Tai nạn lao động là gì? Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động như thế nào? Đâu là những vấn đề người lao động nên chú ý để đảm bảo quyền lợi của mình trong môi trường việc làm. Hãy cùng Tổng đài pháp luật tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Nếu có vấn đề cần được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng, hãy liên hệ đến số điện thoại 1900.6174 để được các luật sư của chúng tôi hỗ trợ sớm nhất.
Tai nạn lao động là gì? Chế độ trợ cấp xảy ra khi tai nạn lao động?
Thế nào là tai nạn lao động? Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật vệ sinh, an toàn lao động năm 2015 có giải thích: “Tai nạn lao động” là những hành vi gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Bên cạnh đó, Luật vệ sinh, an toàn lao động năm 2015 quy định cụ thể:
Bị tai nạn lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép; bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.
Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như tình trạng sức khỏe của người lao động, vì vậy sẽ có 03 chế độ trợ cấp được Bộ Luật lao động đưa ra:
– Bồi thường: Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tai nạn hay mức độ suy giảm sức khỏe và khả năng lao động mà doanh nghiệp sẽ phải bồi thường một khoản tiền nhất định (tính theo tháng lương) cho người bị tai nạn lao động hay bị bệnh nghề nghiệp.
– Trợ cấp tai nạn: Cũng giống chế độ bồi thường, trợ cấp cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Tuy nhiên điều kiện của trợ cấp lại khác so với bồi thường dựa trên tiêu chí được Luật lao động quy định
– Thanh toán chi phí y tế: Đây là trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động. Người sử dụng lao động sẽ phải thanh toán toàn bộ chi phí y tế hoặc thanh toán một phần phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Hy vọng với thông tin trên đây, Tổng đài pháp luật sẽ giúp các bạn hiểu được tai nạn lao động là gì và chế độ trợ cấp khi xảy ra tại nạn như thế nào, mọi thắc mắc xin vui lòng gọi điện đến tổng đài tư vấn luật lao động 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn.
Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động
>>> Luật sư tư vấn quy định Luật lao động 2022, liên hệ 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn câu hỏi của anh Nam, chúng tôi chia buồn với trường hợp công nhân của công ty anh. Với thắc mắc của anh, Tổng đài pháp luật xin được giải đáp như sau:
Trong trường hợp công nhân của công ty anh, tai nạn đó được xảy ra tại nơi làm việc và diễn ra trong quá trình làm việc, do đó được xác định là tai nạn lao động. Công nhân nam đó đã tử vong thì theo quy định của Bộ luật Lao động sẽ có 03 phương án để giải quyết tình huống này:
Thứ nhất, bồi thường
Bồi thường ít nhất 30 tháng lương nếu nạn nhân bị suy giảm 81% khả năng lao động. Theo đó, đối tượng được bồi thường là:
– Người lao động bị tai nạn lao động dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do quá trình lao động (trừ trường hợp những nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động là do lỗi của người lao động, căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra lao động)
– Người lao động bị bệnh nghề nghiệp dựa theo kết luận của Hội đồng Giám định Y Khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, những đối tượng này được bồi thường trong các trường hợp sau:
– Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu
– Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế)
Mức bồi thường với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các trường hợp trên là:
– Đối với những người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc tử vong do tại nạn lao động hay do bệnh nghề nghiệp thì sẽ được bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương
– Đối với những người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% thì sẽ được bồi thường bằng 1,5 tháng tiền lương
– Đối với những người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì sẽ được bồi thường với số tiền quy định cứ tăng 1% thì được tính thêm 0,4 tháng tiền lương
Thứ hai, trợ cấp
Căn cứ theo Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH (Bộ Lao động – thương binh và Xã hội) quy định người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được hưởng trợ cấp:
Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn do lỗi của chính người lao động bị nạn dựa theo kết luận từ biên bản điều tra tai nạn lao động
Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý.
Mức trợ cấp với các trường hợp trên được xác định:
– Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc tử vong do tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp thì sẽ nhận được trợ cấp ít nhất bằng 12 tháng tiền lương.
– Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% thì sẽ được hưởng mức trợ cấp ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương.
Thứ ba, thanh toán chi phí y tế
Thực hiện thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định. Đây cũng là một nội dung thuộc về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động với người lao động.
Các khoản chi phí y tế có thể bao gồm:
– Chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả đối với người lao động tham gia BHYT;
– Chi phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định tại Hội đồng giám định y khoa.
– Toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia BHYT
Như vậy, với trường hợp của công nhân của công ty do đã mất vì tai nạn lao động nên công ty bạn sẽ phải bồi thường ít nhất 30 tháng lương cho gia đình bệnh nhân theo hợp đồng lao động.
Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về chế độ bồi thường tai nạn lao động. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến quy định của luật lao động, hãy liên hệ ngay tới 1900.6174 để được nhận giải đáp miễn phí cùng chuyên gia.
