoặc có nguy cơ sụp đổ cho các công trình hay nhà ở lân cận, liền kề.
Nhưng các bên không thỏa thuận với nhau trong vấn đề bồi thường dựa trên căn cứ được quy định tại Bộ Luật Dân Sự năm 2015 thì sẽ dựa vào quy định của pháp luật để đưa ra mức phạt hợp lý nếu rơi vào các trường hợp làm ảnh hưởng đến nhà liền kề như đã đề cập.
>>>Chuyên viên tư vấn những trường hợp xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề, liên hệ ngay 1900.6174
Xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề xử lý thế nào?
Như đã đề cập về vấn đề xây nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề, Bộ Luật Dân sự hiện tại tuy chưa quy định rõ mức độ xử phạt nếu vi phạm hành vi này. Nhưng đã có nêu rất rõ về việc cần có nghĩa vụ và tôn trọng quy tắc xây dựng theo căn cứ pháp lý tại Điều 174 của Bộ Luật này.
Chính vì vậy việc xây dựng nhà ở cần được quản lý một cách hợp lý để tránh gây ảnh hưởng đến các nhà liền kề. Hay tránh làm ảnh hưởng các công trình lân cận để làm phát sinh các vấn đề không đáng sẽ xảy ra trong quá trình thi công. Trong trường hợp đang thi công xây dựng nhà mà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề thì sẽ bị xử lý như sau:
Với căn cứ pháp lý Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì khi rơi vào các trường hợp gây lún, nứt hoặc hỏng, sẽ làm sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ nhưng giữa các bên lại không thỏa thuận được vấn đề bồi thường dựa theo Bộ Luật Dân Sự thì mức xử phạt sẽ được áp dụng theo Nghị định trên với hai trường hợp như sau:
+ Trong trường hợp công trình nhà ở đang thi công gây thiệt hại đến nhà liền kề thuộc vị trí ở nông thôn thì sẽ phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng .
+ Còn trong trường hợp công trình nhà ở đang thi công nhưng lại gây thiệt hại đến nhà liền kề thuộc vị trí đô thị thì mức xử phạt sẽ rơi vào từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy trường hợp dựa theo các quy định của pháp luật.
>>>Xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề xử lý thế nào? liên hệ ngay 1900.6174
Xây nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề phải bồi thường như thế nào?
Như đã đề cập, khi sống trong một xã hội với tôn chỉ “Sống và làm việc theo pháp luật” thì việc xây dựng nhà ở mà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề phải bồi thường thiệt hại cũng sẽ không là ngoại lệ. Về vấn đề này nếu hai bên gồm có bên đang thi công nhà ở và bên chịu thiệt hại có thể thỏa thuận về vấn đề bồi thường, thì tại Khoản 1 Điều 585 của Bộ Luật Dân Sự năm 2015 có quy định cụ thể về vấn đề này như sau: Khi đã gây thiệt hại đến tài sản của người khác mà cụ thể là nhà ở thì phải ngay lập tức bồi thường kịp thời, giữa hai bên có thể thỏa thuận về hình thức bồi thường (có thể bằng tiền mặt, hay hiện vật,..) hoặc thực hiện một số công việc theo yêu cầu của bên bị thiệt hại để nằm khắc phục những thiệt hại, ngoại trừ những trường hợp khác mà pháp luật đã có quy định.
Cũng như để làm rõ hơn về vấn đề này thì tại Điều 605 của Bộ Luật Dân Sự năm 2015 trong trường hợp chủ sở hữu hay người chiếm hữu hoặc người quản lý các công trình thi công nhưng lại gây thiệt hại đến các nhà ở liền kề lân cận thì phải bồi thường thiệt hại. Đồng thời những người thi công có lỗi cũng phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cùng chủ sở hữu hoặc người quản lý.
Riêng đối với mức bồi thường thì như đã phân tích, vì Bộ Luật Dân sự chưa có những quy định cụ thể về các mức bồi thường. Nên mức bồi thường chủ yếu sẽ dựa vào thỏa thuận của hai bên với các trường hợp gây thiệt hại và phải phù hợp với các yêu cầu của bên bị thiệt hại cũng như không trái với các quy định của pháp luật: như việc tài sản bị hỏng, nứt, chi phí mà bên bị thiệt hại phải bỏ ra để khắc phục những hậu quả do bên xây dựng nhà ở gây nên thiệt hại. Những ảnh hưởng của bên bị thiệt hại phải chịu trong khi bên thi công gây nên, đó là những căn cứ để hai bên có thể dựa vào và thỏa thuận mức bồi thường một cách thích hợp và thỏa đáng.
