Thừa kế không có di chúc theo quy định mới nhất 2022

Thừa kế không có di chúc là những trường hợp người mất không để lại di chúc, từ đó tài sản chung, tài sản riêng sẽ được chia như thế nào? Đây là một trong những câu hỏi mà Tổng đài pháp luật của chúng tôi thường xuyên nhận được từ khách hàng, để giải đáp một số thắc mắc và mọi người hiểu rõ hơn về điều này thì dưới đây sẽ là một số tình huống cụ thể với vấn đề này.

>>Quy định mới nhất về thừa kế không có di chúc, gọi ngay 1900.6174

thua-ke-khong-co-di-chuc

 

Quy định về thừa kế không có di chúc 2022

 

Anh Hoan (Ninh Thuận) có gửi câu hỏi:

Chào luật sư, tôi là Nguyễn Văn Hoan (40 tuổi), do bị tai nạn đột ngột nên trước khi qua đời bố tôi không để lại di chúc. Gia đình tôi có 4 người con và mẹ tôi. Như mẹ tôi kể, trong thời gian chung sống với nhau, bố mẹ có tài sản chung là một miếng đất và một căn nhà đã được nhà nước cấp quyền sử dụng đất trên mảnh đất đó. Ngoài ra, trước khi bố và mẹ kết hôn ông bà có tặng cho bố tôi một mảnh đất khác.

Gia đình của bố tôi có ba người con nên hai người còn lại khi biết bố tôi được ông bà cho riêng mảnh đất đó đã rất khó chịu và muốn giành lại mảnh đất kia với lí do bố tôi đã qua đời và đây không phải là tài sản chung của bố mẹ tôi. Sự việc gia đình tôi là như vậy, tôi muốn hỏi luật sư anh chị em của bố tôi có được hưởng di sản thừa kế không? Khi bố tôi mất không có di chúc thì những ai sẽ được hưởng di sản thừa kế không có di chúc?

 

>>Quy định về thừa kế không có di chúc, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn Hoa, rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi, với trường hợp của bạn chúng tôi xin được giải quyết như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì khi người mất không để lại di chúc thì chia di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật. Chia thừa kế theo pháp luật là phân chia phần di sản thừa kế của người chết theo hàng thừa kế, không theo chỉ định của người có di sản.

Theo đó thừa kế không có di chúc sẽ thừa kế theo pháp luật và cụ thể là có ba hàng thừa kế như sau:

+ Hàng thừa kế đầu tiên (hàng thừa kế ưu tiên): vợ, chồng, cha, mẹ (gồm cả cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi) của người chết.

+ Hàng thừa kế thứ hai bao gồm những người sau đây: ông bà nội, ông bà ngoại; anh, chị, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội hoặc ông bà ngoại

+ Hàng thừa kế thứ ba bao gồm những người sau đây : cụ nội; cụ ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết mà là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Di sản thừa kế sẽ chia theo thứ tự hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng di sản thừa kế đầu tiên; nếu trong hàng thừa kế thứ nhất không còn ai được hưởng hoặc từ chối hưởng, không được hưởng di sản thừa kế, bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì khi đó mới xét đến hàng thừa kế thứ hai ( sau hàng thừa kế thứ nhất).

Đối chiếu với tình huống của bạn phần di sản thừa kế mà bố để lại sẽ được chia theo pháp luật như sau:

Tài sản mảnh đất của bố bạn được cho riêng và một nửa tài sản trong hôn nhân của bố và mẹ bạn được chia cho những người ở hàng thừa kế ưu tiên, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: bố; mẹ (ông bà nội của bạn); mẹ bạn; bạn; và ba người con còn lại (tổng cộng chia thừa kế thành 7 phần bằng nhau).

Theo lời bạn nói, trong gia đình người bố bạn còn có ba anh chị em cũng muốn hưởng quyền thừa kế. Nhưng trong trường hợp này, anh chị em của bố bạn thuộc vào hàng thừa kế thứ hai sau hàng thừa kế ưu tiên.

Chính vì vậy nên anh chị của bố bạn sẽ không được hưởng thừa kế không theo di chúc do anh, chị em của bố bạn nằm ở hàng thừa kế thứ hai, mà như đã nói hàng thừa kế sau chỉ được hưởng khi những người ở hàng thừa kế thứ nhất từ chối nhận di sản, không được hưởng hoặc là những người này bị truất quyền hưởng di sản thừa kế.

