Thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc luôn là thủ tục mà những người được nhận thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất thắc mắc. Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp một số thông tin về thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc theo quy định mới nhất của pháp luật. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!
>> Dịch vụ làm thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế trước khi sang tên sổ đỏ theo di chúc
>> Tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Ngọc!
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế trước khi làm c. Việc khai nhận di sản thừa kế sẽ được hoàn tất các thủ tục tại Văn phòng công chứng nơi mà có thẩm quyền đối với đất là di sản thừa kế theo quy định của Luật công chứng.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Điều 63 Luật công chứng năm 2014 thì Luật sư tư vấn cho chị như sau: Chị cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế trước khi sang tên sổ đỏ theo di chúc và để thực hiện thủ tục đó chị cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm một số giấy tờ như:
– Phiếu yêu cầu công chứng;
– Giấy chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của bố chồng chị để lại;
– Sơ yếu lý lịch của chồng chị (bản sao có chứng thực);
– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc căn cước công dân có gắn chíp/ Hộ khẩu của những người sau: bố, mẹ chồng của chị và của chồng chị (bản sao có công chứng);
– Giấy chứng tử của bố chồng chị là người để lại di sản thừa kế (bản sao có công chứng);
– Di chúc (bản sao): Di chúc hợp pháp; biên bản mở di chúc có người chứng kiến và xác nhận Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;
– Đơn đề nghị được đăng ký thừa kế (phải có vì trong trường hợp của chị thì chồng chị là người thừa kế duy nhất có trong di chúc);
– Văn bản từ chối hưởng quyền thừa kế (đối với trường hợp của mình thì không cần nhưng trong trường hợp có nhiều người cùng hưởng di sản thừa kế nhưng có người từ chối hưởng).
Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, cụ thể, hãy nhanh tay kết nối với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ – tư vấn kịp thời.
Thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc? Thời hạn nộp hồ sơ là bao lâu?
>> Luật sư hỗ trợ làm thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Truyền!
Việc một cá nhân khi là thành viên trong di chúc hưởng thừa kế có ý định tặng cho hoặc bán toàn bộ hoặc một phần di sản thừa kế trong đó có đất đai là điều dễ thấy. Tuy nhiên việc không làm thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc khiến cho người nhận thừa kế vẫn chưa có quyền đối với mảnh đất được chia thừa kế. Vì vậy, đối với trường hợp của chị, Luật sư lưu ý chị Truyền cần làm hồ sơ đề nghị sang tên sổ đỏ theo di chúc và sau đó nộp đúng thời hạn.
Sau khi có quyết định sang tên sổ đỏ theo di chúc thì chị mới có thể có toàn quyền đối với mảnh đất đó. Tất nhiên, trong trường hợp này thì chị có thể chuyển nhượng, tặng cho đối với mảnh đất nhé. Sau khi hoàn thành thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì chị tiến hành thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho chị theo thừa kế trong di chúc theo quy định của tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT về hồ sơ đề nghị sang tên sổ đỏ theo di chúc.
Trong hồ sơ chị cần những giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
– Văn bản do chị khai nhận di sản thừa kế;
– Bản gốc Giấy chứng nhận mà chị đã được cấp;
Sau khi hoàn tất các giấy tờ có trong hồ sơ trên, chị cần nộp Hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tại khu vực.
Còn về thời hạn nộp hồ sơ đề nghị sang tên sổ đỏ theo di chúc, Luật sư tư vấn cho chị Truyền như sau: Theo Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP có quy định về thời hạn thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc là:
– Không vượt quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
– Trong thời gian 10 ngày đó không tính thời gian là các ngày nghỉ trong tuần, các ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật; ngoài ra còn không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất là chị Truyền, không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định;
– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày;
– Kết quả giải quyết thủ tục hành chính sẽ được cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả cho chị là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
Điều đặc biệt mà Luật sư muốn tư vấn cho chị Truyền là trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế thì người sử dụng đất phải đăng ký biến động theo Khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013. Nếu chị không đăng ký biến động mà làm thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc ngay thì sẽ bị xử phạt theo vi phạm hành chính.
Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng về thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc, hãy nhanh tay kết nối với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ – tư vấn kịp thời.
>> Xem thêm: Sổ đỏ đứng tên người đã mất – Thủ tục sang tên sổ đỏ năm 2022
Một số tình huống về thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc
Sang tên sổ đỏ cho người được hưởng di chúc thế nào?
>> Tư vấn chính xác cách sang tên sổ đỏ cho người hưởng di chúc, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Quỳnh!
Đối với trường hợp của chị Quỳnh, Luật sư tư vấn cho chị như sau:
Trường hợp của mẹ chị là người được hưởng thừa kế đất đai theo di chúc. Nên đầu tiên, mẹ chị cần làm thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế theo di chúc. Mẹ chị có thể tới bất cứ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh nơi có thẩm quyền Nhà nước về đất đai để yêu cầu công chứng. Bộ hồ sơ cần công chứng bao gồm:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Giấy chứng tử của bố bạn;
– Di chúc;
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (kể cả Căn cước công dân có gắn chíp)
– Những giấy tờ khác có liên quan (nếu có như: giấy tạm trú, tạm vắng; giấy xác minh nguồn gốc đất đai; …)
Theo đó, sau khi kiểm tra hồ sơ thấy nếu đã đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã hay nơi thường trú trước đây của bố đẻ chị (người để lại di sản).
Trong trường hợp nếu mà không có nơi thường trú thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người để lại di sản thừa kế. Còn trường hợp không xác định được cả hai nơi này thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có đất của người để lại tài sản thừa kế trong đó có đất đai.
