Theo thống kê từ Cục Bản quyền tác giả năm 2024, có hơn 10.200 hồ sơ đăng ký quyền tác giả được tiếp nhận, nhưng tỷ lệ hồ sơ bị trả lại hoặc yêu cầu bổ sung chiếm tới 22%, chủ yếu do thiếu hiểu biết về thành phần hồ sơ hoặc khai báo sai thông tin.
Trong bối cảnh pháp luật về sở hữu trí tuệ ngày càng được siết chặt, việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký quyền tác giả đúng quy định là bước đi cần thiết để đảm bảo tác phẩm được công nhận và bảo vệ hợp pháp.
Bài viết dưới đây do Luật sư tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ – Tổng đài Pháp Luật biên soạn sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ quy định về hồ sơ đăng ký quyền tác giả, cũng như những lưu ý thực tiễn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí xử lý.
>>> Chỉ một cuộc hẹn với luật sư, mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết triệt để, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn!
QUYỀN TÁC GIẢ LÀ GÌ?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
(Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))
Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
* Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
– Đặt tên cho tác phẩm;
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
* Quyền tài sản
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
– Làm tác phẩm phái sinh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
(Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ GỒM NHỮNG GÌ?
Theo Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan cụ thể như sau:
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan bao gồm:
- a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
- b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
- c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;
- d) Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
- Tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đăng ký quyền tác giả bao gồm những giấy tờ sau đây:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan. Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin theo quy định.
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
– Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;
– Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Lưu ý: Tài liệu phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt.
THỜI HẠN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ LÀ BAO LÂU?
Căn cứ theo Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cụ thể như sau:
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
Theo đó, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ
-
Có bắt buộc phải nộp bản gốc tác phẩm không?
Không bắt buộc. Bạn chỉ cần nộp bản sao thể hiện nội dung tác phẩm, không cần nộp bản gốc vật lý trừ khi được yêu cầu xác minh.
-
Tác phẩm chưa công bố có được đăng ký quyền tác giả không?
Được. Cả tác phẩm đã công bố và chưa công bố đều có thể đăng ký quyền tác giả.
-
Tôi có thể đăng ký online không?
Có thể thực hiện qua Cổng Dịch vụ công của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, tuy nhiên cần chữ ký số hợp lệ và đầy đủ hồ sơ điện tử.
-
Nếu bị từ chối cấp Giấy chứng nhận thì xử lý thế nào?
Bạn có quyền khiếu nại hoặc bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ theo hướng dẫn. Luật Thiên Mã có thể hỗ trợ bạn xử lý hồ sơ bị từ chối nhanh chóng, hiệu quả.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký quyền tác giả đúng theo quy định pháp luật là bước đầu tiên để khẳng định và bảo vệ tài sản trí tuệ hợp pháp. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc kê khai, nộp hoặc sửa hồ sơ, đừng ngần ngại:
KẾT LUẬN TỪ LUẬT SƯ
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký quyền tác giả đúng và đủ là bước quan trọng để bảo vệ sáng tạo một cách hợp pháp và hiệu quả. Sai sót trong hồ sơ dù nhỏ cũng có thể khiến tác phẩm không được cấp Giấy chứng nhận, ảnh hưởng đến quyền tài sản và nhân thân.
Tổng đài Pháp Luật khuyến nghị các tác giả và tổ chức nên tham khảo luật sư chuyên ngành để đảm bảo hồ sơ không bị từ chối và tiết kiệm tối đa thời gian xử lý.
>>> Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!