Xem thêm: Số điện thoại bảo hiểm y tế
Quy định về trợ cấp nhận được khi bị tai nạn lao động
>>> Giải đáp thắc mắc về trợ cấp cho người lao động! Liên hệ 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Như, với câu hỏi của chị, Tổng đài pháp luật xin phép chia sẻ:
Theo quy định về mức trợ cấp hàng tháng tại Điều 49 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 như sau:
Điều 49. Trợ cấp hàng tháng
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng
Mức trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:
Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
Ngoài mức trợ cấp được quy định tại điểm a Khoản này, hàng tháng người bị tai nạn lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp
Như vậy, với trường hợp của chị Như, con chị bị suy giảm 51% sức lao động nên sẽ được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng (quy định là 31% trở lên). Và theo quy định tại Điều 49, con trai bạn sẽ được hưởng 30% + (51-31)x2% = 70% mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở của con trai chị là 3 triệu đồng vậy khoản trợ cấp hàng tháng con trai chị được nhận là 70% x 3 triệu = 2,100,000 đồng.
Đây là khoản trợ cấp hàng tháng con trai chị được nhận theo điểm a khoản 2 điều 49. Tuy nhiên, ngoài khoản này con trai chị còn được hưởng thêm trợ cấp tính theo số năm đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động (điểm b khoản 2 Điều 49). Do chị chưa cung cấp đầy đủ thông tin nên tạm thời chúng tôi chưa thể tính toán khoản trợ cấp này cho chị được.
Chị có thể dựa theo điểm b khoản 2 điều 49 để tính mức trợ cấp này hoặc liên hệ tới Tổng đài pháp luật qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc về trợ cấp tai nạn lao động.
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Thời điểm hưởng trợ cấp do tai nạn lao động
>>> Tư vấn điều kiện được hưởng chế độ bồi thường cho người bị tai nạn lao động: Gọi 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Lâm và cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới Tổng đài pháp luật. Với thắc mắc của anh, luật sư xin phép trả lời như sau:
Theo kết quả giám định của y tế như anh đã chia sẻ, vợ anh bị mất 32% khả năng lao động do đó chắc chắn vợ anh sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng do tai nạn lao động (theo quy định của Bộ luật lao động là mất khả năng lao động từ 31% trở lên)
Để xác định thời điểm vợ của anh được hưởng mức trợ cấp hàng tháng, dựa vào Điều 50 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định cụ thể:
– Thời điểm được hưởng trợ cấp với các trường hợp tại điều 48, 49 và 52 (trường hợp vợ anh thuộc điều 49 – Trợ cấp hàng tháng) được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú
– Trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này, thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
– Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó KHÔNG xác định được thời điểm điều trị xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa
– Trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
– Trường hợp người lao động được đi giám định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 47 của Luật này thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Như vậy, căn cứ vào các trường hợp trên, có thể xác định thời điểm vợ anh bắt đầu được nhận trợ cấp hàng tháng. Do những thông tin anh cung cấp chưa thực sự đầy đủ, nên anh có thể xác định dựa vào các trường hợp trên phù thuộc vào: thời điểm ra viện hoặc thời điểm vợ anh ổn định thì sẽ bắt đầu tính trợ cấp. Hoặc nếu không xác định được thời gian ra viện thì anh có thể căn cứ vào kết luận của hội đồng giám định y khoa.
Nếu có bất kỳ thắc mắc, xin vui lòng gọi điện đến cho Tổng đài pháp luật của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí
>>> Gửi câu hỏi qua địa chỉ Email Tổng đài pháp luật: Tại đây!
Trách nhiệm của người sử dụng lao động với với người lao động bị tai nạn lao động
>>> Tư vấn thời gian được hưởng trợ cấp tai nạn nghề nghiệp: Gọi 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn câu hỏi của anh Kiên và chúng tôi cũng xin chúc anh trai bạn sớm hồi phục sức khỏe
Trong trường hợp này, chúng tôi xác định là anh trai bạn có bị b do anh đang trong quá trình làm việc tại nơi làm việc và bị tai nạn dẫn đến tổn thương cơ thể.
Về phía công ty, trách nhiệm của công ty được quy định tại Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 như sau:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cụ thể như sau:
Tiến hành sơ cấp, cấp cứu cho người bị tai nạn lao động. Người sử dụng lao động phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp.
– Thực hiện thanh toán chi phí y tế kể từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp với khoản phí như sau:
• Thanh toán khoản phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục BHYT chi trả đối với những người lao động tham gia bảo hiểm y tế
• Trả phí khám định mức suy giảm sức khỏe, khả năng lao động với những trường hợp suy giảm dưới 5%
• Chi trả toàn bộ chi phí y tế đối với những người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
– Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động
– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
• Đối với người lao động bị suy giảm sức khỏe từ 5% đến 10% sẽ được bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương; sau đó cứ tăng 1% được tính thêm 0,4 tháng tiền lương với những trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
• Đối với những người lao động bị suy giảm sức khỏe từ 81% trở lên hoặc tử vong do tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp sẽ được bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương.