Như vậy, khi bố bạn qua đời mà không để lại di chúc thì tài sản chung và tài sản riêng của bố bạn sẽ được chia theo pháp luật, còn trường hợp anh chị em của bố bạn muốn hưởng di sản sẽ không được do chỉ đứng ở hàng thừa kế thứ hai trừ trường hợp những người ở hàng thừa kế đầu không nhận hoặc bị truất.

 

>>Xem thêm: Luật thừa kế không có di chúc 2022 theo Bộ Luật dân sự 2015

Đối tượng được hưởng thừa kế không có di chúc

 

Anh Nam (Hải Dương) có câu hỏi:

Chào luật sư, tôi tên là Trần Văn Nam quê ở Hải Dương, tôi có câu hỏi như sau về việc chia thừa kế không có di chúc. Nhà tôi có mảnh đất và nhà ở trên đất do bố mẹ tôi đứng tên trên sổ đỏ, tuy nhiên bố tôi đã mất cách đây vài năm và không có di chúc để lại.

Bây giờ mẹ muốn sang tên mảnh đất cho tôi ( gia đình tôi có một đứa con là tôi) nhưng cả ông bà nội tôi đều không đồng ý và cho dù tôi có thuyết phục như nào cũng không được. Xin hỏi luật sư hiện tại tôi muốn nhận lại phần di sản của bố để lại cho tôi và mẹ thì như thế nào?

 

>> Đối tượng được hưởng thừa kế không có di chúc, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn Nam rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, qua quá trình xem xét chúng tôi xin đưa vấn đề ra giải quyết như sau:

Trường hợp của bạn là trường hợp không có di chúc và người thân trong gia đình tranh chấp về tài sản cụ thể là mảnh đất và ngôi nhà trên mảnh đất đấy, quyền thừa kế với mảnh đất. Với trường hợp này chúng ta có thể căn cứ vào Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về luật thừa kế tài sản không có di chúc.

Qua đây, ta thấy được tất cả tài sản có di chúc hay không có di chúc đều được phân chia tuân theo các quy định của pháp luật. Nhà nước ban hành các điều luật về điều kiện và trình tự thừa kế nghiêm ngặt của di chúc. Người thừa kế tài sản không có di chúc do người chết để lại bao gồm các đối tượng được quy định như sau:

+ Những đối tượng thuộc hàng thừa kế ưu tiên (hàng thừa kế thứ nhất ) bao gồm: vợ, chồng, bố ruột, mẹ ruột, con ruột, bố nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết để lại tài sản.

+ Đối tượng thừa kế tiếp theo (hàng thứ hai): ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột của người chết để lại tài sản.

+ Đối tượng thừa kế sau cùng: cụ nội, cụ ngoại, bác chú cậu cô dì ruột, cháu ruột của người đã chết để lại tài sản.

Căn cứ theo quy định trên, những đối tượng nằm trong một nhóm, một hàng được hưởng quyền thừa kế ngang bằng nhau. Những nhóm sau được hưởng thừa kế khi các đối tượng trong nhóm trước đã mất hoặc không thể thừa kế tài sản.

Theo đó, phần di sản thừa kế của bố bạn trong khối tài sản chung với mẹ bạn được chia theo pháp luật và chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn gồm: mẹ bạn, ông bà nội bạn và bạn.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn và mẹ bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất cũng là hàng thừa kế ưu tiên của bố bạn. Bạn có thể đến các văn phòng công chứng những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn đến văn phòng công chứng/phòng công chứng làm văn bản khai nhận di sản thừa kế và thủ tục chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được về việc chia di sản thừa kế, bạn có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của bố bạn. Hay liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 của chúng tôi để được tư vấn về các vấn đề thừa kế không có di chúc.

 

doi-tuong-duoc-huong-thua-ke-khong-co-di-chuc

 

>>Xem thêm: Di chúc để lại đất cho con và những quy định mới nhất năm 2022

Những đối tượng không được hưởng thừa kế theo di chúc

 

Anh Nam (Bình Dương) có gửi câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi tên là Nguyễn Văn Nam, quê ở Bình Dương năm nay tôi 30 tuổi, bố tôi đã mất cách đây vài tháng và có để lại di chúc cho 4 anh chị em chúng tôi. Trong bản di chúc của bố, bố đã để lại ngôi nhà và 2 miếng đất chia đều cho 4 người.

