Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào? Đây là những câu hỏi nhiều người thắc mắc mà chưa có lời giải đáp. Trên thực tế, cơ cấu tổ chức của nhà nước Việt Nam gồm: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi cơ quan được phân công và thực hiện mỗi nhiệm vụ riêng của mình. Cơ quan tư pháp nắm vai trò về giữ gìn, bảo vệ pháp luật Việt Nam. Bài viết dưới đây Tổng đài pháp luật xin được giải đáp thắc mắc của độc giả về cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước Việt Nam.
>>Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào? Gọi ngay 1900.6174
Tư pháp là gì? Cơ quan tư pháp là gì?
Khái niệm tư pháp
Theo lý thuyết về thuyết tam quyền phân lập, cơ quan quyền lực của nhà nước bao gồm:
1. Lập pháp (được hiểu là làm pháp luật và ban hành pháp luật);
2. Hành pháp (có thể hiểu là thi hành pháp luật)
3. Tư pháp (cơ quan có chức năng giữ gìn, bảo vệ pháp luật và xử lý các việc vi phạm pháp luật)
Trong cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam thì cơ quan tư pháp chỉ thực hiện công việc tổ chức giữ gìn và bảo vệ pháp luật.
Tư pháp được hiểu là từ chung chỉ các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc là tên của các cơ quan nhà nước làm các nhiệm vụ về hành chính tư pháp.
Khái niệm cơ quan tư pháp
Về góc độ luật học, cơ quan tư pháp hay hệ thống tư pháp được hiểu là một hệ thống tòa án nhân danh quyền tối cao hoặc nhà nước để thực thi công lý, là một cơ chế để giải quyết các tranh chấp. Cơ quan tư pháp là cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp, một trong ba quyền của quyền lực nhà nước Việt Nam.
Xét theo sự phân công, cơ quan tư pháp có chức năng bảo vệ pháp luật, thực hiện điều tra, truy tố, xét xử các hành vi trái pháp luật, có tính chất nguy hiểm cho xã hội do con người thực hiện và nhân danh nhà nước Việt Nam để ra các chế tài thích hợp được Bộ luật hình sự 2015 quy định hoặc giải quyết các vụ việc về dân sự, kinh tế, lao động, hành chính giữa các cá nhân hoặc thể nhân và pháp nhân, nhân danh nhà nước đưa ra các phán xét, phán quyết bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của thể nhân, pháp nhân.
Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào?
Chị Mai Trang (Bà Rịa-Vũng Tàu) có câu hỏi gửi đến luật sư:
Cháu chào luật sư ạ, cháu có đam mê về luật từ nhỏ và có ước mơ muốn “bước chân” vào cơ quan tư pháp của nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, cháu lại chưa thực sự hiểu về cơ quan tư pháp cũng như không biết cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào? Không biết luật sư có thể giải đáp giúp cháu những thắc mắc không ạ? Cháu xin cảm ơn luật sư ạ.
>>Hệ thống cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào? Luật sư giải đáp 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn câu hỏi của cháu đã gửi đến cho luật sư. Với những thắc mắc của cháu về cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào, luật sư xin được trả lời như sau:
Hệ thống cơ quan tư pháp của nhà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam bao gồm những cơ quan sau:
Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân là một trong những bộ phận trong hệ thống thống cơ quan tư pháp Việt Nam. Với các chức năng của tòa tòa án được quy định tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 như sau:
“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.
Do vậy, có thể thấy nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là:
1. Bảo vệ công lý;
2. Bảo vệ quyền công dân, quyền con người;
3. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước cùng với đó là quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh đó, Tòa án góp phần giáo dục công dân thực hiện nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, không làm những gì mà pháp luật cấm, tôn trọng những quy tắc của xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân có sự khác biệt so với việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước khác. Một số điểm khác biệt như sau:
+ Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh tế, lao động… theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện xét xử Tòa án luôn nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bản án cùng các quyết định của Tòa sẽ mang tính quyền lực nhà nước.
+ Bản án cùng các quyết định của Tòa án mang tính bắt buộc nên các hoạt động của Tòa luôn phải tuân theo các quy định về thủ tục tố tụng một cách nghiêm ngặt, đúng quy trình.
+ Các quyết định của Tòa án nhân dân có tính chất quyết định cuối cùng khi giải quyết các vụ việc pháp lý. Trong nhiều trường hợp, sau khi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác đã giải quyết nhưng đương sự không đồng ý với cách giải quyết cũng như phán quyết của cơ quan nhà nước đó, thì có thể yêu cầu Tòa án xem xét và giải quyết.
