Tội huỷ hoại tài sản bao gồm hành vi làm mất hoặc giảm đi giá trị sử dụng của một loại tài sản nào đó. Vậy tội huỷ hoại tài sản bị phạt bao nhiêu và chịu xử phạt hình sự như thế nào theo quy định của Bộ Luật hình sự? Hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật tham khảo ngay bài viết dưới đây. Nếu bạn gặp bất cứ vướng mắc nào, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
>> Tư vấn chính xác mức phạt tội hủy hoại tài sản, gọi ngay 1900.6174
Tội hủy hoại tài sản bị phạt bao nhiêu?
Nhà tôi và nhà hàng xóm (chị Mai) đều buôn bán mặt hàng may mặc mà chủ yếu là quần áo thời trang. Trưa hôm 22/05/2022 vừa qua chồng chị Mai là anh Sơn có đi uống rượu về qua nhà tôi có chửi bới, gây sự bắt nhà tôi đóng tiệm để khách vào nhà anh ta nhiều hơn.
>> Giải đáp nhanh chóng các mức phạt tội hủy hoại tài sản, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Đông! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của anh và đưa ra tư vấn như sau:
Với trường hợp của anh Đông thì Luật sư sẽ tư vấn theo các mức phạt hành chính theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau: “
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi có một trong những hành vi:
– Thứ nhất: Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm thuộc quản lý của người khác nhằm thực hiện mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
– Thứ hai: Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
– Thứ ba: Dùng những thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
– Thứ tư: Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
– Thứ năm: Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Thứ nhất: Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
– Thứ hai: Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
– Thứ ba: Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
– Thứ tư: Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
– Thứ năm: Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
– Thứ sáu: Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tùy trường hợp theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
– Trục xuất nếu người gây thiệt hại cho tài sản của người khác theo quy định nêu trên là người nước ngoài.”
Đối với trường hợp của anh Đông, dựa vào căn cứ pháp lý tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì anh Sơn đã phạm tội hủy hoại và cố ý làm hỏng tài sản của anh. Do đó, anh Sơn sẽ phải chịu mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Nếu anh Đông còn có câu hỏi nào muốn được giải đáp nhanh chóng, nhanh tay gọi đến 1900.6174 để được tư vấn luật hình sự cụ thể và chi tiết.
>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quy định cần phải nắm rõ
Tội hủy hoại tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
>> Tư vấn mức phạt truy cứu trách nhiệm hình sự tội hủy hoại tài sản, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Tâm! Nội dung thắc mắc của bạn được Luật sư nghiên cứu và đưa ra tư vấn như sau:
Theo căn cứ quy định của pháp luật tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì mức phạt đối với tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác chia thành 4 khung hình phạt cụ thể như sau:
Khung 1:
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Thứ nhất: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
– Thứ hai: Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Thứ ba: Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Thứ tư: Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
– Thứ năm: Tài sản là di vật, cổ vật.
Khung 2:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Thứ nhất: Có tổ chức;
– Thứ hai: Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Thứ ba: Tài sản là bảo vật quốc gia;
– Thứ tư: Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
– Thứ năm: Để che giấu tội phạm khác;
– Thứ sáu: Vì lý do công vụ của người bị hại;
– Thứ bảy: Tái phạm nguy hiểm.
– Khung 3: Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
– Khung 4: Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý phá hoại tài sản của người khác có thể bị phạt tối đa lên đến 20 năm tù giam.
Còn đối với trường hợp các khách nam có xảy ra xô xát ở trong quán của chị Tâm thì Luật sư xác định được tổn thất là 15.000.000 đồng.
Do đó, tính về mức độ của tội hủy hoại tài sản của mỗi khách nam trong 5 nam là 3.000.000 đồng/ khách. Nên dựa vào căn cứ khung 1 đã được nêu ra ở bên trên thì 5 vị khách nam đó phải chịu mức hình phạt đó là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Không những thế, 5 khách nam còn phải bồi thường cho chị theo Bộ luật Dân sự năm 2013 có quy định cụ thể tại Điều 584 như sau: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Nếu chị còn bất kỳ câu hỏi nào cần Luật sư giải đáp kịp thời, hãy để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật nhấc máy lên và liên hệ ngay đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tranh tụng để được tư vấn cụ thể và chi tiết.
>> Xem thêm: Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định Bộ Luật hình sự năm 2015
Tội hủy hoại tài sản người khác thì trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?
Trả lời:
Xin chào anh Tiền!
Theo quy định của pháp luật tại Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm về tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Đồng thời, Điều 589 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: “
– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định”.
Theo đó, trong trường hợp người nào cố tình gây thiệt hại, hủy hoại tài sản của người khác, ngoài việc chịu các mức xử phạt theo quy định còn phải bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cho người bị thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trong trường hợp của anh Tiền, do không xác định được chính xác ai là người có lỗi khiến cho máy in bị hỏng. Theo như những gì anh trình bày bên trên thì Luật sư khuyên trước hết nếu xí nghiệp đó có camera thì cơ quan điều tra sẽ kiểm tra camera để tìm ra được ai là người có lỗi. Trong trường hợp xí nghiệp đó không có camera thì có thể tính đến xem có ai ở đó để làm chứng hay không?
Trường hợp cuối cùng là không có bất cứ yếu tố nào để kiểm chứng thì theo như những căn cứ pháp lý mà Luật sư đã nêu ở trên thì cả hai anh Tiền và Tệ đề bị quy về tội làm hư hỏng tài sản. Và cả hai anh đều phải có trách nhiệm bồi thường cho chủ xí nghiệp theo quy định của pháp luật tại Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015.
>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng và quy định mới nhất 2022
Tội hủy hoại tài sản dưới 2 triệu có bị đi tù không?
>> Giải đáp chính xác mức phạt tội hủy hoại tài sản dưới 2 triệu, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Hoài! Với thắc mắc của chị về tội hủy hoại tài sản, Luật sư nghiên cứu và đưa ra tư vấn như sau:
Theo căn cứ tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì với trường hợp của em trai chị thuộc vào khung hình phạt đầu tiên, đó là: “
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
– Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
– Tài sản là di vật, cổ vật”.
Theo quy định trên thì em chị có thể đi tù với mức phạt tù cao nhất là 3 năm tù giam nếu em trai chị có thêm 1 trong 5 yếu tố đã nêu ở trên thì em trai chị mới phải chịu trách nhiệm hình sự và với khung hình phạt là đi tù.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về mức phạt đối với tội hủy hoại tài sản dưới 2 triệu. Nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào muốn được Luật sư giải đáp chính xác và nhanh chóng, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!
Trên đây là toàn bộ câu hỏi và lời giải chi tiết về các vấn đề có liên quan đến tội hủy hoại tài sản. Nếu bạn đọc có câu hỏi hay có nhu cầu về các dịch vụ bào chữa thì bạn đọc vui lòng liên hệ ngay đường dây nóng 1900.6174 để được lắng nghe tư vấn cụ thể từ đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dân sự tại Tổng Đài Pháp Luật nhằm đảm bảo quyền lợi của anh chị một cách kịp thời với chi phí phù hợp nhất nhé.