Nhưng đến khi nhận di sản tôi lại không được nhận với lí do tôi đã bị kết án về tội xâm phạm đến sức khỏe, danh dự của bố tôi vào mấy năm trước. Xin hỏi luật sư với trường hợp tôi như vậy thì có được nhận di sản không? Rất mong luật sư giải đáp thắc mắc cho tôi.

 

>>Những đối tượng không được hưởng thừa kế di chúc, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn Nam với trường hợp của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó thì người để lại di sản sẽ có quyền ai là người được hưởng di sản, ai là người không được hưởng.

Tuy nhiên theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp dìu được có tên trong bản di chúc nhưng đến khi nhận di sản lại không có quyền hưởng

Căn cứ quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có các quyền sau:

+ Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế

+ Phân định di sản cho từng người thừa kế

+ Dành một phần tài sản trong khối di sản để dùng vào việc thờ cúng, di tặng

+ Giao nghĩa vụ cho người thừa kế

+ Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản

Như vậy, có thể thấy người để lại di sản thừa kế có quyền quyết định ai sẽ là người được hưởng di sản thừa kế, và ai sẽ là người không được hưởng di sản thừa kế.

Trong trường hợp của bạn có thể căn cứ theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về những trường hợp sau đây không có quyền hưởng di sản thừa kế:

+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, hành vi ngược đãi, hành hạ nghiêm trọng người để lại di sản, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người đó

+ Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản

+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng

+ Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che dấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản

Tuy nhiên, nếu người để lại di sản đã biết về hành vi của những người trên nhưng vẫn cho hưởng di sản theo di chúc, thì những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế.

Như vậy, với trường hợp của bạn có thể được hưởng di sản như các anh chị em của bạn nếu như bố của bạn trước khi lập di chúc biết về hành vi đó của bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề thừa kế không có di chúc, bạn có thể liên hệ đến cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn.

 

thua-ke-khong-co-di-chuc-nhung-doi-tuong-duoc-huong-thua-ke

Luật thừa kế không có di chúc 2022 về thừa kế đất đai

 

Anh Hảo (Bình Dương) có câu hỏi:

Kính chào luật sư, tôi là Lê Văn Hảo, hiện nay đang sinh sống tại tỉnh Bình Dương, tôi có câu hỏi muốn hỏi luật sư. Xin hỏi luật sư bố tôi mất không có di chúc để lại mảnh đất rộng 100m2. Vậy trong trường hợp này di sản cụ thể là mảnh đất trên sẽ được chia như thế nào. Mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Cảm ơn luật sư.

 

>>Luật thừa kế không có di chúc về thừa kế đất đai mới nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với vấn đề này chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 về  cách chia thừa kế theo di chúc thì di sản thừa kế sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Dưới đây là những quy định về luật thừa kế tài sản đất đai không có di chúc để bạn tham khảo và áp dụng vào thực tiễn.

Về điều kiện áp dụng:

+ Thứ nhất người qua đời không có di chúc để lại hoặc trong trường hợp có di chúc để lại nhưng di chúc đó không hợp pháp.

+ Tất cả những người được thừa kế theo di chúc để lại chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với người đã lập di chúc

Những người thừa kế theo di chúc để lại chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người đã lập di chúc; tổ chức, cơ quan kế thừa không còn vào thời điểm mở kế thừa;

Những người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc từ chối quyền nhận thừa kế di sản hoặc người không có quyền hưởng di sản.

Hàng thừa kế được quy định theo thứ tự sau, tham khảo luật đất đai mới nhất:

+ Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người có quyền thừa kế trong luật đất đai cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo luật thừa kế đất đai khi chồng chết, vợ cùng cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết sẽ là hàng thừa kế thứ nhất.

Tiếp đó, hàng thừa kế theo luật đất đai thứ 2 là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết và hàng thừa kế thứ 3 theo luật thừa kế đất đai nhà cửa là cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết. Như vậy, nếu bố bạn mất không để lại di chúc thì phần di sản của bố bạn sẽ được chia theo pháp luật.

 

>>Xem thêm: Luật thừa kế đất đai có di chúc và không có di chúc mới nhất năm 2022

Trên đây là những quy định của pháp luật về thừa kế không có di chúc. Nếu còn vấn đề gì thắc thừa kế không có di chúc hãy gọi ngay cho Tổng đài pháp luật của chúng tôi để được giải đáp qua hotline 1900.6174. Với đội ngũ luật sư và chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong vấn đề tư vấn pháp lý, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi vấn đề cho các bạn.