>>>Xây nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề phải bồi thường như thế nào? liên hệ ngay 1900.6174
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại về tài sản.
Với những căn cứ pháp lý đã nêu trên thì việc bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại về tài sản theo pháp luật sẽ được quy định tại Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015, Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 để có thể xác định rõ mức độ thiệt hại của nhà ở bị ảnh hưởng bởi các công trình hay nhà ở thi công liền kề. Đây cũng là căn cứ pháp lý để các bên thỏa thuận về mức bồi thường một cách thỏa đáng. Chỉ trong trường hợp khi hai bên không thể thỏa thuận để giải quyết các vấn đề thì bên bị chịu thiệt hại có thể khởi kiện để Tòa án có thẩm quyền có thể giải quyết theo các thủ tục tố tụng hợp pháp dựa trên các quy định của pháp luật.
>>>Luật sư tư vấn cách xác định thiệt hại về tài sản, liên hệ ngay 1900.6174
Quy định về đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng lân cận.
Khi thi công một công trình đều cần phải có sự đảm bảo về an toàn để tránh gây ra những tai nạn lao động đáng tiếc cũng như để tránh gây nên những thiệt hại không đáng với các nhà ở liền kề, lân cận. Vì vậy tại Điều 174 của Bộ Luật Dân Sự năm 2015 về nguyên tắc xây dựng nhà ở về việc phải bảo đảm an toàn, cũng như không được xây vượt quá độ cao, hay khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và đặc biệt không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.
Song song với đó tại các Nghị định như: Nghị định 139/2017/NĐ-CP hay tại
Khoản 1 Điều 9 Nghị định 06/2021/NĐ-CP đều đã nhấn mạnh về các hoạt động quản lý thị trường xây dựng cần phải được thắt chặt để có thể đảm bảo an toàn được cho các công trình xây dựng và đặc biệt là con người cũng như không để các trường hợp thiệt hại xảy ra về nhà ở như: lún, sụp đổ, hư hỏng;…
>>>Quy định về đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng lân cận, liên hệ ngay 1900.6174
Lưu ý để tránh tranh chấp với công trình liền kề trong quá trình xây dựng.
Tranh chấp luôn là một vấn đề mà bất kì ai trong chúng ta đều không mong sẽ gặp phải, đặc biệt như với việc là khi đang thi công một công trình nhà ở. Chính vì vậy chúng tôi xin thông tin đến các quý độc giải các lưu ý sau để giúp các bạn có thể hạn chế về vấn đề sẽ xảy ra tranh chấp với các công trình liền kề khi đang trong quá trình xây dựng:
Đầu tiên, trước khi bắt đầu thi công nhà ở bạn cần phải trao đổi với các đơn vị có chuyên môn để khảo sát chất lượng của công trình cũng như thuận tiện hơn cho việc dễ dàng thỏa thuận với các chủ nhà liền kề trong quá trình thi công để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có. Việc này sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong việc xác minh được rằng công trình mình đang thi công có thật sự đang làm ảnh hưởng đến các nhà liền kề hay không. Việc khảo sát này cũng nên được lập thành văn bản và có xác minh của các cá nhân có thẩm quyền tại địa phương mà cụ thể trong trường hợp này là các cán bộ hoặc công chức của UBND Xã hoặc Phường.
Khi đã tiến hành thi công và xây dựng công trình nhà ở cũng cần lưu ý phải đảm bảo đủ được các giấy phép xây dựng và các nội dung đã được giấy cấp phép cho phép (trong trường hợp công trình bạn đang thi công rơi vào trường hợp công trình cần có giấy phép xây dựng). Đồng thời cũng nên áp dụng thêm các biện pháp bảo hộ an toàn như che, chắn hay chống đỡ khi gặp trường hợp các công trình thi công bị nghiêng.
Cũng như trong quá trình thi công nếu phát hiện có gây ảnh hưởng các công trình lân cận thì cần phải tạm dừng việc thi công và tiến hành xác minh, xem xét về mức độ thiệt hại để có thể thỏa thuận và đưa ra mức bồi thường thỏa đáng chứ tránh việc kéo dài thêm thời gian sẽ khiến cho mức độ thiệt hại tăng lên và rất dễ xảy ra tranh chấp.