Quyết định của Tòa án nhân dân có thể thay thế cho các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đưa ra trước đó và phán quyết của Tòa án sẽ là phán quyết mang tính chung thẩm. Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành (Khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014).
+ Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân được coi là hoạt động áp dụng pháp luật
Viện kiểm sát nhân dân
Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân được pháp luật Việt Nam quy định như sau:
“Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”.
+ Chức năng thực hành quyền công tố
Đây là một trong những chức năng hết sức quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân.
Thực hiện quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết các tin tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Đây là chức năng đặc thù của Viện kiểm sát được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Việt Nam.
Quá trình thực hiện quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân nhằm bảo đảm rằng mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.
+ Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp
Kiểm sát hoạt động tư pháp được hiểu là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014).
Trên đây là các nội dung chính về cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua đường dây nóng 1900.633.705 để nhận được sự tư vấn.
Những tình huống liên quan đến cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào
Viện kiểm sát có phải cơ quan tư pháp không?
Chị Lan (thành phố Hồ Chí Minh) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có tìm hiểu một chút về hoạt động tư pháp cũng như cơ quan tư pháp của Việt Nam và có tìm hiểu hệ thống cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào. Tôi thấy có 2 ý kiến trái chiều về Viện kiểm sát. Có ý kiến cho rằng Viện kiểm sát là cơ quan tư pháp, ý kiến còn lại là Viện kiểm sát không phải cơ quan tư pháp. Vậy xin hỏi luật sư, Viện kiểm sát có phải là cơ quan tư pháp không, ý kiến nào là ý kiến đúng?
>>Viện kiểm sát có phải cơ quan tư pháp và cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào? Liên hệ 1900.6174
Trả lời:
Xin cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi đến cho luật sư. Về câu hỏi bạn gửi đến, luật sư xin trả lời như sau:
Theo tổ chức của bộ máy nhà nước Việt Nam có thể thấy cơ quan tư pháp gồm hai cơ quan là tòa án nhân dân và viện kiểm sát. Mỗi cơ quan trong hệ thống cơ quan tư pháp đóng một vai trò khác nhau và có những chức năng khác nhau. Về viện kiểm sát , là cơ quan được nhà nước giao cho thực hiện hai chức năng là thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Về chức năng thực hành quyền công tố: Đây là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Về chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp: Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp.
Như vậy, với những gì luật sư đã giải thích thì bạn có thể trả lời cho câu hỏi mình rằng Viện kiểm sát cũng là một trong những cơ quan của hệ thống tư pháp Việt Nam. Để biết thêm cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Tổng đài pháp luật để nhận được sự hỗ trợ.
Bộ tư pháp có thuộc cơ quan tư pháp không?
Chị Hà (thành phố Hồ Chí Minh) gửi đến câu hỏi:
Thưa luật sư, theo như tôi đã tìm hiểu về bộ máy nhà nước của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam thì có bao gồm 3 cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tôi có một thắc mắc nhỏ không biết bộ tư pháp có thuộc cơ tư pháp không? Xin được luật sư giải đáp thắc mắc của tôi.
>>Bộ tư pháp có thuộc cơ quan tư pháp và cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào? Liên hệ 1900.6174
Trả lời:
Xin cảm ơn câu hỏi mà bạn đã gửi đến cho luật sư. Với câu hỏi bạn đã gửi đến luật sư xin được trả lời như sau:
Về cơ bản, bộ máy nhà nước của nước ta hiện nay được chia thành hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, hệ thống cơ quan hành pháp và hệ thống cơ quan tư pháp.
Trong đó, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước hiện nay bao gồm:
Chính phủ: Đây là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nhất của Việt Nam. Giúp việc cho Chính phủ có các Bộ và Cơ quan ngang bộ như Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,… Ngoài ra còn có các cơ quan thuộc Chính phủ như Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam,…
Ủy ban nhân dân các cấp: Đây là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, có chức năng:
1. Quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật;
2. Quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước;
3. Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
4. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Như vậy, qua những phân tích trên, luật sư xin trả lời câu hỏi của bạn là Bộ Tư pháp mặc dù mang tên Tư pháp nhưng không phải là cơ quan Tư pháp, mà Bộ Tư pháp là cơ quan hành pháp của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trên đây, là những thông tin về cơ quan tư pháp, hệ thống cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào mà Tổng đài pháp luật muốn cung cấp và giải đáp cho độc giả. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900.6174 của chúng tôi. Với đội ngũ chuyên viên cùng luật sư nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh chóng – Uy tín |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Nhanh chóng |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |