Tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc giải quyết như thế nào?

Tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay, nhu cầu giải quyết vấn đề này ngày càng nhiều nhưng không phải ai cũng nắm rõ quy trình, thủ tục thực hiện của nó. Nhiều gia đình khi xảy ra tranh chấp mong muốn xử lý vấn đề này một cách nhanh chóng. Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp một số thông tin về giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc theo quy định mới nhất của pháp luật. 

>> Tư vấn thủ tục tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc, gọi ngay 1900.6174

xu-ly-tranh-chap-tai-san-thua-ke-khong-co-di-chuc

Tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc giải quyết như thế nào?

 

Chị Thu Hường (Nam Định) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi: Bà nội tôi có 2 người con là bố tôi và chú tôi. Chú tôi vừa mới qua đời. Chú tôi có 2 người con, một cô con gái và một cậu con trai. Người con trai thì ở với bà nội tôi. Bà nội tôi không có ý định lập di chúc. Nếu sau này có tranh chấp về tài sản thừa kế không có di chúc giữa bố tôi và người con trai của chú thì tòa án sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? Cảm ơn!

 

>> Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn về việc tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc. Câu hỏi của chị được chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

Hiện nay, các quy định của pháp luật hiện hành đã được cụ thể bằng văn bản về quy trình xử lý và giải quyết đối với tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc. Theo đó, đối với tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc sẽ được xét xử tại Tòa án theo thủ tục dân sự và được coi như vụ án dân sự bình thường.

Các quy định hiện hành của pháp luật về quyền thừa kế của cá nhân được cụ thể như sau: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; việc để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng phần di sản đó theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không phải là cá nhân có quyền được hưởng di sản theo di chúc. Mọi cá nhân đều bình đẳng với nhau về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Theo quy định trên, chúng ta cần phải lưu ý rằng, quyền để lại tài sản của mình cho người khác thông qua hình thức thừa kế chỉ thuộc về chủ thể là các cá nhân, còn đối với những chủ thể không phải cá nhân thì có quyền được hưởng thừa kế nhưng việc hưởng thừa kế cũng chỉ được hưởng theo di chúc mà không thuộc đối tượng được thừa kế theo pháp luật.

Theo quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu trước khi chết người chết không để lại di chúc thì tài sản của người này được chia theo pháp luật. Việc chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều kiện đối với người thừa kế được quy định cụ thể tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015:

Người thừa kế phải là cá nhân, người đó phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản mất. Trường hợp đối với người thừa kế theo di chúc không phải là cá nhân thì người đó phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Những trường hợp được thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Việc phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: Không để lại di chúc; di chúc không hợp pháp hay không đúng với quy định của pháp luật; những người thừa kế theo di chúc mà chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào đúng thời điểm mở thừa kế; những cá nhân được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

– Hàng thừa kế đầu tiên bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, qua những phân tích trên có thể thấy rõ việc giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc để lại đã được pháp luật quy định một cách cụ thể qua Bộ luật Dân sự 2015, khi đó việc phân chia tài sản thừa kế mà không có di chúc để lại sẽ được phân chia theo hàng thừa kế.

Qua việc phân tích các quy định trên có thể thấy, trong trường hợp mà chị thắc mắc, nếu bà nội của bạn không lập di chúc để định đoạt tài sản và chỉ định người được hưởng di sản thừa kế sau khi qua đời thì di sản do bà nội chị để lại sẽ được chia theo pháp luật.

– Cách thức xác định những người được hưởng di sản thừa kế và phân chia quyền thừa kế như sau:

Theo thông tin mà chị cung cấp, bà nội của chị chỉ có hai người con là bố của chị và chú của chị, hai người này thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên theo quy định sẽ là người được hưởng di sản thừa kế do bà nội của bạn để lại. Và theo quy định trên, toàn bộ di sản thừa kế của bà nội của chị sẽ được chia đều cho hai người là bố của chị và chú của chị.

Tuy nhiên, như thông tin mà chị vừa cung cấp, chú của chị đã mất, tức là mất trước khi người để lại di sản thừa kế (tức bà nội của chị) mất nên sẽ áp dụng quy định về thừa kế vị. Theo đó, phần di sản mà đáng lẽ chú của chị được hưởng nếu còn sống sẽ được chia cho con đẻ của chú chị. Chú của chị có hai người con gồm một người con trai và một người con gái.

Mặc dù như chị vừa trình bày, con gái của chú chị đã lấy chồng và về nhà chồng ở nhưng vẫn là con của chú chị và là cháu của bà nội chị, do vậy người con gái của chú chị hoàn toàn được hưởng một phần di sản trong phần di sản mà chú của bạn được hưởng. Khi đó phần di sản của cậu bạn sẽ lại được chia đều cho hai người con của chú chị.

Như vậy đối với tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc và việc phân chia di sản thừa kế mà bà nội của chị để lại sẽ được thực hiện lần lượt, trước hết sẽ chia đôi toàn bộ di sản đó, bố của chị sẽ được một nửa phần di sản, nửa còn lại sẽ lại chia đều cho hai người cháu là hai con của chú chị.

Việc chia tài sản sẽ do Tòa án quyết định, nếu di sản thừa kế có tài sản là bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà ở thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc nhận di sản là bất động sản và thanh toán cho bên kia phần chênh lệch giá trị được nhận hơn. Nếu những người thừa kế không có thỏa thuận thì Tòa sẽ giải quyết.

Nếu trong quá trình chuẩn bị, chị có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc, chị có thể liên hệ tới hotline Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất nhé!

>> Xem thêm: Thủ tục thừa kế không có di chúc

giai-quyet-tranh-chap-tai-san-thua-ke-khong-co-di-chuc

Quyền thừa kế tài sản không có di chúc quy định như nào?

 

Chị Thu Huyền (Đồng Nai) có câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có câu hỏi:
Tôi có một người anh họ bên nội của tôi, gia đình có 5 người là Bác của tôi, bác dâu và 3 người con. Hiện tại bác tôi đã mất, chỉ còn bác gái và 3 người con nhỏ. Bà nội tôi cũng mất đã lâu và hiện chỉ còn lại ông nội tôi. Bác tôi mất có để lại một khoản tiền trong sổ tiết kiệm ngân hàng và một mảnh đất nhưng không có di chúc. Hiện nay bác gái muốn giải quyết thừa kế của sổ tiết kiệm và đối với mảnh đất này để có tiền cho 3 con ăn học.
Theo tôi được biết thì quy định của pháp luật về thừa kế tài sản có quy định về hàng thừa kế đối với với trường hợp tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc. Thế nhưng do mâu thuẫn hiểu nhầm mà ông nội tôi không muốn giải quyết số tiền kia. Liệu có cách nào để giải quyết quyền lợi của đôi bên một cách tốt nhất không?
Rất mong được luật sư giải đáp. Xin trân trọng cảm ơn!

 

>> Giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chị về việc tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc và đưa ra tư vấn như sau:

Theo nguyên tắc chung của pháp luật, nếu người mất có để lại di chúc trước khi qua đời thì tài sản sẽ được chia theo di chúc để đảm bảo ý chí và nguyện vọng của người mất đối với tài sản của họ. Nếu không có hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp thì tài sản của người mất sẽ được chia theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thừa kế theo pháp luật đã được định nghĩa cụ thể tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Có thể thấy, pháp luật đã dự trù được những trường hợp đối với việc tranh chấp phát sinh do tài sản thừa kế do người khác để lại mà không có di chúc một cách rất rõ ràng.

Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp luật đã quy định cụ thể về những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

Đối với những trường hợp thừa kế mà tài sản thừa kế không được phân chia rõ ràng theo di chúc trong các trường hợp: Trường hợp không có di chúc; di chúc không hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Những đối tượng được thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự hàng thừa kế từ trên xuống dưới được quy định cụ thể tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

– Hàng thừa kế đầu tiên bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Đối với trường hợp những người thừa kế cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, qua những phân tích trên có thể thấy đối với trường hợp của chị Huyền là trường hợp tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc, thì cả ông nội, bác dâu và 3 cháu của chị đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên mọi người sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau, nghĩa là trong trường hợp này mọi người sẽ được hưởng 1/5 tài sản của số tiền trong sổ tiết kiệm ngân hàng của bác chị.