Với trường hợp tai nạn lao động do lỗi của người lao động thì công ty sẽ trợ cấp cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này tương ứng với mức suy giảm khả năng lao động.
Đảm bảo người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, đảm bảo người lao động được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng theo quy định của pháp luật.
Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
Sau khi người lao động được điều trị, phục hồi chức năng nếu còn khả năng tiếp tục làm việc thì người sử dụng lao động phải sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động.
Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này
Với những điều luật được đưa ra phía trên, có thể thấy công ty hoàn toàn phải chịu trách nhiệm với trường hợp của anh trai bạn. Công ty cần phải thanh toán các chi phí y tế cho anh trai bạn phục vụ cho việc điều trị và phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, công ty cũng phải trả đầy đủ lương cho anh trai bạn trong quãng thời gian anh trai bạn tạm thời nghỉ việc. Và nếu xác định được đúng tình trạng sức khỏe của anh trai bạn thì hoàn toàn có thẻ yêu cầu công ty bồi thường dựa vào mức độ thương tật của tai nạn đó.
Trợ cấp được hưởng khi chết do tai nạn lao động tại nơi làm việc
>> Tư vấn thủ tục giải quyết tai nạn lao động: Liên hệ 1900.6174
Trả lời:
Tổng đài pháp luật cảm ơn câu hỏi của chị Mai.
Trong trường hợp của cháu chị, cháu trai đã mất khi đang thực hiện công việc vì vậy đây được xác định là tai nạn lao động và công ty phải chi trả cho gia đình người lao động ít nhất bằng 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động được ký kết giữa cháu của chị và công ty.
Bên cạnh đó, nếu cháu của chị có tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì gia đình sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở theo quy định tại Điều 51 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về hưởng trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động: “Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở” và trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng cháu của bạn chết (Khoản 2 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp pháp lý về luật lao động, vui lòng liên hệ Tổng đài pháp luật qua số điện thoại 1900.6174 để được nghe tư vấn miễn phí.
Một số câu hỏi liên quan đến tai nạn lao động
Có được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động suốt đời không?
>> Tư vấn bảo hiểm tai nạn lao động! Liên hệ 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn câu hỏi của chị Nga đã gửi cho Tổng đài pháp luật chúng tôi.
Với thông tin chị đưa ra, chúng tôi thấy chồng chị có đóng bảo hiểm xã hội. Theo khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.”
Khi đó, căn cứ tiếp vào Điều 49 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định về trợ cấp hàng tháng như sau:
“1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.
2. Mức trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:
Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
Ngoài mức trợ cấp được quy định tại điểm a Khoản này, hàng tháng người bị tai nạn lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
Như vậy, do chồng của bạn bị suy giảm khả năng lao động là 78% nên chồng bạn được hưởng trợ cấp hàng tháng theo công thức sau:
Mức trợ cấp hàng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
= {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,05 x L + (t-1) x 0,003 x L}
Trong đó:
– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng
– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100)
– L: mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm
– t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trong trường hợp nếu chồng bạn không mua bảo hiểm tai nạn xã hội thì công ty phải trợ cấp ít nhất là 30 tháng lương, tương đương khoảng hơn 2 năm, do đó chồng bạn không thể nhận trợ cấp suốt đời được.
Nhưng do chồng bạn đã mua bảo hiểm tai nạn xã hội nên mức trợ cấp chồng bạn được hưởng phụ thuộc vào số năm đóng bảo hiểm xã hội. Thời lượng đóng bảo hiểm càng dài thì mức trợ cấp nhận được sẽ càng lâu.
Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động cần gì?
Hồ sơ khám giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu | Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động lần đầu | |
Căn cứ | Khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT | Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 |
Các loại giấy tờ | Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động | Sổ bảo hiểm xã hội |
Giấy đề nghị khám giám định | Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án | |
Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở Y tế cấp | Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động | |
Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản điều tra tai nạn | Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động | |
Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án | Biên bản điều tra tai nạn lao động | |
Một trong các giấy tờ có ảnh
|
Chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh | |
Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định |
Trên đây là những nội dung quan trọng mà Tổng đài pháp luật chia sẻ với những người đang là lao động và tham gia lao động trong thị trường công việc ngày nay. Để mọi người khi tham gia làm việc có thể hiểu được những rủi ro có thể gặp phải do tai nạn lao đồng, đồng thời, họ cũng cần biết rằng Pháp luật luôn ở phía sau và có quyền lợi riêng dành cho người lao động. Hiểu được như vậy người lao động sẽ biết mình cần làm gì và mình được gì khi tham gia lao động hoặc trong trường hợp rủi ro bởi tai nạn lao động. Qua bài viết này, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ tới số điện thoại 1900.6174 để được nhận sự hỗ trợ từ chuyên gia hoàn toàn miễn phí.