Bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi của người lao động cần biết

Bảo hiểm tai nạn lao động là gì? Người lao động có bắt buộc phải tham gia không? Đây là những câu hỏi được hỏi rất biến từ những người sắp, đã và đang tham gia vào thị trường việc làm. Bài viết dưới đây Tổng Đài Pháp Luật sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết cho người lao động về bảo hiểm tai nạn lao động. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ tới 1900.6174 để được nhận tư vấn miễn phí!

>> Tư vấn quyền lợi khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, gọi ngay 1900.6174

 

che-do-bao-hiem-tai-nan-lao-dong

Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?

 

>> Tư vấn chế độ bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất, gọi ngay 1900.6174

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 thì không có quy định và khái niệm cụ thể về bảo hiểm tai nạn lao động mà chỉ có quy định về “Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”. Đây là một quỹ thành phần của Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) trong đó, việc quản lý, sử dụng quỹ được thực hiện theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Luật BHXH.

Có thể hiểu đơn giản, bảo hiểm tai nạn lao động chính là chính sách an sinh xã hội với mục tiêu bù đắp một phần tổn thất cho người lao động, mang tính thiết thực và hữu ích. Đồng thời, giúp chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động.

>> Xem thêm: Có được hưởng chế độ tai nạn lao động suốt đời không?

Đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động

 

Câu hỏi của anh Đạt (Sóc Trăng):
“Thưa luật sư, cháu có câu hỏi muốn gửi đến luật sư ạ. Cháu năm nay đang là sinh viên năm nhất của một trường đại học tại Hà Nội. Do điều kiện gia đình không quá khá giả để giúp cháu theo học ở môi trường Hà Nội nên cháu có tìm được một công việc làm thêm giúp trang trải học phí. Cháu làm việc theo hình thức part time nên công ty không làm hợp đồng, cháu có nghe anh chị nói rằng không làm hợp đồng lao động thì không cần đóng bảo hiểm tai nạn lao động đúng không ạ?
Mong được luật sư giải thích ạ! Cháu cảm ơn rất nhiều !”

 

>> Tư vấn các đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của Đạt gửi tới Tổng Đài Pháp Luật. Luật sư xin trả lời thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ theo Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015khoản 1 Điều 2 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, những người thuộc các nhóm đối tượng sau, bắt buộc phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể:

Nhóm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, gồm:

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

Những người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và những người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Nhóm người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị xí nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

– Doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể, tổ chức hợp tác, tổ chức và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Như vậy với trường hợp của bạn Đạt, do bạn làm việc không theo hợp đồng nên bạn nằm trong trường hợp không bắt buộc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động. Tuy nhiên, bạn có thể đề xuất lên công ty và tự nguyện tham gia bảo hiểm tai nạn lao động.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy gọi ngay đến tổng đài tư vấn luật lao động 1900.6174 để được giải đáp cụ thể trong thời gian ngắn nhất!

>> Xem thêm: Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 

doi-tuong-tham-gia-bao-hiem-tai-nan-lao-dong

Có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động hay không?

 

Câu hỏi của bạn Ngọc Anh (Nam Định):
“Thưa luật sư, tôi trước đây ở từng trải qua một số công việc ở các công ty khác nhau, từ công ty lớn đến công ty nhỏ. Nay tôi đã nghỉ làm được một thời gian để thư giãn và tìm những hướng đi mới cho bản thân. Sau một thời gian tìm hiểu thì tôi quyết định sẽ làm việc với vai trò là người tư vấn cho một công ty startup. Do là mô hình startup nên về mặt quản lý chung vẫn chưa quá hoàn thiện, hơn nữa tôi chỉ làm việc với vai trò người tư vấn và làm việc không có hợp đồng.
Vậy luật sư có thể cho tôi biết là tôi có phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động không? Tôi cảm ơn luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn pháp luật tai nạn lao động MIỄN PHÍ, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn Ngọc Anh đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Về việc có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động hay không thì Căn cứ theo Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015khoản 1 Điều 2 Nghị định 88/2020/NĐ-CP đã quy định những đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động. Do đó, những cá nhân hay tổ chức không thuộc nhóm đối tượng được quy định trong luật thì có thể tham gia bảo hiểm tai nạn lao động hoặc không.

Nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015:

Nhóm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bao gồm:

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khcs trong tổ chức cơ yếu;

– Những người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và những người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Nhóm người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội

– Cơ quan nhà nước, đơn vị xí nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân

– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác

– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam

– Doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể, tổ chức hợp tác, tổ chức và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Căn cứ vào thông tin phía trên có thể thấy rằng, trường hợp của Ngọc Anh không nằm trong nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia đóng bảo hiểm tai nạn lao động. Do bạn làm việc không có hợp đồng và chỉ đóng vai trò là người tư vấn nên bạn không bắt buộc phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tham gia đóng bảo hiểm tai nạn xã hội tại công ty theo hình thức tự nguyện nếu như bạn có nhu cầu.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan, hãy kết nối ngay với Luật sư của chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động

 

Câu hỏi của anh Chí (Phú Yên):
“Thưa luật sư, tôi hiện đang làm việc cho một xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Mức lương của tôi là 4 triệu đồng một tháng, nhưng khi nhận lương thì tôi chỉ được nhận khoản tiền thấp hơn 4 triệu. Tôi có được giải thích rằng doanh nghiệp trích một phần nhỏ để nộp bảo hiểm tai nạn lao động cho các công nhân như tôi.
Luật sư có thể cho tôi hỏi là mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động là bao nhiêu được không? Tôi cảm ơn!

