Xử phạt vi phạm hành chính về buôn lậu ? Khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu ?

Xử phạt vi phạm hành chính về buôn lậu? Buôn lậu là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và luôn được Nhà nước cố gắng ngăn chặn. Tuy nhiên không thể ngăn chặn hoàn toàn, vậy nên các cơ quan Nhà nước cũng vào cuộc xử phạt, răn đe đối với những đối tượng phạm tội. Vậy pháp luật về buôn lậu như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về xử phạt vi phạm hành chính về buôn lậu nếu còn bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6174 để biết thêm thông tin

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

Buôn lậu là gì

 

Theo Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa: tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ, kim khí, đá quý hoặc trái với pháp luật về hàng hóa,…

Việc buôn bán trái pháp luật trên thể hiện thông qua hành vi trao đổi hàng hóa mà không khai báo, khai báo có sự gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, giấu diếm hàng hóa không có giấy tờ, trốn tránh sự kiểm tra của hải quan, bộ đội biên phòng nhằm mục đích thu lợi bất chính.

>> Hướng dẫn miễn phÍ buôn lậu là gì, gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp thắc mắc

Nguyên nhân của hành vi buôn lậu xuất phát từ đâu?

 

Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh, phát triển buôn lậu nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do hám lợi, không có đủ khả năng kinh doanh hợp pháp. Một số doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, dù ở mức độ khác nhau cũng tìm đủ mọi cách luồn lách, lợi dụng lỗ hổng pháp luật để đem về mức lợi nhuận to lớn nhất. Do ham mê vật chất nhưng lại không đủ khả năng kinh doanh hợp pháp mà gian thương đã tìm cách để kiếm về những đồng tiền bẩn.

xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-ve-buon-lau-2

Đòi hỏi lợi ích cá nhân quá cao mà không nghĩ đến lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia mà trong đó họ cũng có phần. Bên cạnh đó, công tác chống buôn lậu cũng còn nhiều lỗ hổng, tạo cơ hội cho kẻ gian hoành hành.

Ví dụ như: Những chính sách thuế khóa cũng như pháp luật kinh doanh của Việt Nam còn nhiều lỗ hổng. Các cấp các ngành chưa phối hợp chặt chẽ khi xử lý những vấn đề về chống buôn lậu, gian lận thương mại.

>>Xem thêm: Tội buôn lậu có khung hình phạt như thế nào? [Mới nhất 2022]

Xử phạt vi phạm hành chính về buôn lậu

 

Nếu việc xử lý đối với hàng hóa nhập lậu chưa đến mức phải xử lý hình sự thì xử lý vi phạm hành chính theo Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP cụ thể:

Điều 15. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
[…]

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên. (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

>> Luật sư tư vấn miễn phÍ xử phạt vi phạm hành chính về tội buôn lậu như thế nào, gọi ngay 1900.6174

Yếu tố cấu thành tội buôn lậu

 

– Mặt khách quan

+ Về hành vi. Có hành vi buôn bán từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài các đối tượng sau đây: Hàng hoá; Kim khí quý, đá quý (vàng, bạc, kim cương…); Tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ (như USD, Yên…); Vật phẩm thuộc văn hoá, di tích lịch sử; Hàng cấm (bị Nhà nước cấm lưu thông).

Việc buôn bán trái phép là hành vi mua hoặc bán không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định khác về hải quan

Trường hợp kinh doanh xuất, nhập khẩu đúng giấy phép nhưng khai sai thông tin: không đúng số lượng (khai ít hơn số lượng nhập) hoặc nhập vượt quá mức mà giấy phép xuất, nhập khẩu cho phép thì cũng bị coi là hành vi buôn lậu nhưng sẽ chỉ truy cứu trách nhiệm đối với phần chưa khai hoặc xuất, nhập khẩu vượt quá đó.

Thủ đoạn được thể hiện qua hành vi khai báo gian dối (nhiều hay ít, mặt hàng này lại khai là mặt hàng khác), giả mạo giấy tờ, giấu giếm hàng không hợp lệ, tiền… hoặc đi vòng tránh khỏi khu vực cửa khẩu để trốn tránh sự kiểm tra của bộ đội hải quan.

+ Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự là giá trị hàng phạm pháp.

xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-ve-buon-lau-3

Đối với hàng hoá, ngoại tệ,tiền tệ Việt Nam, đá quý, kim khí quý phải có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên.

Trường hợp giá trị dưới một trăm triệu đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc một trong các trường hợp sau: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, buôn bán hàng giả; buôn bán, sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, sản xuất buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, kinh doanh trái phép; trốn thuế hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều sau đây của Bộ luật Hình sự: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội buôn bán, sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, …

Ngoài ra cho đến khi thời điểm có hành vi buôn lậu bị phát hiện thì vẫn chưa được xoá án tích đối với việc phạm vào các tội nêu trên mà còn vi phạm về hành vi buôn lậu và không thuộc vào các trường hợp quy định sau đây: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý; Tội sản xuất trái phép chất ma túy; Tội Vận chuyển, mua bán, tàng trữ hoặc chiếm đoạt tiền, chất để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý …
Đối với hàng cấm phải có số lượng lớn (theo quy định của cơ quan liên quan) hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu và có một trong các hành vi quy định tại các điều trên hoặc đã bị kết án về một trong các tội nêu trên, chưa được xóa án tích mà còn phạm tội buôn lậu mà không thuộc các trường hợp quy định tại các điều trên.

Đối với vật thuộc di tích lịch sử, văn hóa, pháp luật không quy định giá trị tối thiểu của vật phạm pháp, vì những vật này chứa đựng giá trị tinh thần (vô giá) không thể quy đổi thành tiền.

– Khách thể: Hành vi phạm tội buôn lậu xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu.

– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

– Chủ thể: Chủ thể của tội buôn lậu là bất kỳ cá nhân, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

>> Luật sư tư vấn miễn phÍ xử phạt vi phạm hành chính về buôn lậu, gọi ngay 1900.6174

Khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu ?

 

Theo Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về những hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu:

-Người có hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ,đá quý, kim khí quý trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.

xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-ve-buon-lau-4

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

+ Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 trở lên ;

+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 trở lên

+ Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

Bài viết “Xử phạt vi phạm hành chính về buôn lậu” đã cho chúng ta nhìn nhận khái quát về tội phạm buôn lậu. Tội phạm buôn lậu là loại tội phạm được Nhà nước chú ý, ra sức ngăn chặn. Dù vậy luôn cần người dân chung tay, giúp sức. Việc nắm bắt được quy định của pháp luật chính là đang chung tay đẩy lùi nạn buôn lậu. Cần hỗ trợ hãy liên hệ: 1900 6174 của Tổng đài pháp luật để được giúp đỡ kịp thời.

 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174