Thời hạn niêm yết là 30 ngày trong trường hợp không có khiếu nại, tố cáo. Sau đó cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Sau đó, mẹ chị và những người đồng thừa kế (nếu có) cùng nhau ký tên vào văn bản khai nhận.
Khi khai nhận có cần công chứng hồ sơ quyền thừa kế tài sản không?
Chị Chi (Quảng Ninh) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có một số thắc mắc cần hỏi như sau:
Năm 2021, tôi được thông báo về quyền thừa kế của bố, mẹ đẻ của tôi để lại di chúc. Trong di chúc đó, bố mẹ có cho biết là sẽ để lại cho tôi căn chung cư trên mảnh đất rộng 1500 m2. Tôi có tìm hiểu và biết được trước khi làm thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc thì tôi cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên, tôi thấy nếu chỉ khai nhận một cách thông thường như các văn bản bình thường thì không có giá trị pháp lý bởi không có người làm chứng như cơ quan công chứng.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp của tôi có cần công chứng hồ sơ quyền thừa kế khi khi nhận di sản thừa kế hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn, mong Luật sư sớm phản hồi để tôi có thời gian chuẩn bị trước khi tôi được hưởng di chúc.
>> Luật sư hỗ trợ về công chứng khi khai nhận di sản thừa kế, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Chi!
Thắc mắc của chị cũng là thắc mắc của đa phần người được nhận thừa kế tài sản là đất đai khi đi khai nhận di sản thừa kế. Họ thường có các thắc mắc như chị hoặc tương đương như có cần công chứng hồ sơ quyền thừa kế tài sản hay không? Đối với trường hợp của chị Chi, Luật sư tư vấn cho chị như sau:
Việc khai nhận di sản thừa kế sẽ được thực hiện tại văn phòng công chứng nơi có đất theo quy định của luật Công chứng. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 57, Điều 63 Luật Công chứng thì chị cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các giấy tờ như sau:
– Phiếu/đơn yêu cầu công chứng;
– Các giấy tờ có liên quan để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài sản;
– Sơ yếu lý lịch của chị (người được nhận di sản thừa kế) bản sao;
– Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (đúng với cả trường hợp của căn cước công dân có gắn chíp), hộ chiếu, hộ khẩu của chị và những người đồng thừa kế (bản sao);
– Giấy chứng tử của bố mẹ chị (người để lại di sản thừa kế) bản sao;
– Di chúc (bản sao): là di chúc hợp pháp; biên bản mở di chúc có người chứng kiến và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất đai.
Với những yêu cầu trên, chị cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đó mới nên đi công chứng để tiết kiệm thời gian đi lại cũng như tiết kiệm được các chi phí phát sinh. Ngoài ra, chị lưu ý là có thể chuẩn bị trước các giấy tờ sau trừ phiếu/đơn yêu cầu công chứng chị Chi có thể mang tới văn phòng công chứng để làm đơn. Khi đó cán bộ công chứng sẽ hướng dẫn mình một cách chi tiết để tránh trường hợp viết sai và phải làm lại nhiều lần.
Nếu chị có bất kỳ thắc mắc nào khi làm thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc, vui lòng liên hệ qua số hotline 1900.6174 để được Luật sư có kinh nghiệm tư vấn cụ thể và kịp thời nhất.
Chồng chết không để lại di chúc thì quyền thừa kế tài sản chia thế nào?
Tôi có 1 chồng và 2 con (1 trai 1 gái – tất cả đã thành niên và lập gia đình), ngoài ra chồng tôi còn có mẹ già. Năm 2002, tôi và chồng tôi có mua chung (tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân) một mảnh đất 2000m2 và có xây nhà 3 tầng ở trên đó. Hiện nay, chồng em đang bị ốm và đang trong trạng thái rất nguy kịch nên không thể làm di chúc được.
>> Tư vấn quyền thừa kế tài sản khi không có di chúc, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Phương!
Đối với việc chia tài sản khi người mất không để lại di chúc được quy định tại Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 về thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp như sau: “
– Không có di chúc;
– Di chúc không có hiệu lực do không hợp pháp;
– Trường hợp những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng với thời điểm với người xác lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thừa kế đó.”
Theo cơ sở pháp lý đó, trong trường hợp chồng chị mất mà không có để lại di chúc thì tài sản của chồng chị để lại sẽ được chia theo pháp luật. Về phân chia hàng thừa kế theo pháp luật thì cần chú ý về hàng thừa kế, điều kiện cũng như trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật. Điều 65 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về thứ tự: “
– Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai, gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm những chủ thể: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Luật sư trả lời câu hỏi của chị Phương như sau: Theo Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì mẹ chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất với vai trò là mẹ đẻ của chồng chị. Khi đã xác định được mẹ chồng chị có quyền hưởng thừa kế thì sau khi chồng chị mất, mẹ chồng chị sẽ được chia một phần quyền sử dụng đất và một phần của ngôi nhà thuộc về tài sản của chồng chị. Tóm lại, mẹ chồng chị có quyền được hưởng di sản thừa kế khi chồng chị mất mà không để lại di chúc.
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Trên đây là một số thông tin cơ bản và lời giải đáp có liên quan đến thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc, thủ tục khai nhận di sản thừa kế, thời hạn nhận quyết định văn bản thừa kế khi đã hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc, … Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ soạn hồ sơ và hoàn tất thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc, bạn có thể liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được các luật sư của Tổng Đài Pháp Luật hỗ trợ giải đáp cụ thể và hiệu quả nhất nhé!