Còn đối với mảnh đất thì cũng theo nguyên tắc chia ngang nhau bởi cả ông nội, bác gái và 3 người cháu của chị đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên việc chia mảnh đất khi không có di chúc cũng sẽ được chia đều cho 5 người, tuy nhiên đối với 3 người cháu của bạn nếu chưa đủ tuổi.

Tuy nhiên, khi thực hiện các giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện như là cha mẹ hoặc những giám hộ. Những người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Còn đối với những người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản như đất đai, nhà cửa, động sản là xe môtô và xe ô tô phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý theo quy định pháp luật.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc những người thừa kế theo pháp luật không thỏa thuận được về việc phân chia tài sản, đương sự có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận, huyện nơi ông của chị cư trú, làm việc chia thừa kế để yêu cầu phân chia di sản, xác nhận quyền thừa kế đối với di sản theo khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự 2005.

Trong trường hợp chị còn bất kỳ băn khoăn nào đối với tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc, chị có thể liên hệ đơn vị luật sư uy tín tại Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ và hướng dẫn.

>> Xem thêm: Người chết không để lại di chúc thì quyền hưởng tài sản thuộc về ai?

thu-tuc-tranh-chap-tai-san-thua-ke-khong-co-di-chuc

Chia tài sản thừa kế khi không có di chúc?

 

Anh Tùng (Hải Phòng) có câu hỏi:
Tôi có thắc mắc đối với việc phân chia tài sản thừa kế của bố tôi để lại nhưng do ông mất quá đột ngột nên không có di chúc để lại cho 3 anh em tôi (gồm có Tôi, anh trai tôi và em gái) và mẹ của tôi. Tài sản gồm có một mảnh đất, một cuốn sổ tiết kiệm và một chiếc xe máy Honda SH, anh trai tôi không có yêu cầu gì về việc chia tài sản nhưng chị dâu tôi thì đòi chia đều mảnh đất, số tiền trong sổ tiết kiệm và đòi thừa kế chiếc xe SH vì lý do khi bố tôi mua xe anh chị có hỗ trợ giá trị bằng 1/3 chiếc xe.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi việc chia tài sản thừa kế sẽ được giải quyết như thế nào ạ?

 

> Cách chia tài sản thừa kế không có di chúc, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Tùng! Với thắc mắc của anh về tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc, Luật sư của chúng tôi đã nghiên cứu và tư vấn như sau:

Đối với trường hợp của gia đình anh thì Tổng đài tư vấn pháp luật xin được trả lời như sau: Trong trường hợp này tài sản mà bố anh để lại gồm có một mảnh đất là bất động sản, cuốn sổ tiết kiệm ngân hàng và một chiếc xe máy.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có giá trị pháp lý là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất của người có quyền sử dụng đất, căn cứ theo những thông tin mà anh cung cấp thì bố anh mất không để lại di chúc và tài sản mà bác để lại trong đó có một mảnh đất. Nói cách khác, người đứng tên trên sổ đỏ sẽ là người có quyền sử dụng đất hợp pháp là bố anh nếu như sổ đỏ được cấp đúng theo quy định của pháp luật.

Bố anh mất nhưng không để lại di chúc và xảy ra tranh chấp, vì vậy căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp của gia đình anh sẽ áp dụng hình thức chia thừa kế theo pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hàng thừa kế theo pháp luật trong trường hợp tài sản thừa kế không có di chúc để lại thì sẽ chia theo thứ tự các hàng thừa kế:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Đặc biệt tại Khoản 2 của điều này có quy định cụ thể việc chia thừa kế trong trường hợp những người thừa kế được xác định là cùng hàng thừa kế với nhau theo quy định tại khoản 1 điều này thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Như vậy, tài sản mà bố anh để lại sẽ được chia đều cho những người đồng thừa kế là các anh, em, mẹ anh và anh. Cụ thể, trong trường hợp này của anh thì anh trai của anh, anh, em gái và mẹ của anh sẽ đều cùng hàng thừa kế thứ nhất nên người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau được chia thừa kế theo phân chia tài sản mà bố anh để lại bằng nhau tức mỗi người sẽ nhận được ¼ số tài sản mà bố anh để lại gồm mảnh đất và số tiền trong cuốn sổ tiết kiệm.

Riêng đối với tài sản là chiếc xe máy mà bố anh để lại thì chị dâu của anh không có quyền sở hữu hoàn toàn đối với chiếc xe máy đó, nếu muốn sở hữu hoàn toàn đối với chiếc xe đó thì phần đóng góp 1/3 chiếc xe đó phải có căn cứ và có sự thừa nhận của các thành viên khác trong gia đình đối với đóng góp đó.

Do vậy nếu muốn sở hữu chiếc xe đó thì chị dâu của anh sẽ phải nhận được sự thừa nhận về sự đóng góp đó, được các thành viên trong gia đình đồng ý và chị dâu của anh sẽ phải thanh toán phần chi phí còn lại mà bố anh bỏ ra là 2/3 để mua chiếc xe đó cho tất cả những người còn lại vì phần tài sản đó vẫn thuộc tài sản thừa kế mà bố anh để lại.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc, nếu anh và gia đình còn gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay Luật sư của chúng tôi theo số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

>> Xem thêm: Chia tài sản thừa kế khi cha mẹ mất không để lại di chúc

Tư vấn thủ tục chia tài sản thừa kế không có di chúc?

 

Anh Hoàng (Điện Biên) có câu hỏi:
Gia đình nhà nội tôi có 3 anh em gồm bác tôi, bố tôi và chú, ông nội tôi mất cách đây ít ngày nhưng không để lại di chúc cho bác tôi, bố tôi và chú tôi. Tuy nhiên, hiện tại do bác tôi, bố và chú tôi đã không thỏa thuận được việc chia thừa kế nên muốn nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Do vậy, Luật sư cho tôi hỏi tôi cần phải làm những bước và thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc như thế nào?

 

>> Dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh, cảm ơn anh đã để lại câu hỏi cho chúng tôi về việc tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc. Luật sư đã tiếp nhận thông tin và đưa ra giải đáp như sau:

Đối với những trường hợp khi người để lại di sản mất mà không có di chúc để lại thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về các hàng thừa kế. Tuy nhiên, trong quá trình phân chia di sản vẫn xảy ra tranh chấp, do đó để hạn chế các tranh chấp và đảm bảo quyền lợi của những người được hưởng thừa kế có thể liên hệ với Luật sư để được tư vấn.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Như vậy, trong trường hợp của anh, nếu ông nội và bà nội đều đã mất và chỉ còn 3 anh em ruột thì phần di sản thừa kế thuộc sở hữu của ông và bà nội của anh sẽ được chia đều cho 3 anh em trong gia đình là bác, bố và chú của anh nếu không có thỏa thuận gì khác.

Về thủ tục phân chia phần di sản thừa kế không có di chúc, trước tiên việc phân chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật được tiến hành bằng việc họp mặt tất cả các thành viên trong gia đình để công bố với tất cả các thành viên về cách thức phân chia thừa kế trên cơ sở quy định của pháp luật (Điều 681 Bộ luật dân sự năm 2005).

Sau khi đã tự thỏa thuận được các vấn đề liên quan đến phân chia di sản thừa kế thì bạn sẽ cần phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế đó tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 58 Luật công chứng năm 2014.

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp tài sản khi không có di chúc

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư về tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc để lại. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn gặp bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhanh tay gọi đến số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất. Với đội ngũ Luật sư uy tín, dày dặn kinh nghiệm pháp lý tại Tổng Đài Pháp Luật, sẵn sàng giải đáp và hỗ trợ giải quyết triệt để vấn đề của bạn mọi lúc – mọi nơi.