>>>Những Lưu ý để tránh tranh chấp với công trình liền kề trong quá trình xây dựng, liên hệ ngay 1900.6174
Mẫu văn bản thoả thuận hiện trạng và đảm bảo an toàn khi thi công xây dựng.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
Về việc đảm bảo an toàn khi thi công xây dựng
Hôm nay, vào hồi … giờ … phút, tại số nhà …, Ngõ …, Đường …, Phường …, T.p Hà Nội chúng tôi gồm có:
- Đại diện gia đình bà Nguyễn Thị L (Bên A): (Nếu không phải bên xây nhà thì chỉ cần một người đại diện cũng được).
Ông/Bà: …………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………….
Số CMTND/CCCD: …………………………………………………….
- Gia đình ông ……………………… (Bên B) gồm:
Ông/Bà: …………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………….
Số CMTND/CCCD: …………………………………………………….
Và:
Bà: ………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………
Số CMTND/CCCD: ……………………………………………………
- Người làm chứng
Ông: ……………………………… Chức vụ: ……………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………
Và:
Ông: …………………………………Chức vụ: ……………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………
>>>Xem thêm: Bồi thường tài sản trên đất và điều kiện được bồi thường về đất
Nội dung cam kết:
Bên B có dự định xây dựng, cải tạo hoặc sửa chữa ngôi nhà trên diện tích đất: … m2 thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ………………………………..…. do Ủy ban nhân dân ….. cấp ngày …. tháng …. năm …… Ngôi nhà này nằm tiếp giáp với nhà của bên A. Trước khi nhà của bên B được thi công, bên B thừa nhận các bộ phận nhà của bên A (móng nhà, tường, sàn, mái lợp và các bộ phận khác) vẫn ở trong tình trạng ổn định, sử dụng tốt, không bị nứt, dột, nghiêng, ngấm nước,… (Có tập ảnh chụp về hiện trạng nhà của bên A trước khi bên B tiến hành thi công kèm theo gồm có: … bức ảnh chụp các ảnh của ngôi nhà: Phần tường bên ngoài giáp với tường nhà bên B, Phần tường nhà bên trong giáp với tường nhà bên B, Phần mái nhà, Phần nền nhà, Tổng thể ngôi nhà)
Bên B cam kết:
Thi công xây dựng, sửa chữa hoặc cải tạo nhà theo đúng quy định của pháp luật.
Nếu trong và sau quá trình thi công xây dựng, cải tạo hoặc sửa chữa nhà của bên B mà gây ảnh hưởng tới nhà và các công trình khác của bên A, bên B sẽ chịu trách nhiệm trả các chi phí liên quan tới giám định hư hỏng cho ngôi nhà của bên A và bồi thường theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Văn bản này được lập thành 04 bản, mỗi bản có 02 trang và có giá trị như nhau. Bên A, bên B và mỗi người làm chứng giữ 01 bản.
Bên A
(Ký, ghi rõ họ tên) |
Bên B
(Ký, ghi rõ họ tên) |
Người làm chứng | Người làm chứng |
Và đó là toàn bộ các thông tin liên quan đến câu hỏi xoay quanh đến vấn đề xây dựng nhà ở gây ảnh hưởng đến nhà liền kề của chị Hồng. Chúng tôi rất hy vọng những thông tin trên đây có thể giải đáp được những vướng mắc mà chị Hồng đang gặp phải, nếu cần được hỗ trợ, mong chị hãy liên hệ lại với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất. Trân trọng!
>>>Giới thiệu mẫu văn bản thoả thuận hiện trạng và đảm bảo an toàn khi thi công xây dựng mới nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Bài viết trên cũng là toàn bộ những thông tin cần thiết về vấn đề xây dựng nhà ở ảnh hưởng đến nhà ở liền kề thì phải giải quyết như thế nào mà Tổng Đài Pháp Luật muốn gửi đến quý độc giả. Hi vọng bài viết có thể hỗ trợ các bạn phần nào trong việc nắm bắt thông tin để có thể sớm giải quyết được các vướng mắc xoay quanh vấn đề này. Rất cảm ơn vì các bạn đã theo dõi những chia sẻ của chúng tôi, nếu vẫn còn những thắc mắc cần được hỗ trợ xin hãy liên hệ lại với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất.