Tội phá hoại tài sản – Khung xử phạt theo quy định mới 2022

Tội phá hoại tài sản đang là một trong những tội danh nằm trong các nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu của người khác và đang có xu hướng gia tăng theo từng ngày. Tội danh này đang diễn biến vô cùng phức tạp nên sẽ có nhiều bạn không biết mức xử phạt cụ thể cho tội phá hoại tài sản như thế nào. Vậy trong bài viết sau đây Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp cho các bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng gọi điện đến 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp.

tội phá hoại tài sản

Quy định về tội phá hoại tài sản

Căn cứ theo điều 178 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi và bổ sung 2017 quy định về tội phá hoại tài sản như sau:

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy theo quy định trên thì những người được quy vào tội phá hoại tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hành chính là bị phạt từ 2 triệu đến 100 triệu đồng tùy thuộc vào từng trường hợp đã được quy định nêu trên. Bên cạnh đó, người có hành vi này còn bị xử phạt hình sự là phạt tù từ 2 đến 10 năm tù, có một số ngành nghề sẽ có thể bị cấm hành nghề từ 1 đến 5 năm. Các trường hợp cụ thể thì chúng tôi đã nêu ở trên, nếu như vẫn có vấn đề còn thắc mắc, xin vui lòng gọi điện đến số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

>>> Mẫu đơn trình báo tội phá hoại tài sản: Gọi ngay 1900.6174 

Các dấu hiệu của tội phá hoại tài sản

Anh Minh (Bắc Giang) có câu hỏi về tội phá hoại tài sản như sau:

Thưa luật sư, chuyện là em trai tôi đã có vay tiền của bọn xã hội đen mà không chịu trả cho họ, mấy bữa nay mấy tên đó đã đến tận nhà tôi vì tôi là gia đình thân thiết với em ý, vừa vào đến nhà thì họ đã liên tục cầm gậy đập phá vào của cải từ ngoài sân đến vào tận trong nhà để tạo tiếng động cho chúng tôi sợ. Vậy luật sư cho tôi hỏi họ làm như vậy có được quy vào tội phá hoại tài sản hay không và các dấu hiệu của tội danh này là gì ạ?

>> Tư vấn bị xã hội đen vào nhà thì cần làm gì? Gọi 1900.6174

Trả lời

Với trường hợp bạn nêu trên, để xác định được tội phá hoại tài sản thì bạn cần biết các dấu hiệu sau:

– Chủ thể của tội phá hoại tài sản

Chủ thể của tội phá hoại tài sản cũng tương tự đối với tội xâm phạm quyền sở hữu khác và theo đó, các cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật hình sự nếu họ đã có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đã đạt đến độ tuổi theo quy định của pháp luật.

Như vậy thì nhưng người từ đủ 14 tuổi trở lên đã đã phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này. Tuy nhiên đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm đối với tội danh rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại khoản 3 và 4 điều 178.

– Khách thể của tội phá hoại tài sản

Khách thể của tội phá hoại tài sản chỉ là quan hệ sở hữu tài sản. Đây cũng chính là điểm khác biệt đối với tội chiếm đoạt tài sản khác như tội bắt cóc với mục đích chiếm đoạt tài sản,… vì tội danh này sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ nhân thân. Vì thế, nếu có hành vi phá hoại tài sản mà gây chết người hoặc gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe cho người khác thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào từng trường hợp cụ thể.

– Mặt khách quan của tội phá hoại tài sản

• Hành vi khách quan

Theo quy định tại điều 178 thì Tội phá hoại tài sản bao gồm 2 hành vi độc lập là hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Tội hủy hoại tài sản là làm cho tài sản đó không còn giá trị sử dụng và không thể khôi phục lại trạng thái ban đầu

Làm hư hỏng tài sản là làm giảm đáng kể những giá trị sử dụng mà đồ vật đó đem lại nhưng vẫn có thể khôi phục lại 1 phần hoặc toàn bộ.

Hành vi phá hoại tài sản có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như đốt cháy, đập phá hoặc dùng hóa chất,…

• Hậu quả

Hậu quả của hành vi phá hoại tài sản là giá trị hoặc giá trị sử dụng của tài sản đó bị hủy hoại hoặc hư hỏng.

Và theo quy định tại khoản 1 Điều 178 thì thiệt hại gây ra do hành vi phá hoại phải từ 2 triệu đồng trở lên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với trường hợp phá hoại tài sản dưới 2 triệu mà đã được quy định tại khoản 1 thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự

– Các dấu hiệu về mặt chủ quan tội phá hoại tài sản

Những người phạm tội khi thực hiện hành vi phá hoại tài sản mong muốn sẽ làm giảm đáng kể giá trị sử dụng hoặc khiến cho tài sản đó không còn giá trị sử dụng. Vì thế, tội phá hoại tài sản được thực hiện do cố ý.

Nếu người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội có mục đích khác thì sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội tương ứng.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề các dấu hiệu của tội phá hoại tài sản. Mọi thắc mắc về vấn đề này, xin vui lòng các bạn hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

>>> Xem thêm: Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ- Cách xử lý hiệu quả nhất

tội phá hoại tài sản

Khung hình phạt đối với tội phá hoại tài sản

Anh Phong (Hải Phòng) có câu hỏi về tội phá hoại tài sản như sau:
Thưa luật sư, tôi không hiểu tại sao cháu trai tôi lại làm ăn kiểu gì mà bọn côn đồ nó lại đến tận nhà để đòi nợ. Mấy hôm nay, chúng nó vào nhà tôi – là bác của nó để đòi nợ thay mà chúng tôi không trả tiền cho, bọn họ đã dùng mắm tôm, sơn tạt đầy vào sân nhà chúng tôi, có hôm còn dùng pháo nổ để đe dọa cho chúng tôi sợ. Đã nhiều lần như vậy thì tôi có thể kiện bọn chúng về tội phá hoại tài sản không ạ, nếu có thì chúng sẽ bị chịu khung hình phạt như thế nào ạ?

>> Tư vấn cách xử lý khi bị giang hồ đến nhà đòi nợ: Gọi 1900.6174

Trả lời

Với tội phá hoại tài sản thì pháp luật đã đưa ra 4 khung hình phạt như sau:

–  Khung 1:

Nếu cá nhân có sự cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có trị giá từ 2 triệu đến dưới 50 triệu đồng thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng và cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm tù.

Nếu cá nhân người phạm tội thuộc các trường hợp dưới đây thì giá trị tài sản bị phá hại là dưới 2 triệu thì vẫn bị xử lý, cụ thể:

Đã bị xử lý hành chính về tội danh này nhưng vẫn tiếp tục vi phạm

Đã bị kết án tội, chưa được xóa án tích nhưng vẫn còn vi phạm

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội

Tài sản là phương tiện để gia đình họ kiếm sống

Tài sản là di vật, cổ vật

Khung 2:

Bị phạt từ 2 -7 năm tù nếu phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau:

Có tổ chức

Gây thiệt hại tài sản từ 50 triệu đến 200 triệu

Tài sản bảo vật của quốc gia

Dùng chất nguy hiểm liên quan đến cháy nổ

Để che giấu tội phạm khác

Vì lý do công vụ của người bị hại đó

Tái phạm nguy hiểm

Khung 3:

Bị phạt từ 5 năm đến 10 năm tù nếu phạm tội gây thiệt hại tài sản có giá trị từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng.

Khung hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng và bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc này từ 1 đến 5 năm.

Đối với trường hợp của bạn nêu trên thì tội phá hoại tài sản mà bọn côn đồ gây ra sẽ thuộc vào khung hình phạt 2 là bị phạt tù từ 2 đến 7 năm tù. Tuy nhiên, trong quá trình xem xét thì cơ quan chức năng sẽ ban hành hướng giải quyết tùy thuộc vào các yếu tố khách quan, chủ quan của hành vi. Mọi thắc mắc xin vui lòng các bạn gửi đến cho chúng tôi qua địa chỉ email Tại đây! hoặc gọi điện đến số điện thoại 1900.6174  để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

>>> Đặt lịch hẹn với luật sư tư vấn: Tại đây!

Tội phá hoại tài sản của người khác dưới 2 triệu bị đi tù không?

Chị Trang (Nghệ An) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, không hiểu tại sao hôm qua chồng tôi đi nhậu về lại bị 1 đám trẻ tuổi đuổi theo, được kể lại thì chồng tôi lỡ đâm vào đuôi xe của họ nhưng không xin lỗi mà cũng không đền vì trong túi lúc ý không còn tiền. Sau chúng nó về đến nhà tôi thì tự dưng chúng nó đã xô xát với chồng tôi và đập luôn cái đồng hồ để bàn trị giá gần 2 triệu của tôi và đây cũng chính là nguồn thu nhập chính của gia đình tôi kiếm sống. Tôi đã nhanh chóng gọi mọi người xung quanh để đuổi chúng đi và lúc được hỏi lại là chúng là ở tỉnh bên cạnh và thường xuyên làm ở tỉnh tôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi thì bọn họ có thể bị phạt tù không ạ?

>> Tư vấn thủ tục khởi tố tội phá hoại tài sản: Gọi 1900.6174

Trả lời

Căn cứ theo Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi và bổ sung 2017  thì ở đây không có mô tả cụ thể về hành vi cố ý hủy hoại tài sản của người khác nhưng chúng ta có thể hiểu đây là hành vi đập phá của một người hoặc một nhóm người với mục đích làm cho tài sản của người khác không còn giá trị sử dụng nữa.

Vì thế, các đối tượng thực hiện hành vi phá hoại tài sản của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo khoản 1 điều 178 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi và bổ sung 2017 thì người nào có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có trị giá từ 2 triệu đến dưới 5 triệu hoặc dưới 2 triệu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc vào các trường hợp như sau:

Đã bị xử lý hành chính về tội danh này nhưng vẫn tiếp tục vi phạm

Đã bị kết án tội, chưa được xóa án tích nhưng vẫn còn vi phạm

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội

Tài sản là phương tiện để gia đình họ kiếm sống

Tài sản là di vật, cổ vật

Như vậy, trong trường hợp của bạn, nhóm kia sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội và đã phá hoại tài sản là phương tiện để gia đình bạn kiếm sống. Bạn có thể thực hiện khai báo lên cơ quan có thẩm quyền để được công an điều tra giải quyết.

>>> Đặt câu hỏi cho Luật sư bào chữa tội phá hoại tài sản: Tại đây!

tội phá hoại tài sản

Trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại tài sản của người khác

Anh Nam (Bình Định) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, chuyện là tối qua con trai tôi có chút men rượu vào người, đi bộ đến đầu phố thì ngứa chân ngứa tay đạp hết gánh hoa quả của bà bán ở trên ý, bà ấy rất hoảng sợ và đã chạy đi. Đến sáng hôm nay, bà ấy đã đến nhà tôi để đòi bồi thường nhưng bà ý đã đòi số tiền 10 triệu đồng mặc dùng gánh hoa quả đó không đến số tiền đó. Vậy bây giờ tôi nên bồi thường như thế nào đây ạ?

>> Luật sư bào chữa về các hành vi phạm tội hình sự: Gọi 1900.6174

Trả lời

Căn cứ theo điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định người nào có hành vi xâm phạm về tài sản của người khác thì phải thực hiện bồi thường trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người gây thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu như trong trường hợp phát hiện người phát sinh là do điều kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên bị hại.

Trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại thì người chiếm hữu tài sản đó phải chịu trách nhiệm về bồi thường thiệt hại đó trừ trường hợp thiệt hại bị phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên bị hại,

Bên cạnh đó, căn cứ theo điều 589 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi và bổ sung 2017 có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

Tài sản bị mất, hủy hoại hoặc bị hư hỏng

Lợi ích gắn liền với việc sử dụng tài sản bị mất hoặc giảm sút

Chi phí hợp lý để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại

Thiệt hại khác được pháp luật quy định

Theo đó, nếu trong trường hợp người nào cố tình gây ra những thiệt hại về tài sản thì ngoài việc chịu các mức xử phạt theo quy định của bộ luật hình sự mà còn phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại theo quy định của bộ Bộ luật dân sự năm 2015.

Qua bài viết, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến tội phá hoại tài sản. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng từ luật sư chuyên môn về tội phá hoại tài sản, xin vui lòng hãy liên hệ tới Tổng đài tư vấn theo số điện thoại 1900.6174 hoặc gửi câu hỏi qua địa chỉ email để được các luật sư hỗ trợ tư vấn.