 

>> Tư vấn chính xác mức đóng BH tai nạn lao động, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của anh Chí, luật sư xin trả lời câu hỏi của anh như sau:

Căn cứ vào hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định 48/2020/NĐ-CP, hàng tháng người sử dụng lao động phải đóng vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mức sau:

Trường hợp phổ biến: Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH

Trường hợp nếu doanh nghiệp muốn đóng vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn, doanh nghiệp cần có văn bản đề nghị gửi tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đơn xét duyệt được chấp nhận.

Khi đó: Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,3% x Tiền lương tháng đóng BHXH

Trường hợp sử dụng người lao động là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn, học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí sẽ tính theo:

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH

Như vậy với trường hợp của anh Chí, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể là 1 trong 2 trường hợp:

– Với trường hợp phổ biến hơn thì mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,5% x 4 triệu = 20,000 VNĐ

– Với trường hợp nếu doanh nghiệp đủ điều kiện được đóng với mức thấp hơn mức bình thường thì mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động = 0,3% x 4 triệu = 12,000 VNĐ.

Mọi thắc mắc về mức đóng bảo hiểm xã hội theo quy định hiện nay, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp số điện thoại 1900.6174 để được kết nối với Luật sư và lắng nghe giải đáp chi tiết nhất!

>> Xem thêm: Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động

muc-dong-bao-hiem-tai-nan-lao-dong

Bảo hiểm tai nạn lao động chi trả các khoản nào?

 

Câu hỏi của chị Liên (Hà Nội):
“Thưa Luật sư, tôi có một câu hỏi mong muốn được luật sư giải đáp. Tôi hiện tại đang là công nhân cho một công ty sản xuất nội thất. Khi tôi đi phỏng vấn xin việc có được nghe chị nhân sự chia sẻ rằng lương của tôi sẽ trích một phần nhỏ chi trả cho bảo hiểm tai nạn lao động.
Luật sư có thể cho tôi hỏi là công ty sẽ sử dụng và chi trả khoản bảo hiểm đó như thế nào được không ạ? Liệu tôi có được hưởng lợi gì từ việc trích lương để nộp bảo hiểm ạ! Tôi cảm ơn luật sư!”

 

>> Tư vấn các khoản tri chả của BH tai nạn lao động, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của chị Liên, với trường hợp của chị Tổng Đài Pháp Luật xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sử dụng để chi trả cho các khoản sau:

Đối với các trường hợp đủ điều kiện được hưởng trả phí thì Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động sẽ trả phí khám giám định thương tật. Với các trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả khám giám định cũng đủ điều kiện hưởng trả phí thì Quỹ cũng trả phí khám giám định.

Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp phục vụ

Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc

Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng

Trên đây là một số khoản phí mà Quỹ tai nạn lao động xã hội sẽ phải chi trả cho người lao động trong các trường hợp xảy ra tai nạn lao động mà thỏa mãn điều kiện được chi trả. 

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động, đừng ngần ngại, hãy liên hệ đến Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn, giải đáp chính xác trong thời gian ngắn nhất!

>> Xem thêm: Trợ cấp hàng tháng cho người lao động bị tai nạn lao động

 

khoan-chi-tra-bao-hiem-tai-nan-lao-dong

Các câu hỏi liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động

 

Hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường?

 

>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ áp dụng đóng BH tai nạn lao động, gọi ngay 1900.6174

Để đủ điều kiện đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức phí thấp hơn mức bình thường, người sử dụng lao động cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

Văn bản đề nghị quy định theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP.

Bản sao chứng thực Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động quy định theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP.

Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến qua đường bưu điện về Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn hồ sơ đầy đủ và nhanh gọn nhất!

Thời hạn áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?

 

>> Tư vấn chính xác thời gian đóng quỹ BH tai nạn lao động, gọi ngay 1900.6174

Thời hạn được quy định để thực hiện mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động thấp hơn mức đóng bình thường là 36 tháng, kể từ tháng doanh nghiệp được quyết định áp dụng mức đóng có hiệu lực.

Trong trường hợp nếu người sử dụng lao động vẫn có nhu cầu tiếp tục đóng bảo hiểm tai nạn lao động với mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường thì trong vòng 60 ngày trước thời điểm hết hạn mức đóng cũ, người sử dụng lao động phải lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 và thực hiện đề nghị theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 58/2020/NĐ-CP.

Bộ hồ sơ đề xuất áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường được quy định tại điều 6 bao gồm:

– Văn bản đề nghị quy định theo Mẫu số 01 tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

– Bản sao chứng thức Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động quy định theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Trình tự và thủ tục quyết định áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường được quy định tại Điều 8 bao gồm một số điều khoản:

– Người sử dụng lao động có nhu cầu áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường thì nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 về Bộ lao động – Thương binh và Xã hội

– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục triển khai các công việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ của người sử dụng lao động (trong vòng 30 ngày làm việc)

+ Gửi văn bản đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị đánh giá về tình hình chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

+ Thực hiện đăng tải thông tin của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

+ Tổ chức thẩm định, quyết định việc có hay không áp dụng mức đóng mới thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Kết quả được gửi/trả trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua đường bưu điện cho doanh nghiệp.

+ Trường hợp nếu không đủ điều kiện áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường thì phải nêu rõ lý do và phản hồi lại cho người sử dụng lao động.

Qua bài viết trên đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về bảo hiểm tai nạn lao động, những đối tượng tham gia cũng như những lợi ích mà bảo hiểm tai nạn lao động mang lại cho người lao động. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần được hỗ trợ giải đáp từ Luật sư có chuyên môn cao, hãy liên hệ tới Tổng Đài Pháp Luật theo số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất Sự đồng hành của bạn là niềm vinh hạnh lớn đối với chúng tôi!

Trân trọng!